Vượt khó học giỏi, rèn nghiêm
Thượng sĩ Ngọ Văn Công, học viên Đại đội 5, Tiểu đoàn 4, Trường Sĩ quan Chính trị là một tấm gương điển hình trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Học viên Ngọ Văn Công
Bằng quyết tâm và ý chí của bản thân, Công đã miệt mài học tập và thi đỗ vào Trường Sĩ quan Chính trị với số điểm cao. Bước vào học tập tại môi trường quân sự có tính đặc thù, bên cạnh việc học tập và rèn luyện còn phải tham gia nhiều mặt công tác khác, song với nền tảng từ gia đình, quê hương, đặc biệt là ý chí kiên cường, không ngại khó, ngại khổ, cầu thị qua từng môn học, Công đã đạt nhiều thành tích cao, là gương mặt tiêu biểu của đơn vị và nhà trường. Liên tục trong 4 năm học tại Trường Sĩ quan Chính trị, Ngọ Văn Công vinh dự đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; là thành viên tham gia nghiên cứu một chuyên đề, hai đề tài khoa học đạt giải cấp nhà trường và nhiều danh hiệu khác trong các phong trào thi đua xung kích của đơn vị. Ngọ Văn Công cũng là đoàn viên ưu tú đầu tiên trong đơn vị được chi bộ kết nạp đảng khi mới là học viên năm thứ nhất.
Cùng với những thành tích cao trong học tập, rèn luyện và công tác, Ngọ Văn Công còn là cá nhân điển hình tiến tiến về phẩm chất đạo đức, nhân cách; sống hòa đồng vui vẻ, luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng chí, đồng đội trong học tập và rèn luyện; nổi bật là tổ chức thực hiện tốt các tổ, nhóm phương pháp học tập trong đơn vị; tận tình hướng dẫn, kèm cặp, giúp đỡ những đồng chí còn yếu về phương pháp, trao đổi kinh nghiệm học tập với đồng đội, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ khi đồng đội gặp khó khăn.
Ngọ Văn Công là một tấm gương vượt khó, không bao giờ bỏ cuộc. Biết thể lực của bản thân so với đồng đội còn những hạn chế, nhất là khi chuẩn bị cho nhiệm vụ diễn tập cuối khóa, nên ngoài những buổi hành quân rèn luyện do đơn vị tổ chức, anh còn thường xuyên tự rèn luyện vào các giờ nghỉ, ngày nghỉ. Trước những kết quả mình đã đạt được, Công tự hào nhưng không bao giờ tự thỏa mãn, bằng lòng, bởi anh luôn luôn quan niệm rằng, phải ngày càng hoàn thiện bản thân về mọi mặt.
Ngọ Văn Công luôn được đồng chí đồng đội tin yêu, được chỉ huy các cấp tín nhiệm. Năm học 2019-2020 cũng là năm học cuối khóa học, Công và các học viên khóa CT21 càng nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt đợt diễn tập cuối khóa và kế hoạch thực tập chính trị viên ở đơn vị cơ sở, ôn thi tốt nghiệp ra trường, để trở thành người sĩ quan có đủ phẩm chất, năng lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Video đang HOT
Bài và ảnh: TRẦN VĂN MƯỜI
Theo QĐND
Cẩn trọng với những lời nhận xét học trò
Những dòng ghi chép trong sổ nhận xét của lớp chỉ có giá trị khi chỉ ra phương pháp học tập, rèn luyện hạnh kiểm của lớp chứ không phải là bản án kết tội học sinh. Quyển sổ ấy càng không phải là nơi thầy cô trút hết giận hờn vào các em thỏa mãn tự ái của cá nhân.
Cần cẩn trọng khi ghi nhận xét học sinh. Nguồn ảnh: IT
Sổ ghi nhận xét học sinh trở thành vũ khí trấn áp?
Nhiều năm qua, trường tôi ngoài việc lập sổ đầu bài như quy định chuyên môn còn có thêm một sổ để ghi nhận xét, đề nghị của thầy cô về hoạt động của học sinh. Thầy cô thường sử dụng sổ này để phê bình các học sinh vi phạm nội quy. Thầy cô chủ nhiệm căn cứ vào đấy để nhắc nhở, phê bình các em. Có thầy cô thường xuyên nắm tình hình lớp nên khi thấy đồng nghiệp phàn nàn về cá nhân hay tập thể lớp là uốn nắn ngay.
Không thể phủ nhận mặt tích cực của sổ ghi nhận xét là thầy cô cập nhật được tình hình của lớp và giúp cá nhân vi phạm điều chỉnh hành vi, thái độ học tập hàng ngày. Nhưng cũng có thầy cô sử dụng sổ này như một cách bày tỏ sự tức giận về học sinh. Những lời nhận xét về tiết học có thể làm thầy cô chủ nhiệm tự ái, tổn thương vì đã không xây dựng nền nếp rèn luyện hạnh kiểm và cố gắng học tập của học sinh.
Thường thấy xuất hiện những lời ghi nhận như: Lớp không làm bài tập, em X, Y vô lễ với giáo viên, em C, D nói chuyện riêng, trêu chọc bạn trong giờ học, em G, H... không mang sách giáo khoa... Lẽ ra với những vi phạm như thế, thầy cô nên nhắc nhở học sinh khắc phục ngay chứ không nên chăm chăm đợi học sinh vi phạm là ghi vào sổ ngay.
Các thầy cô biết rằng, giáo viên chủ nhiệm sẽ căn cứ vào đây để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh thậm chí sẽ thông báo cho phụ huynh học sinh biết. Học sinh phải đón nhận sự trừng phạt từ thầy cô chủ nhiệm và gia đình nên rất sợ những lời nhận xét như thế hơn là để học sinh thật sự nhận ra khuyết điểm và cố gắng sửa chữa. Sổ ghi nhận xét học sinh trở thành vũ khí trấn áp học sinh của một số thầy cô thay vì là công cụ giúp giáo viên chủ nhiệm xây dựng một tập thể tích cực, thân thiện.
Có thể phạm những sai lầm đáng tiếc
Tôi cũng đã từng phạm sai lầm khi hạ bút phê bình các em. Tôi nhớ giờ ra chơi cách đây không lâu, N.A , một học sinh nữ tìm tôi nói lời xin lỗi vì đã trót phát biểu mấy câu trong giờ học làm tôi không hài lòng . Cơn giận bùng lên, tôi mở sổ nhận xét ghi vào đấy rằng N.A thiếu tôn trọng thầy. Mấy bạn khác trao đổi riêng tư thiếu tập trung cũng bị tôi đưa vào danh sách.
Tiết học hôm đó nặng nề vì các em biết sẽ phải đón chờ sự trừng phạt từ thầy chủ nhiệm vốn là người khó tính, không chấp nhận những vi phạm từ học sinh có thể làm ảnh hưởng đến thứ hạng thi đua của lớp cũng như uy tín cá nhân. Khi rời lớp tôi còn nhắn nhủ các em hãy đón chờ cách xử lý của thầy chủ nhiệm. Lớp học buồn hiu.
N.A sau đó cho tôi biết thầy chủ nhiệm đã phạt em đứng lên, ngồi xuống mấy chục lần. N.A nhìn tôi với đôi mắt thật buồn. Em cho biết đôi chân em mỏi nhừ nhưng buồn hơn là thầy chủ nhiệm nhận xét N.A là chưa được gia đình giáo dục tới nơi tới chốn. Tôi thấy mắt cay cay.
N.A vốn là học sinh tôi từng chủ nhiệm năm học trước. Em học khá, tích cực nhưng hoàn cảnh gia đình không tròn vẹn. Cha mẹ chia tay khi em còn nhỏ. Em ở với cha đã nhiều năm. Người cha ấy vẫn sống cùng đứa con gái của mình mà chưa nghĩ đến chuyện xây dựng một gia đình mới. Vì cha làm việc ở tỉnh xa nên N.A chỉ còn sớm hôm cùng bà nội. Thiếu sự chăm sóc, tâm tình của mẹ nên N.A đôi lúc có lời nói, hành vi chưa như một học sinh ngoan. Tôi thấy buồn vì lẽ ra nên dành thời gian chia sẻ, trao đổi giúp em hoàn thiện hơn trong ứng xử với thầy cô, tôi lại mượn tay thầy chủ nhiệm trừng phạt em.
Cần cẩn trọng khi ghi lời nhận xét
Một vài đồng nghiệp của tôi vì thứ hạng xếp loại thi đua, vì sĩ diện cá nhân, đôi khi đã phạm sai lầm. Làm cho các em thấy rõ sai phạm và có cách sửa đổi khó hơn là trừng phạt các em. Trừng phạt chứ không phải là kỷ luật càng làm các em hiểu sai về lỗi lầm, mong muốn các em tiến bộ của thầy cô. Kỷ luật tích cực không chấp nhận sự trừng phạt các em bằng những lời chỉ trích nặng nề hay tác động đến thân thể các em.
Những dòng ghi chép trong sổ nhận xét của lớp chỉ có giá trị khi chỉ ra phương pháp học tập, rèn luyện hạnh kiểm của lớp chứ không phải là bản án kết tội học sinh. Quyển sổ ấy càng không phải là nơi thầy cô trút hết giận hờn vào các em thỏa mãn tự ái của cá nhân.
Riêng tôi, từ kinh nghiệm bản thân, tôi cẩn trọng hơn khi ghi sổ nhận xét. Quan sát, lắng nghe chia sẻ, giải thích của học sinh trước những vi phạm. Những sai sót nào đã nhắc nhở, nhận thấy học sinh đã cố gắng khắc phục ngay, tôi không ghi vào sổ gây áp lực lên các em và cả lớp. Những vụ việc nhận thấy nghiêm trọng đòi hỏi sự hợp tác nhiều mặt từ nhà trường, gia đình và học sinh, tôi trao đổi với thầy cô chủ nhiệm lớp. Cũng có trường hợp đã ghi vào sổ, phê bình tại lớp, tôi cũng bàn với đồng nghiệp tránh không phê bình nhiều lần, không trách phạt nặng nề mà tạo điều kiện cho các em khắc phục.
Có như thế thầy cô mới mong đạt được mục đích hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Nguyễn Hữu Nhân
Theo GDTĐ
Tuyên dương đội tuyển tham gia Hội thi Olympic tiếng Anh toàn quân lần thứ 2 Ngày 3-12, Học viện Biên phòng tổ chức tuyên dương đội tuyển tham gia Hội thi Olympic tiếng Anh toàn quân lần thứ 2 năm 2019. Thiếu tướng Trịnh Hoàng Hiệp, Giám đốc Học viện Biên phòng tặng Bằng khen của Bộ Tư lệnh BĐBP cho 11 cá nhân đạt thành tích trong hội thi. Ảnh: Kim Nhượng Hội thi Olympic tiếng Anh...