Vượt 200km/ ngày để bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ ở độ tuổi 71
Phải qua 6 chuyển xe buýt mỗi lần đi học với quảng đường khoảng 200 km, cô Phạm Kim Hoàng vừa bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh ở độ tuổi 71.
Cô Phạm Kim Hoàng, người vừa bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ ở tuổi 71 – HOÀI PHONG
Xuất thân là giáo viên dạy văn, khi về hưu, cô Phạm Kim Hoàng (SN 1951, ngụ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) vẫn muốn đi học để làm gương cho con cháu. Cô vừa bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại Trường ĐH Văn Hiến với đề tài “Sự hài lòng của du khách nội địa đến làng cổ Đông Hòa Hiệp tỉnh Tiền Giang” với kết quả 7.4 điểm.
Những chuyến xe buýt quen thuộc
Để kịp học lúc 6 giờ chiều, mỗi khi đi học, cô Hoàng đón chuyến xe khách từ 2 giờ chiều, xuất phát từ H.Cai Lậy (Tiền Giang). Đến Bến xe miền Tây (TP.HCM), cô tiếp tục bắt chuyến xe buýt số 14 đến đoạn đường Lê Đại Hành (Quận 11, TP.HCM). Từ đó, tiếp tục đón chuyến xe 27 đến trường.
Quãng đường và chuyến xe buýt số 14, 27 đã trở thành thân thuộc với cô. Có những buổi học về trễ, xe buýt hết chuyến, cô phải đi xe ôm công nghệ ra Bến xe miền Tây rồi đón xe khách về nhà. Đôi lúc về đến nhà đã 11 giờ đêm.
“Lý do cô chọn học thạc sĩ ở độ tuổi này đơn giản thôi. Vì lo cho gia đình. Trong nhà có đứa cháu không chăm học. Nên cô cũng muốn nói cháu đừng lo kiếm tiền sớm quá mà đầu tư cho kiến thức đi. Đó mới là cái lâu dài. Nhưng mình nói vậy thì áp đặt quá. Cháu có thể phản đối là mình chỉ nói mà không làm được. Nên cô đi học để nói với cháu mình là “con cứ đi học đi!”, cô Hoàng kể lại nguyên nhân mình quyết định đi học thạc sĩ.
Video đang HOT
Mỗi lần đi học, cô Hoàng đi quãng đường gần 200km – HOÀI PHONG
Nhưng từng là một giáo viên dạy văn, cô Hoàng lại quyết định đi học thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh. Cô cho biết mình muốn thay đổi không khí, cũng cần hiểu thêm về quản trị, doanh nghiệp… để con cháu có công ty, xí nghiệp cần thì mình tư vấn.
Với một người lớn tuổi, quãng đường đến trường dài như vậy trong quãng thời gian không ngắn là rất nhiều khó khăn. Khó khăn về thời tiết, về giao thông, về di chuyển, sức khỏe lúc trái gió trở trời. Nhưng cô Hoàng cho rằng đã làm gì thì cần phải hoàn thành. Nếu không hoàn thành xuất sắc thì cũng cần hoàn thành ở mức độ nào đó.
Học là niềm vui
Ở độ tuổi bạn bè lớn tuổi hay gặp nhau để vui vầy tuổi già, cô lại là người hay bị bạn bè “giận” vì phải đi học nên vắng trong những buổi họp mặt. Nhưng cô cho rằng mỗi người hưu trí có cách sử dụng thời gian rảnh khác nhau. Cô xem việc đi học là niềm vui, tạo nên hạnh phúc cho bản thân mình.
Cô Phạm Kim Hoàng (dưới cùng bên phải) trong ngày bảo vệ luận văn thạc sĩ – HOÀI PHONG
“Bây giờ mình có thời gian thì đầu tư vào việc học. Có bạn trong lớp nói với cô là nhiều lúc mệt quá, muốn nghỉ học buổi học nào đó, nhưng nghĩ đến chuyện cô luôn cố gắng đi học không nghỉ buổi nào, các bạn lại cố gắng để đến lớp. Điều đó làm cô thấy rất vui”, Cô Hoàng nói.
Với đề tài “Sự hài lòng của du khách nội địa đến làng cổ Đông Hòa Hiệp tỉnh Tiền Giang” trình bày trong buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ, cô Hoàng mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của quê hương. Cácthành viên trong Hội đồng đã đánh giá cao bài luận văn của cô từ số liệu phân tích, cách thức trình bày đến cơ sở lý luận… và chấm 7.4 điểm.
Tiến sĩ Trần Văn Thiện, Hiệu trưởng danh dự nhà trường, cho biết ông là Chủ tịch Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ của cô Phạm Kim Hoàng. Bài luận văn của cô gây ấn tượng. Nhưng ấn tượng hơn cả là hành trình đến đích của cô. Đây là hình ảnh mà ông rất ngưỡng mộ.
Tiến sĩ Lê Sĩ Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến cũng cho biết đối với trường hợp của cô Phạm Kim Hoàng, ngoài việc sẽ vinh danh vì tấm gương nỗ lực không ngừng trên con đường tri thức trong Lễ tốt nghiệp sắp tới, nhà trường sẵn sàng miễn phí 100% học phí nếu có nhu cầu học ngoại ngữ, tin học, các khóa kỹ năng mềm hoặc học dự thính các học phần trong các chương trình đào tạo khác để tích lũy kiến thức, kỹ năng theo tinh thần “học tập suốt đời”.
Cô Hoàng là một tấm gương tiêu biểu cho việc học tập suốt đời – HOÀI PHONG
Ngoài trường hợp cô Phạm Kim Hoàng bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ ở độ tuổi 71, vào năm 2019, Trường ĐH Văn Hiến cũng đã đón nhận 2 tân sinh viên trên 60 tuổi nhập học. Đó là trường hợp của cô Đào Thị Thư (sinh năm 1956, ngụ Q.8, TP.HCM), ghi danh học đại học chuyên ngành piano và chú Phan Thanh Khiết (sinh năm 1955, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM), nhập học ngành tâm lý học.
Chỉ 1/9 luận văn thạc sĩ đạt yêu cầu khi quét phần mềm chống đạo văn
Trong đợt quét Turnitin (phần mềm kiểm soát sự trùng lặp) luận văn thạc sĩ ngày 30-4, có đến 8/9 luận văn thạc sĩ tại Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM không đạt yêu cầu vì tỉ lệ trùng lặp cao hơn quy định.
Như vậy, trong đợt quét trùng lặp này, chỉ có 1/9 luận văn đạt yêu cầu, được cấp chứng chỉ và chuẩn bị thủ tục bảo vệ luận văn thạc sĩ.
8 luận văn còn lại gửi trả học viên để chỉnh sửa trước khi tiến hành quét sự trùng lặp trong lần tiếp theo. Trong những đợt quét trước đó, số lượng người quét ít hơn, tỉ lệ đạt nhiều hơn.
PGS.TS Đặng Xuân Kiên - viện trưởng Viện đào tạo sau đại học Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết nhiều luận án phải quét, sửa nhiều lần cho đến khi đạt yêu cầu về sự trùng lặp nội dung.
"Có thể có sự trùng lặp về câu chữ nhưng nội dung không hoàn toàn trùng lặp và thầy cô sẽ xem xét cụ thể nội dung trùng lắp ấy thế nào" - ông Kiên nói.
Tháng 10-2019, Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM ban hành quy định kiểm soát sự trùng lặp nhằm nâng cao chất lượng và tính trung thực của các luận án tiến sĩ, chuyên đề, luận văn thạc sĩ... tại trường.
Quy định này cho phép trùng lặp tối đa 30% (không tính tỉ lệ trùng lặp của công thức toán học và hình ảnh). Số lượng quét tối đa ba lần đối với mỗi sản phẩm học thuật.
Theo TS Nguyễn Hoàng Hải - phó trưởng phòng khoa học công nghệ Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM, không chỉ luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, các sản phẩm học thuật khác của trường như đồ án tốt nghiệp đại học, bài báo khoa học đều phải quét sự trùng lặp để đảm bảo chất lượng và trung thực.
Hiện có rất nhiều trường đại học tại Việt Nam sử dụng Turnitin để chống đạo văn, phát hiện gian lận học thuật. Tuy nhiên, mức độ cho phép tỉ lệ trùng lặp ở các trường khác nhau.
Phầm mềm chống đạo văn
Turnitin là một trong những phần mềm được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Đây là một hệ thống so sánh văn bản trong bài luận với cơ sở dữ liệu nguồn. Cơ sở dữ liệu nguồn của phần mềm Turnitin bao gồm các dữ liệu học thuật, ấn bản học thuật hơn 300 triệu bài luận, 110.000 ấn phẩm và 24 tỉ trang web khác nhau để đối chiếu.
Một số lỗi phổ biến được Turnitin phát hiện gồm lỗi nhân bản (sao chép 100% bài của người khác); lỗi sao chép những phần quan trọng của bài khác; lỗi thay đổi các từ và cụm từ chính nhưng nội dung không thay đổi; mượn phần lớn từ bài viết trước đây của chính mình mà không trích dẫn; sao chép nhiều bài luận vào bài của mình...
Thí sinh chỉ còn 6 ngày để nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT Theo quy định của Bộ GD-ĐT, đến nay thí sinh chỉ còn 6 ngày để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ bằng phiếu; 11 ngày nữa để đăng ký nguyện vọng trực tuyến. Thí sinh khai hồ sơ đăng ký dự thi và xét tuyển bằng phiếu năm nay - ĐÀO NGỌC THẠCH Vào lúc 17 giờ...