Vượt 1.000 ca COVID-19, TP.HCM sẽ tăng mức độ giãn cách xã hội?
Trước câu hỏi thực tế dịch ở TP.HCM có đáng báo động và kịch bản sau 1.000 ca mắc là gì, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết ngành y tế đã xây dựng kịch bản gối đầu ở mức 5.000 ca và tùy tình hình sẽ đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Với 99 ca mắc COVID-19 trong ngày 16-6, tổng số ca mắc từ đầu đợt 4 (ngày 27-4) đến nay tại TP.HCM đã lên đến 1.060 ca. Hiện TP.HCM đứng thứ 3/39 tỉnh thành ghi nhận có ca COVID-19 trong cộng đồng, chỉ sau hai điểm nóng Bắc Giang (4.680 ca) và Bắc Ninh (1.442 ca).
Đây là ngưỡng ca bệnh đòi hỏi TP.HCM phải chuyển đổi sang kịch bản chống dịch COVID-19 khác. Kịch bản đó như thế nào?
Giãn cách nghiêm, TP.HCM sẽ khống chế được dịch
Chiều 16-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – trưởng bộ phận thường trực chống COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM – cho rằng hai tuần giãn cách là một cơ hội, nếu TP.HCM thực hiện nghiêm giãn cách tuyệt đối sẽ giúp hạn chế tối đa COVID-19 lây lan trong cộng đồng và hoàn tất khống chế dịch.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, việc khống chế được dịch chỉ thực hiện được khi và chỉ khi TP.HCM thực hiện đồng bộ các giải pháp giãn cách xã hội nghiêm túc, cạnh các chiến thuật về khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm phù hợp.
Ông Sơn cho rằng nếu không tận dụng được cơ hội, TP.HCM sẽ đối diện với nhiều nguy cơ. “Nếu cứ để người tiếp xúc người không có khoảng cách, vẫn tụ tập đám đông, các phương tiện công cộng vẫn lưu thông vận chuyển một cách bừa bãi, chắc chắn TP sẽ đứng trước nguy cơ rất lớn trong ứng phó với dịch COVID-19″ – ông Sơn nói.
Trước câu hỏi thực tế dịch ở TP.HCM có đáng báo động và kịch bản sau 1.000 ca mắc là gì, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết hiện cả nước đang xây dựng kịch bản lên đến 30.000 ca. Riêng ở TP.HCM mặc dù ca bệnh “cán mốc” 1.000 ca nhưng trước đó ngành y tế đã xây dựng kịch bản “gối đầu” ở mức 5.000 ca.
“Tất cả mọi phương án hiện đã có, nếu trên 1.000 ca bệnh nhưng vẫn nằm trong khống chế thì không có lý gì phải tăng mức độ giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Và tùy vào tình hình thực tiễn sẽ đưa ra quyết định phù hợp nhất, vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển được kinh tế – xã hội” – Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ.
Cũng theo ông Sơn, hiện nay số ca được phát hiện tại TP.HCM ngày càng nhiều, kéo theo đó là số ca bệnh nặng gia tăng. Do đó địa phương phải chuẩn bị về cơ sở vật chất và trang thiết bị thu dung điều trị cho các F0, hồi sức cho các bệnh nhân nặng.
Đánh giá phương thức xét nghiệm tầm soát diện rộng ở TP.HCM thời gian qua “cơ bản thực hiện tốt”, tuy vậy theo ông Sơn, ngành y tế TP.HCM cần phải điều chỉnh tận dụng mọi nguồn lực và hình thức xét nghiệm, bao gồm RT-PCR và cả test nhanh; mẫu đơn và cả mẫu gộp nhằm đảm bảo thời gian phát hiện ra ca dương tính một cách nhanh nhất.
Cần phải phản ứng nhanh hơn nữa khi phát hiện các vết dịch để tổ chức khoanh vùng, xét nghiệm cho các đối tượng trong các vùng gần với tâm dịch và mở rộng ra khu dân cư xung quanh.
Nhân viên y tế xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM vào sáng 16-6 – Ảnh: NHẬT THỊNH
Tình huống khó từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
Vào tháng 5-2021, Sở Y tế TP.HCM đưa ra 3 phương án ứng phó tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, trong đó tình huống cao nhất là dịch bùng phát trong cộng đồng với số ca bệnh dao động từ 1.000 – 5.000 người (tối đa 1.000 giường hồi sức).
Video đang HOT
Theo kịch bản này, những bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và F1 có triệu chứng sẽ được cách ly điều trị tại các bệnh viện dã chiến được hình thành từ các cơ sở không thuộc hệ thống y tế.
Những bệnh nhân có triệu chứng nặng hoặc nguy kịch sẽ được cách ly điều trị tại các bệnh viện dã chiến thuộc hệ thống y tế hoặc các bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị COVID-19.
Các bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị COVID-19 gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện dã chiến Củ Chi, Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng TP, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện dã chiến tại Nhà thi đấu Phú Thọ, Bệnh viện dã chiến tại Nhà triển lãm quận 7 và bệnh viện dã chiến tại các nhà văn hóa thể thao các quận.
Tổng cộng các bệnh viện trên có 5.000 giường, trong đó có 1.000 giường hồi sức, 66 giường đặt trong buồng áp lực âm. Tổng số máy thở ở các bệnh viện là 1.000 máy.
Điều đáng nói là đến nay, trong số các bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 có Bệnh viện Bệnh nhiệt đới với quy mô 400 giường đã phong tỏa từ chiều 12-6 sau khi phát hiện nhiều nhân viên tại bệnh viện mắc COVID-19. Tình huống này nằm ngoài kịch bản.
Bệnh viện đã tạm ngưng nhận các ca mắc COVID-19 từ các nơi chuyển về. Ngày 14-6, bệnh viện cho biết đang điều trị 126 trường hợp COVID-19, trong đó có 18 ca nguy kịch tại khoa hồi sức cấp cứu người lớn và 78 ca tại khoa nhiễm A và D.
Đến ngày 14-6, UBND TP.HCM đã có quyết định thành lập thêm một bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Củ Chi trực thuộc Sở Y tế. Bệnh viện này có quy mô 500 giường, với 400 nhân viên y tế và các nhân viên hỗ trợ, trưng dụng cơ sở hạ tầng của Bệnh viện huyện Củ Chi. Bệnh viện đặt tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi; chịu sự chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp của Ban chỉ đạo TP.HCM về phòng, chống dịch COVID-19.
Như vậy, tính riêng địa bàn huyện Củ Chi đến nay có hai bệnh viện có nhiệm vụ thu dung, sàng lọc khám bệnh, cách ly, điều trị, chăm sóc, cấp cứu bệnh nhân COVID-19 là Bệnh viện dã chiến Củ Chi (300 giường) và Bệnh viện điều trị COVID-19 tại Củ Chi (500 giường). Đồng thời, TP.HCM cũng đưa thêm Bệnh viện Trưng Vương vào hoạt động với 1.000 giường.
Trưng dụng thêm 3 KTX làm khu cách ly tập trung
Ký túc xá Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) được TP.HCM trưng dụng làm khu cách ly tập trung – Ảnh: NHẬT THỊNH
UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Trường ĐH Tôn Đức Thắng (19 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Phong, Q.7), Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM – 497 Hòa Hảo, P.7, Q.10) và Trường ĐH Sài Gòn (99 An Dương Vương, P.16, Q.8) chấp thuận việc trưng dụng cơ sở vật chất ký túc xá (KTX) để thiết lập các khu cách ly tập trung. Việc trưng dụng KTX của 3 trường này để ứng phó với tình huống có từ 500 – 1.000 ca bệnh. Trong khi tính đến trưa 16-6, TP.HCM đã có hơn 1.000 ca bệnh.
Ông Trần Tấn Phúc – giám đốc KTX Bách khoa – cho biết việc bàn giao KTX để trưng dụng làm khu cách ly là một phần trách nhiệm của nhà trường trong công tác phòng chống dịch của TP.HCM hiện nay. Tuy nhiên, tại thời điểm này, còn 1.006 sinh viên đang kẹt lại KTX, không thể trở về địa phương ngay khi thành phố và một số địa phương thực hiện giãn cách, nhiều địa phương yêu cầu sinh viên khi quay về phải cách ly tập trung có thu phí. Trong trường hợp trưng dụng KTX, hơn 1.000 sinh viên này sẽ khó tìm được phòng trọ ở tạm trong thời điểm này.
Hiện KTX Bách khoa cũng đang là điểm cách ly tại nơi lưu trú theo các quyết định cách ly y tế của UBND P.7, Q.10, TP.HCM: 170 phòng diện cách ly, với gần 308 sinh viên diện F2, kéo theo 273 sinh viên cùng phòng là diện F3 (liên quan F0 là trường hợp nghiên cứu viên phòng thí nghiệm hóa dầu Trường ĐH Bách khoa). KTX Bách khoa phải đóng cửa cô lập hoàn toàn tòa nhà từ ngày 6-6 và đến 15-6 vẫn chưa có kết quả xét nghiệm F2, F3 nên chưa có quyết định bỏ cách ly.
TRẦN HUỲNH
Phân bổ cho TP.HCM 800.000 liều vắc xin
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, TP.HCM rất khác so với các tỉnh khác. Nếu đưa ra giải pháp “lố” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế – xã hội, do đó phải hết sức cân nhắc. “Chúng ta có thể áp dụng chỉ thị 15, 15 , 16 và thậm chí phong tỏa nhưng khi áp dụng phải hết sức nhuần nhuyễn theo nguyên tắc phát hiện ca bệnh phải khoanh vùng rộng, sau đó gom càng nhỏ càng tốt để khống chế” – Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phân tích.
Về công tác điều phối vắc xin, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết TP.HCM là một trong các nơi được ưu tiên về vắc xin ngừa COVID-19. Bộ Y tế vừa quyết định phân bổ cho TP.HCM 800.000 liều vắc xin. Số vắc xin này nằm trong lô vắc xin do Chính phủ Nhật Bản viện trợ, sẽ được bảo quản tại kho chứa của Viện Pasteur TP.HCM để tiêm cho các lực lượng ưu tiên theo quy định và công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Thách thức và cơ hội dập Covid-19 trong 2 tuần giãn cách xã hội ở TPHCM
Nếu người dân TPHCM thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách thì đây chính là cơ hội để chúng ta hạn chế Covid-19 lây lan trong cộng đồng. 14 ngày giãn cách lần 2 là cơ hội tiên quyết để chúng ta hoàn tất công tác phòng chống dịch.
Ngược lại, nếu trong 2 tuần này vẫn có tiếp xúc không an toàn, vẫn tụ tập đám đông, để phương tiện vận chuyển người một cách bừa bãi, chắc chắn đây không phải cơ hội mà sẽ thành nguy cơ lây lan dịch ở mức cao - ông Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực chống dịch đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM chia sẻ chiều 16/6.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trong đợt kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (Ảnh: Phạm Nguyễn).
- Dịch Covid-19 tại TPHCM có gì khác so với điểm nóng tại Bắc Giang vừa qua, thưa ông?
Tại tỉnh Bắc Giang, dịch được phát hiện trong một nhà máy, ủ bệnh tương đối lâu nên công nhân đã lây cho nhiều người khác tại đơn vị sản xuất và nơi ở.
Dịch Covid-19 ở TPHCM lại phát hiện ở cộng đồng. Đã có một số ca xâm nhập từ bên ngoài vào các cơ sở y tế, bắt đầu có trong cơ sở sản xuất ở khu chế xuất, khu công nghiệp nhưng được khống chế, dập tắt nguy cơ.
Ở TPHCM hiện nay ca nhiễm mới không chỉ ghi nhận trong các ổ dịch mà còn phát hiện ở cộng đồng, nên việc tổ chức sàng lọc tại các địa bàn có nguy cơ đòi hỏi khẩn trương, quyết liệt hơn những vùng phát hiện chuỗi dịch.
Chúng tôi đã làm việc với Viện Pasteur về quá trình truy vết mẫu. Thực tế cho thấy, ngành y thành phố đã tập trung cao độ khi phát hiện những ca bệnh đầu tiên. Ngành đã kết hợp nhiều biện pháp trong đó có xét nghiệm PCR để xác định tải lượng virus, xác định nguy cơ lây nhiễm và phân tích các yếu tố dịch tễ.
Việc tổ chức sàng lọc tại các địa bàn có nguy cơ đòi hỏi khẩn trương, quyết liệt hơn những vùng phát hiện chuỗi dịch (Ảnh: Hải Long).
- Thành phố có cần điều chỉnh, bổ sung "chiến thuật" chống dịch gì khác không, thưa Thứ trưởng?
Để hoạt động khoanh vùng nguy cơ, truy vết, xác định ca bệnh trong cộng đồng được sớm và hiệu quả hơn, chúng tôi có sự điều chỉnh theo hướng tận dụng mọi năng lực xét nghiệm kể cả test nhanh kháng nguyên, xét nghiệm mẫu đơn, xét nghiệm mẫu gộp, nhằm đảm bảo thời gian sớm nhất phát hiện ca bệnh nghi ngờ dương tính.
Hiện nay, chu kỳ lây nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 nhanh hơn rất nhiều so với các biến chủng trước đây. Do đó, phương án sử dụng test nhanh để quét ngay tại các vùng xuất hiện ổ dịch sẽ được thực hiện trên những đối tượng tiếp xúc gần.
Thời gian test nhanh khoảng hơn 2 giờ, căn cứ trên các mẫu dương tính, những người liên quan sẽ được cách ly. Sau đó chúng ta sử dụng phương pháp xét nghiệm PCR mẫu đơn để xác định ca bệnh.
Với những đối tượng trong nhóm nguy cơ đã có mẫu test nhanh âm tính sẽ được xét nghiệm PCR mẫu gộp để quét qua một lần nữa, đảm bảo không bỏ sót ca bệnh. Đây là giải pháp giúp đẩy nhanh việc xác định và truy vết ca bệnh so với trước.
TPHCM đang nỗ lực rút ngắn thời gian xét nghiệm để phát hiện ca bệnh nghi ngờ dương tính sớm nhất (Ảnh: Hải Long).
- Trong bối cảnh này, TPHCM được ưu tiên vắc xin Covid-19 ra sao, thưa ông?
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, TPHCM là một trong những địa phương được ưu tiên về vắc xin. Trong đợt này, TPHCM sẽ được phân bổ hơn 800.000 liều. Đây là số lượng nhiều nhất được phân bổ cho một tỉnh thành.
Bên cạnh các nhóm được ưu tiên chích ngừa theo nghị quyết 21, vắc xin sẽ được tập trung để bảo vệ công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhằm duy trì lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.
TPHCM là địa phương có năng lực tiếp nhận, phân phối, bảo quản và chích ngừa vắc xin cao nhất trên cả nước ở thời điểm hiện tại. Các kho chứa tại Viện Pasteur có khả năng bảo quản, tiếp nhận 800.000 liều được phân bổ. Kế hoạch tổ chức tiêm chủng tới đây không chỉ có cơ sở y tế tham gia mà huy động cả lực lượng quân đội, bệnh viện từ Trung ương đến trạm y tế xã.
Tiêm chủng ngừa có thể tổ chức ở các điểm tiêm lưu động để tiêm đủ số lượng Chính phủ phân bổ cho thành phố trong thời gian ngắn nhất.
Kế hoạch tổ chức tiêm chủng không chỉ có cơ sở y tế tham gia mà huy động cả lực lượng quân đội, bệnh viện từ Trung ương đến trạm y tế xã (Ảnh: Phạm Nguyễn).
- Xin Thứ trưởng đánh giá về cơ hội dập dịch ở TPHCM trong 2 tuần giãn cách xã hội này?
Tôi cho rằng đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội.
Nếu chúng ta thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách thì đây là cơ hội để hạn chế Covid-19 lây lan trong cộng đồng. Tôi cho rằng đây là cơ hội tiên quyết để hoàn tất công tác phòng chống dịch.
Ngược lại, nếu 2 tuần này vẫn để người tiếp xúc không an toàn, vẫn tụ tập đám đông, để phương tiện vận chuyển người một cách bừa bãi, chắc chắn không còn là cơ hội mà thành nguy cơ lây lan dịch ở mức cao.
Trong hai tuần tới, nếu cộng đồng thực hiện không nghiêm túc các chỉ thị phòng chống dịch của thành phố và của trung ương, cơ hội sẽ trôi qua.
TPHCM sẽ đứng trước nguy cơ và thách thức lớn trong cuộc chiến với dịch Covid-19.
Nếu người dân TPHCM thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách thì đây chính là cơ hội để chúng ta hạn chế Covid-19 lây lan trong cộng đồng (Ảnh: Hải Long).
Tôi hy vọng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và nhận thực của người dân thành phố, sự hỗ trợ của các cơ quan trung ương, bộ ngành và Chính phủ, trong 2 tuần tới, thành phố sẽ cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19.
- Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Giãn cách nghiêm tuyệt đối, TP.HCM sẽ khống chế được dịch trong 2 tuần Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng hai tuần giãn cách là một cơ hội, nếu thực hiện nghiêm tuyệt đối sẽ giúp hạn chế tối đa COVID-19 lây lan trong cộng đồng và hoàn tất khống chế dịch. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trao đổi với báo chí tại cuộc họp chiều 16-6 - Ảnh: DUYÊN...