Vương Nghị nói Covid-19 chưa hẳn khởi phát từ Trung Quốc
Ngoại trưởng Trung Quốc nói chưa rõ liệu Covid-19 có phải khởi phát ở Trung Quốc, nghi ngờ quan điểm của chuyên gia y tế và chính phủ nước ngoài.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Trung Quốc là nước đầu tiên báo cáo sự tồn tại của nCoV cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhưng “điều đó không đồng nghĩa virus có nguồn gốc từ Trung Quốc”.
“Trong những tháng qua, chúng ta thấy những báo cáo cho thấy virus xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, có thể còn sớm hơn ở Trung Quốc”, ông Vương nói với các phóng viên trong cuộc họp báo ở thủ đô Oslo của Na Uy hôm 27/8.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Vương Nghị (trái) tại cuộc họp báo ở Oslo, Na Uy, hôm 27/8. Ảnh: Reuters.
Cơ quan y tế thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, báo cáo ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái và ca tử vong đầu tiên vào đầu tháng 1.
“Vấn đề virus bắt nguồn đầu tiên ở đâu và như thế nào nên để cho các nhà khoa học và chuyên gia y tế, không nên chính trị hóa hoặc kỳ thị. Ai là bệnh nhân số 0, vấn đề này hiện còn chưa rõ”, ông Vương nói thêm, dường như đề cập Tổng thống Mỹ Donald Trump, người thường xuyên sử dụng cụm từ “virus Trung Quốc”.
Ông Vương đến Na Uy sau chuyến thăm Hà Lan và Italy hồi đầu tuần. Đây là chuyến thăm Na Uy đầu tiên của một ngoại trưởng Trung Quốc kể từ năm 2006. Na Uy, đồng minh thân cận của Mỹ và là thành viên NATO, sẽ là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2021 và 2022. Trung Quốc là một trong 5 thành viên thường trực của hội đồng.
Phóng viên Mỹ vào phòng thí nghiệm Vũ Hán 12 WHO trao đổi với các nhà khoa học Vũ Hán về nguồn gốc nCoV WHO hoàn tất điều tra sơ bộ nguồn gốc Covid-19 73 Trung Quốc muốn ‘gột điều tiếng’ từ cuộc điều tra Covid-19 10 Châu Á đau đầu với ca nhiễm nCoV không rõ nguồn gốc 14
Đợt lũ thứ 5 trên sông Trường Giang khiến nước hồ chứa đập Tam Hiệp lập đỉnh mới
Đợt lũ thứ 5 trên sông Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử) đã khiến hồ chứa nước của đập Tam Hiệp lập đỉnh mới.
Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc mở cửa xả lũ ngày 19/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Tân Hoa xã, đến 8h sáng 22/8, mực nước đo được tại hồ chứa nước đã tăng lên mức 167,6m - là mức cao nhất kể từ khi đập Tam Hiệp được xây dựng vào năm 2003.
Lưu lượng nước từ sông Trường Giang đổ vào hồ chứa là 75.000 m3/s và lưu lượng xả lũ tối đa là 49.000 m3/s. Độ sâu thiết kế tối đa của hồ chứa lớn nhất Trung Quốc là 175m.
Đợt lũ thứ 5 trên sông Trường Giang cùng với lũ trên sông Gia Lăng là hệ quả của mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng ở thành phố Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc.
Ngày 18/8 vừa qua, chính quyền thành phố đã kích hoạt mức phản ứng cao nhất đối với lũ lụt trong hệ thống ứng phó khẩn cấp 4 cấp độ của Trung Quốc. Lũ lụt tại đây đã khiến hơn 250.000 người dân phải sơ tán khẩn cấp, nhấn chìm gần 24.000 nhà cửa, nhưng không gây thiệt hại về người.
Dự án đập Tam Hiệp hoàn thành vào năm 2012 và được thiết kế không chỉ nhằm sản xuất điện mà còn ngăn lũ trên sông Trường Giang sau khi xảy ra nhiều trận lũ gây thiệt hại lớn trong lịch sử Trung Quốc.
Theo số liệu của Chính phủ Trung Quốc, các đập thủy điện khổng lồ của nước này đã tích trữ hơn 100 tỷ m3 nước lũ trong năm nay và giúp 18,5 triệu người không phải đi sơ tán do lũ lụt. Riêng đập Tam Hiệp đã cắt giảm 34% lượng nước lũ ở hạ lưu.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hoài nghi về khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp, thậm chí còn cho rằng con đập này có thể gây ra nhiều hậu quả trong dài hạn.
Hỏa hoạn tại Trung Quốc khiến nhiều người thiệt mạng Tân Hoa xã hôm nay (17-6) đưa tin, vụ cháy xảy ra sáng cùng ngày, tại một trạm vận chuyển ở tỉnh Hồ Nam thuộc miền Trung Trung Quốc đã khiến 7 người tử vong. Ảnh minh họa: India Today. Chính quyền địa phương cho biết, lực lượng cứu hỏa đã khống chế thành công đám cháy sau 2 giờ. Chủ sở hữu...