‘Vũng lầy’ thi cử khiến người trẻ Trung Quốc ám ảnh đến đổ bệnh

Theo dõi VGT trên

Kỳ thi đại học khốc liệt khiến nhiều học sinh Trung Quốc bị rút cạn sức khỏe, phải đi điều trị tâm lý. Tuy nhiên, tất cả chỉ nhằm giúp họ quay lại “đường đua” thi cử dễ thở hơn.

Tháng 11 năm ngoái, nỗ lực học hành của Yishu (Trùng Khánh, Trung Quốc) dành cho gaokao – kỳ thi đại học khốc liệt nhất cả nước – bỗng chốc đổ bể.

Khuôn mặt chàng trai 19 tuổi lúc nào cũng trong trạng thái đỏ ửng, ngực quặn thắt vì đau. Dù cố gắng, Yishu buộc phải tạm ngưng việc học.

Từ một học sinh ưu tú với khát vọng ghi danh vào các ngôi trường đại học danh tiếng hàng đầu đất nước, Yishu trở thành kẻ bỏ học giữa chừng.

Nam sinh không rõ tại sao sức khỏe mình xuống dốc không phanh, song cho rằng nhiều năm học tập căng thẳng không ngừng là lý do chính.

Vũng lầy thi cử khiến người trẻ Trung Quốc ám ảnh đến đổ bệnh - Hình 1

Với người Trung Quốc, gaokao không đơn thuần là tấm vé vào đại học, kết quả kỳ thi quyết định phần lớn cơ hội của mỗi người trong tương lai. Ảnh: Getty.

Trên thực tế, khủng hoảng tinh thần vì áp lực thi cử, học hành không được nhìn nhận là vấn đề tâm lý nghiêm trọng trong xã hội Trung Quốc.

Điều đó đồng nghĩa với việc những học sinh như Yishu thường phải tự vật lộn với rắc rối của bản thân. Họ chỉ nhận được sự giúp đỡ từ gia đình hay cộng đồng khi tình hình trở nên tiêu cực hơn.

Zing.vn trích dịch bài đăng trên Sixth Tone, phản ánh câu chuyện về quan niệm “thi đại học quyết định tất cả” khiến nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc rơi vào “vũng lầy” mang tên áp lực thi cử. Từ đó, họ trở nên trầm cảm, phải tìm đến các biện pháp y tế để cân bằng lại cuộc sống.

Nỗi ám ảnh mang tên thi cử đỗ đạt

Cảm giác chán nản với bài vở, trường lớp tìm đến Yishu khi cậu học năm cuối cấp hai. Theo từng năm, ác cảm với việc học của Yishu ngày càng tăng, dù cậu là học sinh có năng lực.

Sự bất lực lên đến đỉnh điểm khi ở năm cuối trung học, chàng trai tham gia lớp học chuyên dành cho học sinh mong muốn đỗ đạt vào các trường top đầu đất nước.

Trung bình, Yishu dành 10 tiếng/ngày ngồi vào bàn học. Cậu phải từ bỏ nhiều sở thích cá nhân như chơi thể thao, đánh đàn guitar để dành toàn sức cho học hành.

Trong những cuộc trò chuyện giữa bạn bè trên lớp, mọi người cũng chỉ nói về điểm số. Các chủ đề khác nằm ngoài phạm vi học hành chẳng mấy khi được bàn tới, bởi chẳng ai muốn lãng phí thời gian học vào những câu chuyện phiếm.

“Trường học giống như một nhà máy sản xuất linh kiện máy móc. Nếu học sinh nào không theo kịp, họ bỗng chốc trở thành sản phẩm bỏ đi. Nhà trường đâu có quan tâm đến những gì những con người mới trong độ tuổi thiếu niên phải đối mặt. Dây chuyền sản xuất vẫn cứ tiếp tục hoạt động, chẳng dừng lại chờ đợi ai bao giờ”, Yishu chua chát nói.

Những học sinh như Yishu không chỉ coi trọng việc học là ưu tiên hàng đầu, nó dường như trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí họ.

“Ngoài việc học và làm bài kiểm tra, em cảm thấy mình chẳng có mục đích gì cả. Em chẳng biết làm gì khác”, Yishu bày tỏ.

Vũng lầy thi cử khiến người trẻ Trung Quốc ám ảnh đến đổ bệnh - Hình 2

Số thuốc Yishu phải sử dụng mỗi ngày để điều trị chứng rối loạn lưỡng cực, phần lớn chúng đều có tác dụng phụ đi kèm. Ảnh: Sixth Tone.

Ban đầu, Yishu giấu cảm xúc tiêu cực cho riêng mình. Thực chất, cậu bạn cảm thấy khó chia sẻ với những người ruột thịt.

Video đang HOT

Cha Yishu là một doanh nhân, người mà Yishu đánh giá là có công việc bận rộn đến mức khó có cơ hội nói chuyện với con cái mỗi ngày. Còn người mẹ tên Li lại dành phần lớn thời gian cuối tuần ít ỏi để nấu những món ăn mà cậu con trai yêu thích.

Nhưng với người đang chấp chới như Yishu, thứ cậu cần hơn hết là được cha mẹ thấu hiểu.

Theo lời chàng trai 19 tuổi, thầy cô ở trường luôn đòi hỏi học sinh phải hy sinh nhiều thứ cho việc học và hiếm khi đem lại lời khuyên hữu ích cho những người gặp rắc rối tâm lý.

Một tháng trước khi gục ngã, Yishu tìm kiếm sự giúp đỡ từ người cố vấn học tập của nhà trường. Hai tuần chờ đợi đến buổi gặp mặt không đem lại kết quả tốt như cậu kỳ vọng.

“Em đã coi đó là hy vọng mong manh để cứu vớt mình, nhưng rốt cuộc những gì nhận lại là thái độ không lắng nghe và lời khuyên sáo rỗng, bảo em tốt nhất nên tập trung vào việc học”, Yishu nói, trong lòng vẫn còn chút tức giận khi nhớ lại.

Khi niềm hy vọng của cả gia đình gục ngã

Yishu buộc phải nói sự thật với mẹ khi tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi.

Người mẹ vẫn còn nhớ rõ những gì diễn ra hôm đó: “Thằng bé căm ghét trường học và mô hình giáo dục nó phải chịu đựng. Nó về nhà trong trạng thái bực tức và nói muốn đánh sập ngôi trường”.

Hai mẹ con tìm đến một số bệnh viện nhưng mỗi bác sĩ lại đưa ra các chẩn đoán khác nhau. Vị bác sĩ đầu tiên kết luận bệnh lý sai khiến cơ thể cậu bé phản ứng tiêu cực khi uống thuốc, thậm chí phải nhập viện tâm thần để kiểm soát các triệu chứng.

Phải mất một thời gian, Yishu mới được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Các hóa đơn thuốc thang, viện phí ngày càng chồng chất.

Kể từ khi nghỉ học, Yishu hiếm khi dám ra ngoài. Gia đình cậu cũng giấu kín câu chuyện khỏi bạn bè và người thân.

Tuy nhiên, tâm lý đề cao việc học quá mức đủ để mọi người phát hiện và thắc mắc “Sao giờ này thằng bé không có mặt hay trường?”, còn không cũng sẽ hỏi thăm về việc chuẩn bị thi đại học.

Vũng lầy thi cử khiến người trẻ Trung Quốc ám ảnh đến đổ bệnh - Hình 3

Bên trong một trung tâm chuyên điều trị cho những học sinh gặp rắc rối về sức khỏe và tâm lý do gánh nặng học hành. Ảnh: Sixth Tone.

Gia đình Yishu phải nhờ cậy đến phương án cuối cùng: Chuyển con trai vào một trung tâm chuyên dành cho học sinh gặp vấn đề về sức khỏe và tâm lý.

Hai mẹ con bay đến Trường Xuân – nơi cách quê nhà 2.700 km – thuê ở dài hạn tại khách sạn và chi 18.000 nhân dân tệ mỗi tháng cho phí điều trị.

Các trung tâm có chức năng tương tự dần xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, một phần vì số lượng học sinh gặp khó khăn khi xoay xở việc học ngày thêm đông, một phần đến từ việc chính quyền địa phương không có chính sách hỗ trợ đầy đủ những em gặp khó khăn phải nghỉ học giữa chừng.

Mặc dù đứa trẻ không hoàn toàn được giải phóng khỏi áp lực thi cử, các trung tâm này sẽ tìm cách làm nhẹ bớt gánh nặng tâm lý thông qua kết nối giữa học sinh và giáo viên, cố vấn.

“Mẹ có thể có đứa con khác”

Tại nơi dưỡng bệnh, Yishu làm quen với 6 bạn đồng trang lứa, hầu hết đều là học sinh khá, giỏi. Tất cả có mặt tại cùng một chỗ vì lý do duy nhất: chứng trầm cảm vì “ác mộng” học hành.

Yishu bầu bạn với Jiaren, nữ sinh trung học 16 tuổi. Jiaren từng nuôi hy vọng trở thành tân sinh viên của trường đại học y khoa hàng đầu đất nước, song mọi thứ nhỡ nhàng khi tình trạng sức khỏe của cô bé đi xuống. Nguyên nhân vẫn là chứng rối loạn lưỡng cực.

Người mẹ tên Wang phải gác lại mọi công việc, theo chân con gái đến trung tâm điều trị để tiện chăm sóc.

Từ hai người xa lạ, Li và Wang tìm thấy sự đồng cảm khi con cái của họ đều đang phải đấu tranh chống lại chứng lo lắng, bất an. Hai bà mẹ thường cùng nhau đi mua sắm, xem phim.

“Vài hoạt động giải trí giúp chúng tôi tạm thời gác lại đi sự căng thẳng khi chăm lo cho con cái. Trước kia, thật khó có thể hình dung ai đó ngoài kia cũng đang phải chịu đựng nỗi đau giống như con mình”, bà Wang nói với Sixth Tone.

Vũng lầy thi cử khiến người trẻ Trung Quốc ám ảnh đến đổ bệnh - Hình 4

Kỳ thi gaokao được coi là không thể tránh khỏi, nhiều học sinh tìm đến các trung tâm chữa trị cốt để đối diện với việc thi đại học một cách dễ thở hơn. Ảnh: Sixth Tone.

Như nhiều phụ huynh Trung Quốc, bà Wang từng khó chấp nhận sự thật cô con gái “dễ thương, học giỏi, được mọi người yêu quý” lại gặp những vấn đề nghiêm trọng và buộc phải tạm hoãn kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời.

May mắn hơn, cha mẹ Jiaren sớm phát hiện ra tình trạng của con. Họ đã thử đủ mọi cách, từ chuyển con gái sang lớp học ít cạnh tranh hơn, đưa cô bé đến bệnh viện tâm thần chữa trị. Tuy nhiên, chẳng cách nào giúp Jiaren trở lại con người vui vẻ, hoạt bát như trước.

Giống như mẹ của Yishu, bà Wang coi trung tâm điều trị sức khỏe là phương án cứu giúp cuối cùng. Nhưng đối với nhiều gia đình, đối mặt với sự thật con cái của mình đang trong tình trạng bất ổn không phải là điều dễ dàng. Ngược lại, cha mẹ có thể bị tổn thương cảm xúc rất lớn.

Gương mặt bà Wang tràn đầy nước mắt khi nhớ lại những gì cô con gái từng buồn bã nói: “Xin lỗi mẹ, con đã làm mẹ mất mặt. Mẹ có thể có đứa con khác, đừng lo lắng cho con nữa”.

Kết quả một kỳ thi quyết định cả số phận

Tại Trung Quốc, lỡ dở việc thi đại học chưa bao giờ là một lựa chọn dễ dàng. Trong suy nghĩ của đại đa số người dân nước này, gaokao là kỳ thi duy nhất “có khả năng quyết định ngã rẽ cuộc đời”.

Học hành mang đầy tính cạnh tranh khốc liệt và điểm số của kỳ thi này tác động sâu sắc không chỉ đến việc học trường nào, mà cả sự nghiệp, tương lai của người trẻ ở đất nước tỷ dân.

Thực tế đó khiến thi đại học trở thành nhiệm vụ bắt buộc cần thực hiện nếu muốn tiến lên trong xã hội Trung Quốc.

Một thời gian sau khi trở về quê nhà, Yishu và Jiaren đủ khả năng tham dự gaokao. Hai người đều vượt qua bài kiểm tra khá suôn sẻ, nhưng vài tháng tạm ngưng việc học buộc họ không cho phép mình đặt kỳ vọng quá nhiều vào việc đỗ đạt trường điểm cao.

Mặc dù chưa bình phục hoàn toàn, tình trạng của cả hai đã cải thiện nhiều lên sau khi điều trị tâm lý.

Yishu cảm thấy bản thân tốt lên nhiều so với lúc cậu ở quê nhà Trùng Khánh.

“Em đã làm quen được với vài người bạn ở trung tâm. Em nghĩ mình đã cởi mở, nói chuyện nhiều hơn với mọi người trong 2 tuần ở chỗ mới nhiều hơn cả những gì em đã giao tiếp trong 3 năm qua”, Yishu nở nụ cười hạnh phúc.

Theo Zing

Công an triệt phá đường dây gian lận trong kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới

Trang Global Times dẫn tin từ Tân hoa xã cho hay, công an Trung Quốc mới đây đã điều tra triệt phá thành công một đường dây gian lận trước kỳ thi đại học "sinh tử" (Gaokao) của quốc gia này và tịch thu khoảng 2000 bộ thiết bị gian lận.

Kỳ thi Gaokao được đánh giá là kỳ thi khó, khốc liệt và khắc nghiệt bậc nhất thế giới tại Trung Quốc đã diễn ra từ thứ 6 vừa qua (ngày 7/6).

Năm nay, có khoảng 10 triệu thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia. Thí sinh thi 3 môn chính là Hoa văn, Toán và Tiếng Anh. Đây là thời điểm quyết định cho tất cả những năm học trước.

Kỳ thi này được cho sẽ quyết định phần còn lại của cuộc đời của những người trẻ nước này. Chính vì độ khó và mức độ quan trọng "sinh tử" của nó, các hình thức gian lận tinh vi diễn ra phức tạp.

Trước kỳ thi Gaokao 2019, cảnh sát Trung Quốc đã điều tra hơn 100 vụ gian lận thi cử và tịch thu khoảng 2.000 bộ thiết bị được sử dụng.

Công an triệt phá đường dây gian lận trong kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới - Hình 1

Kỳ thi đại học Gaokao được xem như đấu trường sinh tử của học sinh Trung Quốc. vừa diễn ra từ ngày 7/6.

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục Trung Quốc cho hay, cảnh sát thành phố Thiên Tân, phía Bắc Trung Quốc đã bắt giữ 12 nghi phạm vì giúp sinh viên gian lận trong kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia, trong khi cảnh sát ở tỉnh Sơn Đông và Hà Bắc cũng bắt giữ hơn 50 nghi phạm và thu giữ một lượng lớn thiết bị không dây.

Bộ Giáo dục Trung Quốc khẳng định các cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh điều tra và xử lý các hành vi giạn lận sớm nhằm đảm bảo sự công bằng và minh bạch.

Trong những ngày đầu tháng Sáu, các công trình xây dựng gần điểm thi phải tạm hoãn thi công, giao thông cũng được chuyển hướng để tránh làm phiền thí sinh. Xe cứu thương túc trực bên ngoài phòng trường hợp thí sinh suy sụp do căng thẳng thần kinh, cảnh sát đi tuần tra để giữ cho đường phố yên tĩnh.

Công an triệt phá đường dây gian lận trong kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới - Hình 2

Con thi, cha mẹ ở bên ngoài cầu nguyện.

Năm 2016 là năm đầu tiên mà các trường hợp gian lận thi cử ở Trung Quốc sẽ bị phạt tù từ 3-7 năm. Có thể nói, đây là một trong những biện pháp mạnh tay trong một kỳ thi, không chỉ tại riêng Trung Quốc mà trong toàn khu vực.

Các nhà chức trách cũng đã chuyển sang áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong cuộc chiến chống gian lận. Máy bay không người lái và camera hồng ngoại được sử dụng trong nhiều năm nhằm phát hiện các thiết bị được đưa vào phòng thi.

Một số tỉnh đang áp dụng biện pháp nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn những người đi thi hộ bởi một số kẻ lừa đảo những năm trước thậm chí còn sử dụng màng phủ vân tay để đánh lừa máy quét.

Công an triệt phá đường dây gian lận trong kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới - Hình 3

Những hình thức gian lận siêu tinh vi trong kỳ thi Gaokao ở Trung Quốc.

Công an triệt phá đường dây gian lận trong kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới - Hình 4

Công an triệt phá đường dây gian lận trong kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới - Hình 5

Công an triệt phá đường dây gian lận trong kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới - Hình 6

Trung Quốc thắt chặt an ninh thi cử, sử dụng đến các biện pháp công nghệ cao như máy bay không người lái, máy dò kim loại, máy quét vân tay và máy quét nhãn cầu.

Lệ Thu

Theo Global times, Telegraph/Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chấn động: Từ Hy Viên qua đờiChấn động: Từ Hy Viên qua đời
10:53:38 03/02/2025
Chồng cũ Uông Tiểu Phi bị chỉ trích vì động thái ngay khi Từ Hy Viên qua đờiChồng cũ Uông Tiểu Phi bị chỉ trích vì động thái ngay khi Từ Hy Viên qua đời
11:21:22 03/02/2025
Xót xa khoảnh khắc lộ diện cuối đời của Từ Hy ViênXót xa khoảnh khắc lộ diện cuối đời của Từ Hy Viên
12:43:34 03/02/2025
Thi hài Từ Hy Viên được hỏa táng ở Nhật, di ngôn hé lộ tâm nguyện sau lần thập tử nhất sinh 9 năm trướcThi hài Từ Hy Viên được hỏa táng ở Nhật, di ngôn hé lộ tâm nguyện sau lần thập tử nhất sinh 9 năm trước
14:50:44 03/02/2025
Từ Hy Viên qua đời, chồng cũ doanh nhân vội về nước tranh gia sảnTừ Hy Viên qua đời, chồng cũ doanh nhân vội về nước tranh gia sản
14:53:32 03/02/2025
Jung Hae In - Jung So Min (Love Next Door) lộ clip hẹn hò ở Hawaii, nhân vật đặc biệt tung bằng chứng khó cãi?Jung Hae In - Jung So Min (Love Next Door) lộ clip hẹn hò ở Hawaii, nhân vật đặc biệt tung bằng chứng khó cãi?
10:49:45 03/02/2025
Ca sĩ Minh Tuyết: "Hơn 20 năm, chồng chưa từng khiến tôi phải nghi ngờ"Ca sĩ Minh Tuyết: "Hơn 20 năm, chồng chưa từng khiến tôi phải nghi ngờ"
13:14:32 03/02/2025
Trung Dân, Mỹ Uyên thương tiếc giám đốc sản xuất 'Ma da' qua đời tuổi 36Trung Dân, Mỹ Uyên thương tiếc giám đốc sản xuất 'Ma da' qua đời tuổi 36
12:37:25 03/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Dòng tâm sự cuối cùng trên mạng xã hội của Từ Hy Viên trước khi qua đời

Dòng tâm sự cuối cùng trên mạng xã hội của Từ Hy Viên trước khi qua đời

Sao châu á

16:28:02 03/02/2025
Giữa lúc những thông tin liên quan đến cái chết của Từ Hy Viên vẫn chưa được tiết lộ cụ thể, những hình ảnh cuối cùng của cô thu hút sự quan tâm của truyền thông, công chúng.
1 Anh Trai "cướp dâu" Tiểu Vy khỏi tay Quốc Anh giữa thanh thiên bạch nhật khiến Trấn Thành bất bình

1 Anh Trai "cướp dâu" Tiểu Vy khỏi tay Quốc Anh giữa thanh thiên bạch nhật khiến Trấn Thành bất bình

Nhạc việt

16:13:12 03/02/2025
Tối ngày 2/2 vừa qua, Erik đã tung ra teaser đầu tiên cho ca khúc Dù Cho Tận Thế. Đây là OST cho Bộ Tứ Báo Thủ - bộ phim Tết của Trấn Thành đang trở thành tâm điểm bàn tán của cư dân mạng.
Cách trang điểm giúp bạn trông trẻ hơn tuổi thật

Cách trang điểm giúp bạn trông trẻ hơn tuổi thật

Làm đẹp

16:07:30 03/02/2025
Lông mày được tạo dáng phù hợp mang lại tổng thể hài hòa cho gương mặt, bởi lông mày quá rậm sẽ trông không được gọn gàng. Lông mày quá mỏng sẽ thiếu tự nhiên, thậm chí thay đổi hoàn toàn diện mạo của bạn.
Team qua đường "tóm dính" cặp chị - em Vbiz ở sân bay, đưa nhau về ra mắt gia đình hậu hẹn hò bí mật?

Team qua đường "tóm dính" cặp chị - em Vbiz ở sân bay, đưa nhau về ra mắt gia đình hậu hẹn hò bí mật?

Sao việt

15:43:43 03/02/2025
Mới đây, mạng xã hội bất ngờ xôn xao trước đoạn clip ghi lại khoảnh khắc một cặp đôi Vbiz xuất hiện cùng nhau tại sân bay.
Độc nhất vô nhị tại Grammy 2025: Taylor Swift 1 mình làm hành động lạ giữa lễ trao giải, biết lý do càng bất ngờ hơn

Độc nhất vô nhị tại Grammy 2025: Taylor Swift 1 mình làm hành động lạ giữa lễ trao giải, biết lý do càng bất ngờ hơn

Sao âu mỹ

15:29:45 03/02/2025
Trong lễ trao giải, khoảnh khắc Taylor Swift 1 mình đứng lên quẩy cổ vũ Sabrina Carpenter diễn trên sân khấu đã trở thành tâm điểm.
Chủ tịch CLB Hà Nội cầm xấp tiền lì xì cầu thủ, phong thái khác hẳn lúc ở nhà với hoa hậu Đỗ Mỹ Linh

Chủ tịch CLB Hà Nội cầm xấp tiền lì xì cầu thủ, phong thái khác hẳn lúc ở nhà với hoa hậu Đỗ Mỹ Linh

Netizen

15:28:47 03/02/2025
Chủ tịch CLB Hà Nội - Đỗ Vinh Quang vừa xuất hiện trong buổi tập đầu năm mới 2025 của CLB Hà Nội. Đỗ Vinh Quang đến chúc mừng năm mới và lì xì BHL, cầu thủ đội bóng.
Bộ phim đỉnh nhất của Từ Hy Viên: Nữ thần một thời, nhan sắc không đối thủ

Bộ phim đỉnh nhất của Từ Hy Viên: Nữ thần một thời, nhan sắc không đối thủ

Hậu trường phim

15:15:03 03/02/2025
Vai diễn Sam Thái đã giúp Từ Hy Viên trở thành ngôi sao hàng đầu châu Á và được đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc tại giải Kim Chung của Đài Loan.
Bộ phim cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi qua đời

Bộ phim cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi qua đời

Phim châu á

15:12:18 03/02/2025
Bộ phim cuối cùng của Từ Hy Viên được ra mắt là phim Cá Sấu Triệu Đô (tựa Anh: Million Dollar Crocodile) (2012).
9 ngày nghỉ Tết, CSGT TPHCM xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm

9 ngày nghỉ Tết, CSGT TPHCM xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm

Tin nổi bật

14:24:13 03/02/2025
Phòng CSGT cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết, lực lượng CSGT đã lập biên bản xử lý 4.804 trường hợp, tạm giữ 2.489 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 664 trường hợp, trừ điểm GPLX đối với 375 trường hợp.
Ăn thì là có tác dụng gì?

Ăn thì là có tác dụng gì?

Sức khỏe

13:58:09 03/02/2025
Việc sử dụng thì là để có thể làm tăng tiết sữa đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ, và cho đến nay, nhiều bà mẹ vẫn đang dùng những loại trà thảo mộc dựa trên cây thì là để có thể tăng tiết sữa.
Lộ khoảnh khắc Quang Hải lì xì cho họ hàng, dân mạng tranh cãi cực gắt vì "người nổi tiếng mà lì xì 200k"?

Lộ khoảnh khắc Quang Hải lì xì cho họ hàng, dân mạng tranh cãi cực gắt vì "người nổi tiếng mà lì xì 200k"?

Sao thể thao

13:02:20 03/02/2025
Dù kì nghỉ tết Nguyên đán đã qua đi, nhiều người đã trở lại cuộc sống đi học đi làm nhưng câu chuyện xoay quanh Tết Ất Tỵ vẫn thu hút nhiều tương tác trên mạng xã hội.