Vùng cao Si Ma Cai vượt khó vào năm học mới
Thời gian qua, do ảnh hưởng của mưa bão, trên địa bàn huyện vùng cao, biên giới Si Ma Cai ( Lào Cai) xảy ra mưa lũ, gây ngập úng, sạt lở làm hư hại nhiều phòng học, phòng ở bán trú, nhà công vụ của giáo viên cùng trang thiết bị dạy và học ở một số trường học. Vượt lên khó khăn, Si Ma Cai đang tích cực chuẩn bị khai giảng năm học mới đúng kế hoạch, bảo đảm chất lượng.
Học sinh Trường THCS xã Si Ma Cai dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Chúng tôi đến Trường THCS Si Ma Cai (Lào Cai), khi chỉ còn ít ngày nữa là khai giảng năm học mới 2019-2020. Thầy giáo Hiệu trưởng Lã Đức Vui giới thiệu với chúng tôi về những nỗ lực khắc phục khó khăn do cách đây không lâu, nhà trường bị lũ ống đột ngột ập xuống, gây thiệt hại nặng nề cho nhà trường.
Chiều 8-8, mưa lớn kéo dài gây lũ ống bất ngờ, làm ngập úng khu nhà ở bán trú, nhà công vụ giáo viên và toàn bộ sân Trường THCS xã Si Ma Cai trong nước và bùn đất. Ngoài thiệt hại về trang thiết bị dạy và học, những đồ dùng thiết yếu cho học sinh nội trú trong ngày quay lại trường để khai giảng năm học mới như: 80 chăn đắp, 50 đệm nằm, 90 đôi dép, 50 bộ bàn ghế, 136 bộ sách giáo khoa và hơn một tấn gạo ăn đã bị hư hỏng hoàn toàn. Đây là những trở ngại lớn đối với một trường vùng cao, còn nhiều khó khăn như Si Ma Cai.
Vượt lên những khó khăn đó, Phòng Giáo dục và Đạo tạo cùng chính quyền xã, phụ huynh học sinh đã nỗ lực góp công sức, huy động xã hội hóa, những tấm lòng hảo tâm nhằm khôi phục cảnh quan, bố trí lớp học, sắp xếp chỗ ăn nghỉ cho học sinh bán trú và nhà công vụ cho giáo viên, bảo đảm khai giảng năm học mới đúng kế hoạch và chất lượng.
Thầy hiệu trưởng Lã Đức Vui cho biết: Năm học 2019 – 2020, Trường THCS xã Si Ma Cai dự kiến có 404 học sinh, tăng hơn 50 học sinh so năm học trước. Hiện tại, trường đang thiếu bốn phòng học, tuy nhiên khi dãy nhà ba tầng xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng đủ phòng. Do khu bán trú và khu bếp ăn bị ngập úng, nền sụt lún nên nhà trường đã có phương án sửa chữa, trong thời gian đó, nhà trường sẽ mượn tạm ba phòng bán trú, nhà ăn và bếp ăn của Trường tiểu học xã Si Ma Cai ở liền đó để sử dụng, phục vụ khai giảng năm học mới 2019-2020 theo đúng kế hoạch đề ra.
Học sinh vùng cao Lào Cai chuẩn bị bước vào năm học mới.
Không chỉ Trường THCS xã Si Ma Cai, tại các trường học khác trên địa bàn vùng cao Si Ma Cai cũng đã hoàn thành công tác chuẩn bị cho năm học mới. Các trường đã tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh cùng phối hợp tu sửa, trang trí lớp học, cải tạo vệ sinh trong và ngoài khu vực trường, đồng thời tuyên truyền tới phụ huynh học sinh về chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, bút, vở cho con em mình.
Ngoài ra, các trường bố trí giáo viên phối hợp xã đi đến từng thôn vận động học sinh, bảo đảm 100% học sinh đến lớp đúng ngày. Chúng tôi đến các xã Bản Mế, Mản Thẩn, Nàn Sán, Lùng Sui, Cán Cấu… cũng bắt gặp không khí tưng bừng, khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất, dọn dẹp vệ sinh, tu sửa cảnh quan, củng cố khu ở bán trú, nhà công vụ của phụ huynh, học sinh và các thầy, cô giáo các trường học để chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Theo thầy giáo Nhâm Tiến Đức, Phó Phòng GD và ĐT huyện Si Ma Cai, năm học 2019-2020, toàn huyện có 41 trường học, 540 lớp học, với 11.306 học sinh các cấp. Trước ngày khai giảng, Phòng GD và ĐT Si Ma Cai đã phối hợp chính quyền địa phương xóa được ba điểm trường lẻ cấp tiểu học, ở các nơi xa xôi, đưa được 321 học sinh (lớp 3,4,5) về trường chính học tập; sáp nhập nhằm giảm tám lớp tiểu học và một lớp THCS để tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học ở địa phương.
Các thầy giáo vận động học sinh vùng cao Lào Cai đến lớp.
Video đang HOT
Về cơ sở vật chất, Si Ma Cai đã huy động các nguồn lực xây mới 82 phòng học, sửa chữa 12 phòng học, xây mới 102 nhà vệ sinh cho các trường học trên địa bàn; đến nay 100% (41 trường học) bảo đảm các điều kiện để phục vụ dạy và học theo qui định. Phòng GD và ĐT Si Ma Cai cũng bảo đảm đủ sách giáo khoa và các trang, thiết bị phục vụ dạy và học trong năm học mới 2019-2020.
Khó khăn lớn nhất hiện nay của Si Ma Cai là thiếu giáo viên. Theo Phó Phòng GD và ĐT Si Ma Cai Lê Thị Hà, toàn huyện vùng cao này còn thiếu 93 giáo viên, trong đó cấp mầm non là 38 người, cấp tiểu học là 31 người, cấp THCS là 24 người; chủ yếu là thiếu giáo viên các môn toán, ngoại ngữ, tin học, thể dục, âm nhạc… Để khắc phục việc này, Phòng GD và ĐT Si Ma Cai thực hiện giải pháp luân chuyển, bổ sung giáo viên ở trường có số tiết dạy ít hơn tới trường đang thiếu giáo viên; đồng thời tiếp tục tuyển dụng, bổ sung giáo viên, nhằm bảo đảm chất lượng giảng dạy ở các trường học trên địa bàn.
QUỐC HỒNG
Theo nhandan
Quảng Ninh sẵn sàng các điều kiện khai giảng năm học mới
Ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh tích cực đầu tư xây mới, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và chuẩn bị mọi điều kiện để khai giảng năm học mới.
Chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục.
Cụ thể, cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá và từng bước hiện đại, xóa bỏ các phòng học xuống cấp, phòng học tạm, phòng học nhờ.
Riêng năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 1.024 phòng học, phòng chức năng được xây mới; cải tạo, sửa chữa 1.198 phòng học, phòng chức năng và các hạng mục khác với tổng kinh phí 814 tỷ đồng.
Trang thiết bị dạy học các cấp cũng được đầu tư mạnh với kinh phí 120 tỷ đồng (trong đó Sở chi 86 tỷ đồng, các huyện chi 34 tỷ đồng).
Nhờ đó, toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 534/637 trường đạt chuẩn quốc gia các cấp, đạt tỷ lệ 83,83%.
Các phòng học của Trường Mầm non Cẩm Sơn 1 (phường Cẩm Sơn, thành phố Cẩm Phả) được xây mới khang trang (Ảnh: CTV)
Trước thềm năm học mới, nhiều địa phương trong tỉnh như: Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Tiên Yên Đông Triều, Quảng Yên... cũng đang tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho năm học mới.
Năm học 2019-2020, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đón khoảng 51.000 học sinh ở các bậc học, tăng hơn 3.000 học sinh so với năm học trước.
Trên cơ sở rà soát, xác định cơ sở vật chất của từng cơ sở giáo dục, thành phố Hạ Long đã trích ngân sách gần 100 tỷ đồng đầu tư sửa chữa, xây mới 54 công trình trường học và mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu dạy và học.
Một số nhà trường được đầu tư xây mới, sửa chữa các phòng học như: Trường tiểu học Quang Trung xây mới dãy nhà gồm 16 phòng học; Trường tiểu học Cao Thắng..
Các trường học tại Hạ Long đều được trang bị lớp học thông minh và điều hòa lắp đặt trong các phòng học.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, năm học 2019-2020, toàn tỉnh tăng hơn 10.000 học sinh ở các bậc học so với năm học trước.Ngoài thành phố Hạ Long, tất cả các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh Quảng Ninh đều được đầu tư xây mới, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.
Để đáp ứng yêu cầu dạy và học, Ủy ban nhân dân tỉnh, các địa phương đã đầu tư xây mới, sửa chữa hơn 2.000 phòng học và các phòng chức năng ở các bậc học với tổng kinh phí hơn 800 tỷ đồng.
Các công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trước ngày khai giảng năm học mới đáp ứng cơ bản yêu cầu về quy mô trường, lớp học tại các địa phương.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng chỉ đạo phòng giáo dục tích cực rà soát cơ sở vật chất.
Trong đó, chú trọng đến việc đầu tư, bổ sung thiết bị dạy học, bổ sung các phòng học chức năng, và các phòng học không đảm bảo an toàn trong thời tiết mưa bão.
Sẵn điều kiện cho chương trình giáo dục phổ thông mới
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, trước thềm năm học mới, mạng lưới cơ sở giáo dục của tỉnh cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Toàn tỉnh hiện có 655 cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học, trong đó có 218 trường mầm non, 173 trường tiểu học, 1 trường liên cấp mầm non - tiểu học, 187 trường có cấp Trung học cơ sở;...
...59 trường có cấp Trung học phổ thông, 13 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên cấp huyện, 1 trung tâm hướng nghiệp- Giáo dục thường xuyên tỉnh, 2 trường đại học, 1 phân hiệu đại học.
Quảng Ninh chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để khai giảng năm học mới (Ảnh: CTV)
Hệ thống giáo dục ngoài công lập hiện có 49 trường (gồm 25 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường liên cấp mầm non - tiểu học, 23 trường có cấp Trung học phổ thông).
Cùng với đó, toàn tỉnh còn có 411 cơ sở mầm non độc lập tư thục, 6 cơ sở Giáo dục thường xuyên thuộc các trường đại học, cao đẳng, 186 trung tâm hỗ trợ cộng đồng ở đơn vị cấp xã, 79 trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục, 35 cơ sở ngoại ngữ thuộc trung tâm ngoại ngữ tư thục, 21 trung tâm kĩ năng sống.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được củng cố, tăng cường, cơ bản đủ về số lượng, chất lượng được nâng lên đáng kể.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành là 21.276 người, trong đó, 99,58% cán bộ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, 60,67% đạt trên chuẩn.
Đáng chú ý, công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được triển khai thường xuyên, liên tục, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục.
Cùng với đó, ở các địa phương đã tích cực ra soat hiên trang đôi ngu, tinh toan, dư bao nhu câu sư dung, nhu câu đao tao giao viên đê chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từng bước khắc phục tinh trang thưa/thiêu cục bộ.Để chuẩn bị cho năm học mới, ngành giáo dục ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng phương án bố trí cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, nhân viên trường học một cách linh hoạt để tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả biên chế.
Theo bà Vũ Liên Oanh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, năm học 2019-2020, toàn ngành sẽ tập trung xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương;
Tăng cường an ninh, an toàn trường học; nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học; phát triển phẩm chất, năng lực người học;
Chú trọng công tác giáo dục thể chất, y tế trường học; xây dựng văn hóa học đường, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên...
Đặc biệt, ngành sẽ tham mưu phân bổ, quản lý sử dụng kinh phí chi thường xuyên năm 2019 bảo đảm hiệu quả, bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;
Tích cực, chủ động đề xuất nguồn ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Đà Nẵng dồn nguồn lực chuẩn bị cho năm học mới Trước ngày khai giảng năm học mới 2019 - 2020, Đà Nẵng gấp rút huy động mọi nguồn lực đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học, xây dựng trường lớp, cải thiện các điều kiện dạy học như nước sạch, ánh sáng, bàn ghế đạt chuẩn... Công trình xây dựng dãy nhà 3 tầng, 8 phòng học tại cơ sở đường...