Vừa tăng viện phí, vừa cho bệnh viện tự chủ: Thả gà ra đuổi
Cho bệnh viện (BV) một cơ chế tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm trong cơ chế thị trường cũng là trao toàn quyền cho họ xoay xở về kinh tế. Và đương nhiên, không nơi nào chỉ đơn thuần lấy thu bù chi…
Tăng viện phí nhưng phải chống được lạm dụng kỹ thuật
Vì thế, nếu việc tăng viện phí được thực thi mà chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ thì chủ trương này chỉ vô tình tiếp sức cho họ lạm dụng quỹ BHYT – vốn lúc nào cũng chực chờ bị “lõm”.
Hai mặt của tự chủ
Không thể phủ nhận, cơ chế tự chủ đã giúp cho các BV có thể huy động vốn mua sắm trang thiết bị hiện đại, mà nếu chỉ trông chờ vào ngân sách chắc chắn còn lâu mới với tới được. Nhờ đó, người dân được khám – chữa bệnh bằng những kỹ thuật cao ngang tầm các nước có nền y học phát triển như mổ nội soi, ghép tạng… BV nâng cao chất lượng khám – chữa bệnh, tăng được thu nhập cho cán bộ công nhân viên, và về y đức cũng phần nào khắc phục thái độ ban ơn, cách hành xử nhiều khi hách dịch trong một bộ phận cán bộ y tế. Nhưng mặt trái thì cũng không thể không nói.
Là đơn vị quản lý quỹ BHYT, cơ quan BHXH đã không ít lần có những văn bản báo cáo Bộ Y tế về tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm, kỹ thuật cao bằng đủ mọi cách của các BV. Càng BV lớn, xã hội hóa đầu tư trang thiết bị y tế càng nhiều thì lại càng có nhiều cách móc quỹ. Theo kết quả của chính Bộ Y tế khảo sát mới đây ở 18 BV cũng cho thấy, cơ chế tự chủ cũng là cớ để các BV tận dụng càng nhiều càng tốt chỉ định làm các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có mức thu cao.
Trong hội thảo ngày 19.9 do Bộ Y tế tổ chức về thực hiện cơ chế tự chủ, giám đốc một bệnh viện lớn tại Hà Nội nhận định: “Tự chủ chưa được thực hiện đồng bộ về cơ chế chính sách, cần phải được tháo gỡ kịp thời. Cần phải điều chỉnh cơ cấu nguồn thu cho hợp lý hơn. Việc chỉ định xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật cao không cần thiết, hoặc kê đơn thuốc để lấy hoa hồng… về bản chất là các hình thức kinh doanh kiếm lợi trên người bệnh”.
Tiếp tục lạm dụng quỹ
Và khi việc chi trả khám – chữa bệnh đặt trên vai quỹ BHYT thì kê tràn lan các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm, chiếu chụp cho mọi bệnh nhân cũng là một cách kinh doanh kiếm lợi trong nguồn Quỹ BHYT nữa. Ông Nguyễn Minh Thảo – Phó Tổng GĐ BHXH VN – đã phát biểu tại hội thảo ngày 14 – 15.9 mới đây: “Vì tiền giường thấp nên các BV đã phải tăng dịch vụ lên”. Nhưng thử hỏi, khi chính sách thu đủ, thu đúng viện phí được thực thi, các BV có dừng tăng dịch vụ không, hay vẫn thu được dịch vụ càng nhiều càng tốt.
Video đang HOT
Theo ông Vũ Xuân Bằng – Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH VN: “Giá viện phí Bộ Y tế đưa ra trong bản dự thảo nói là minh bạch, nhưng thực ra không minh bạch, nằm ở chỗ bộ chưa có một khảo sát thực tế cụ thể nào để đưa ra mức giá như trên, mà tất cả đều thông qua các đơn vị y tế bên dưới báo cáo lên; trong khi các đơn vị y tế thuộc Bộ Y tế luôn than phiền về viện phí và muốn tăng viện phí”.
Lần này thể hiện quyết tâm tăng viện phí, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tin rằng đây là chủ trương có lợi trước hết cho người dân, sau đó mới đến BV và xã hội nói chung. Tuy nhiên, khi đưa ra mức giá tăng thì Bộ Y tế lại vẫn chưa đưa được ra cơ sở khoa học, tính toán cụ thể cho mức giá đó. Còn nhớ tháng 7.2010, Bộ Y tế đã họp báo công bố dự thảo tăng viện phí thì đã vấp phải sự phản đối của dư luận.
Một trong những lý do phản đối chính là mức giá tăng chỉ dựa trên đề xuất, báo cáo của các BV chứ chưa có căn cứ khoa học nào. Như vậy, hơn 1 năm qua, căn cứ khoa học vẫn mờ mịt. Có lẽ vì thế mà dù Bộ trưởng Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh, nhiều BV phát biểu tại hội nghị nói trên đều mong muốn có sự đồng thuận của xã hội với chủ trương tăng viện phí, nhưng một tuần qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn tiếp tục phản biện theo hướng chưa đồng thuận.
Theo BHXH VN, danh mục được chi trả BHYT ở nước ta gồm khoảng hơn 20.000 loại thuốc. Mới đây, danh mục này bổ sung hàng loạt thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị, thuốc bổ, vitamin và 30 loại thuốc điều trị bệnh ung thư, thuốc ức chế miễn dịch rất đắt tiền. Trong 30 loại thuốc điều trị ung thư, BHXH chỉ đề xuất 7 loại. Theo ông Vũ Xuân Bằng, BHYT thanh toán thuốc bổ, vitamin là điều… chỉ có ở VN.
Theo Quang Duy
Theo Lao động
Bệnh viện thu phí hơn 1 triệu đồng/ngày
Nhiều bệnh nhân thấy mình như bị lừa sau khi được Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển sang "cơ sở" hai (còn gọi là vệ tinh) của bệnh viện này điều trị. Mỗi bệnh nhân dù bệnh nhẹ hay nặng cũng phải trả hơn 1 triệu đồng viện phí mỗi ngày.
Vừa được Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển sang Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động (1A Lý Thường Kiệt, Q.Tân Bình, TP.HCM, gọi tắt là Trung tâm 1A) để điều trị tiếp nhưng nhiều bệnh nhân không thể nằm yên vì giá viện phí quá cao.
Bệnh viện "2 ngày 3 triệu"
Sáng 21-4, trước cửa phòng bệnh 12A khoa chấn thương thần kinh Trung tâm 1A, bệnh nhân D.V.N. (77 tuổi, ở Đức Hòa, Long An) nhất định không chịu nằm trên giường bệnh mà ngồi ngay trên ghế đá. "Nhanh lo thủ tục xuất viện đi. Viện phí cao như vậy làm sao chịu nổi". Ông N. cứ ngồi ôm đầu gối, liên tục nhắc người cháu làm thủ tục xuất viện.
Các bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy sang điều trị tại Trung tâm 1A (Q.Tân Bình, TP.HCM)
Ông N. bị té do tăng huyết áp. Khi đến Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ đã chụp CT cho ông và thông báo không có máu tụ trong não. Qua một đêm nằm tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ngày 18-4 ông N. được Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển sang Trung tâm 1A. Sáng 19-4, hai ông cháu choáng váng khi nhận được giấy thông báo phải nộp tiền tạm ứng viện phí 3 triệu đồng. Ông hốt hoảng, hỏi những bệnh nhân xung quanh thì họ bảo cứ hai ngày Trung tâm 1A sẽ có giấy thông báo nộp tiền tạm ứng 3 triệu đồng.
Chưa kể bệnh nhân nào có chỉ định phẫu thuật, chụp CT, MRI sẽ phải nộp tiền riêng. Có bệnh nhân còn gọi trung tâm này là bệnh viện "2 ngày 3 triệu". Nghe vậy, hai ông cháu xin được xuất viện ngay. Số thuốc bác sĩ chỉ định trong ngày 20-4 ông N. cũng từ chối dùng. Vậy mà lúc thanh toán viện phí lên gần 1,5 triệu đồng, trong đó chỉ riêng tiền thuốc điều trị một ngày gần 1 triệu đồng, tiền chuyển viện 100.000 đồng và tiền giường nằm hai đêm 240.000 đồng...
Ngồi trên giường bệnh, ông N.H.H. (51 tuổi, ở Nhơn Trạch, Đồng Nai) vừa xếp quần áo vào chiếc túi xách để đón xe về nhà vừa kể ông là dân lao động, mỗi ngày làm mướn được 60.000-80.000 đồng. Viện phí mỗi ngày hơn 1 triệu đồng đối với ông là một số tiền rất lớn. Dù chưa khỏe hẳn nhưng ông H. đã phải làm thủ tục xuất viện.
Cầm hóa đơn thanh toán viện phí, ông H. phàn nàn chỉ nằm điều trị hai ngày mà phải đóng gần 2,5 triệu đồng. Ông thắc mắc không biết bác sĩ cho thuốc gì mà mắc thế vì chỉ riêng tiền thuốc trong hai ngày đã hết 1,9 triệu đồng. Trước khi ông làm thủ tục xuất viện, trung tâm còn in sẵn giấy báo toa thuốc xuất viện có giá hơn 1,6 triệu đồng nhưng ông đã từ chối mua.
Bệnh nhân N.V.N. (ở Đắc Nông) điều trị ba ngày phải đóng viện phí 3,2 triệu đồng, bệnh nhân L.T. (Campuchia) nằm tám ngày đóng 9,2 triệu đồng, bệnh nhân N.T.L. (Bình Thuận) nằm tám ngày đóng 8, 3 triệu đồng... chưa kể những lần chụp CT (800.000 đồng/lần).
Có ép buộc chuyển viện?
Các bệnh nhân và người thân của họ cho biết phần lớn bệnh nhân nằm điều trị tại đây được điều trị gần như giống nhau, cùng được truyền dịch, chích thuốc 2-3 lần/ngày và được phát thêm vài viên thuốc uống. Dù bệnh nhân nằm ít hay nhiều ngày, bệnh nhẹ hay nặng đều có mức viện phí hơn 1 triệu đồng/ngày.
"Thối lại" cho Bệnh viện Chợ Rẫy 15% Ngày 14-5-2010, Bệnh viện Chợ Rẫy đã ký hợp đồng với Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng trẻ tàn tật về việc phối hợp chăm sóc điều trị bệnh nhân chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy sang. Mỗi tháng Trung tâm 1A hỗ trợ Bệnh viện Chợ Rẫy các chi phí quản lý, điều hành, chỉ đạo tuyến... 15% trên tổng số tiền thu được từ số bệnh nhân do Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển sang (ngoại trừ tiền thuốc và y cụ). Số tiền này được phân bổ cụ thể như ban giám đốc 2,5%, phòng kế hoạch tổng hợp 2,5%, phòng tài chính kế toán 2,5%, khoa chuyển bệnh 7,5%.
Không chỉ bức xúc về tiền thuốc quá cao, nhiều bệnh nhân còn bức xúc vì phí chuyển viện. Từ Bệnh viện Chợ Rẫy đến trung tâm này chưa đầy 4km, mỗi xe chuyển bệnh xếp 4-5 bệnh nhân nhưng khi thanh toán viện phí trung tâm vẫn thu mỗi người 100.000 đồng. Nhiều bệnh nhân so sánh đón taxi chuyển viện sẽ rẻ hơn nhiều.
Bác sĩ Đỗ Trọng Ánh, giám đốc Trung tâm 1A, cho biết Bệnh viện Chợ Rẫy đã ký hợp đồng với Trung tâm 1A gần một năm nay để phối hợp chăm sóc điều trị bệnh nhân chuyển từ đó sang. Tuy nhiên, bên trung tâm chỉ lo cơ sở vật chất, điều phối và xem xét là chính chứ các chỉ định cận lâm sàng, chỉ định thuốc chủ yếu là của bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy.
Giá thuốc tại trung tâm là áp thầu giá thuốc của Bệnh viện Chợ Rẫy nên sẽ không mắc hơn. Về việc một số đơn thuốc hoặc thuốc dùng điều trị cho bệnh nhân có giá cao, ông Ánh cho biết sẽ tìm hiểu xem có chuyện bác sĩ có cho quá tay hay không để rà soát, chấn chỉnh. Theo ông Ánh, có thể các bác sĩ dưới quyền đã qua mặt ông để làm điều này. Vì vậy, trung tâm sẽ phối hợp với trưởng khoa chấn thương sọ não Bệnh viện Chợ Rẫy tăng cường giám sát các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy khi qua trung tâm điều trị.
Về giá chuyển bệnh mà bệnh nhân thắc mắc, ông Ánh vẫn khẳng định tất cả dịch vụ ở trung tâm là rẻ. Sau đó, ông dẫn chứng một bệnh viện còn thu giá tiền chuyển viện mắc hơn. Về những toa thuốc giá cao (1,4-1,6 triệu đồng) được in sẵn cho bệnh nhân và phục vụ bệnh nhân ngay tại bệnh viện, bà Lê Thị Hòa - điều dưỡng trưởng của Trung tâm 1A - giải thích sở dĩ trung tâm phải làm vậy vì thấy bệnh nhân chạy không tìm ra thuốc nên trung tâm mới phục vụ thuốc cho bệnh nhân luôn.
Không thể đổ hết lỗi cho Chợ Rẫy
Sáng 26-4, chúng tôi đã có buổi làm việc với PGS.TS.BS Dương Minh Mẫn, trưởng khoa chấn thương sọ não Bệnh viện Chợ Rẫy, xung quanh hiện tượng mà bệnh nhân cho là "chặt chém" tại Trung tâm 1A. Ông Mẫn cho biết do luôn trong tình trạng quá tải nên Bệnh viện Chợ Rẫy đã chọn Trung tâm 1A làm vệ tinh cho mình.
Mỗi ngày khoa chấn thương sọ não Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển sang Trung tâm 1A số lượng bệnh nhân khá lớn, khoảng 30-40 bệnh nhân với tình trạng bệnh lý tạm ổn định. Không chỉ bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị mà bác sĩ bên Trung tâm 1A cũng tham gia điều trị cho bệnh nhân. Ông Mẫn nói: "Tôi luôn nhắc anh em cho thuốc phải đúng chỉ định, tùy từng hoàn cảnh bệnh nhân mà chọn thuốc điều trị cho hợp lý".
Khi nhìn một số toa thuốc do bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy kê, bác sĩ Mẫn cho rằng không có lý do gì để một bác sĩ phải kê đơn cho một bệnh nhân bị chấn thương đầu nhẹ, đi lại được với giá thuốc 800.000-1 triệu đồng/ngày.
"Tôi không chấp nhận điều này" - bác sĩ Mẫn nói và thừa nhận bác sĩ trên đã quá tay trong chỉ định, kê toa. Có nhiều loại thuốc không cần thiết nhưng bác sĩ trên vẫn cho. Ví dụ thuốc Celecoxib rất đắt tiền, dùng điều trị các bệnh xương khớp lại được chỉ định điều trị trong chấn thương sọ não? Thuốc Lepatis (chỉ định cho bệnh gan) cũng được kê cho bệnh nhân.
Về việc truyền đạm, bác sĩ Mẫn cho biết tại khoa chấn thương sọ não Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân nào muốn truyền đạm phải được ông ký duyệt. Trong khi theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết những bệnh nhân bị chấn thương đầu ở Trung tâm 1A đều được bác sĩ cho truyền đạm mỗi ngày.
Ông Mẫn nhấn mạnh: "Khi thành lập cơ sở vệ tinh này, chỉ riêng thuốc giảm đau tôi đưa ra năm loại từ thuốc rẻ tiền như Paracetamol 500mg đến những thuốc đắt tiền hơn để cho bác sĩ lựa chọn, tùy vào tình hình kinh tế của bệnh nhân. Tôi quản lý về mặt hành chính, tôi cử bác sĩ, điều dưỡng qua Trung tâm 1A điều trị, còn giá thuốc thế nào Trung tâm 1A phải quản lý. Cơ sở vệ tinh cũng phải có trách nhiệm chứ không phải đổ hết do bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Con của bà mẹ '3 tháng chỉ ăn mỳ tôm' đã có tiền đóng viện phí Số tiền viện phí còn lại là 1 triệu đồng của bé Phạm Thanh Tâm đã được đóng nhờ tấm lòng của những người hảo tâm. Gặp lại mẹ con chị Lê Thị Khuyên và bé Phạm Thanh Tâm chỉ sau chưa đầy 1 tuần, rất nhiều điều đã khác đi. Cậu bé ngày càng đau yếu hơn, còn nỗi đau của người...