Vừa đến lớp, học sinh lớp 1 khóc không ngừng, cô giáo phải gọi bố mẹ đón về
Lần đầu tới trường học trực tiếp, nhiều học sinh lớp 1 bỡ ngỡ, rụt rè, thậm chí khóc không ngừng, cô giáo bất đắc dĩ phải nhờ đến sự cứu trợ từ phụ huynh.
9h15, chuông điện thoại của chị Nguyễn Thanh Huyền (36 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) vang liên hồi. Chị vội vàng tấp xe vào ven đường để nghe điện thoại. Đầu dây bên kia là cô giáo chủ nhiệm của cậu con trai lớp 1. Cô giáo thông báo tình hình bé Tôm ở lớp khóc không ngừng, dù dùng mọi cách dỗ dành nhưng con vẫn khóc mếu nên phải gọi điện nhờ bố mẹ đến đón về nhà.
Vị phụ huynh phải vòng qua trường cách đó hơn 5km để đón con về nhà. Nhìn con khóc mếu, mồ hôi ướt đầm áo, đứng ở cửa lớp nhất quyết không chịu ngồi, chờ bố mẹ đến đón mà chị vừa thương vừa bực.
Một bạn học sinh trường Tiểu học Khương Thượng khóc nức nở đòi về trong buổi đầu tới lớp. (Ảnh minh họa: H.C)
“Con nói sợ đến lớp vì nhiều bạn mới, không thấy bố mẹ đâu nên con khóc. Tôi vừa dỗ dành vừa phân tích cho con hiểu thêm về việc đi học. Tôi cũng không quên răn đe nếu ngày mai con vẫn khóc nhè, mẹ sẽ không đón con nữa”, chị nói và cho biết ngày mai tiếp tục đưa con đến lớp để tập quen dần với môi trường mới, xa vòng tay bao bọc của ba mẹ. Chị hy vọng con đủ mạnh mẽ để quen với việc đi học. Trước đó, biết con tính nhút nhát từ bé nên trước ngày đi học chị làm công tác tư tưởng và dặn dò ở lớp phải nghe lời cô giáo, chiều tan học bố mẹ đón.
Chị Trần Thị Trúc (32 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sáng nay cũng đưa con gái đến trường học buổi đầu tiên sau gần 1 năm ở nhà. Trên đường đến trường con vui vẻ, hỏi đủ thứ, nhưng vừa đến lớp là con bắt đầu òa khóc.
Chị nhẹ nhàng nói vẫn là các bạn học cùng con qua màn hình máy tính hàng ngày, bé không chịu và sách cặp chạy ra giữa sân trường đòi về. “Tôi vừa chạy theo, vừa dỗ dành, nhưng nói thế nào thì con vẫn một mực đòi về nhà, không muốn đến lớp. Chạy theo con vừa mệt, vừa xấu hổ với phụ huynh khác. Ngay cả khi nhờ đến sự trợ giúp của cô giáo, con vẫn không nghe, tôi đành ngậm ngùi cho con về ngay khi chưa bắt đầu tiết học”, chị Trúc nói.
Trước khi đi học, vợ chồng chị từng hình dung cảnh con vui vẻ, nô nức khi được gặp lại bạn bè, thầy cô trực tiếp thay vì màn hình máy tính như suốt một năm qua, song mọi thứ lại khác hẳn.
Video đang HOT
Nhiều bạn học sinh nhút nhát, bố mẹ xin phép cô giáo được ngồi cạnh cùng học trong buổi đầu. (Ảnh minh họa: H.C)
Cô Nguyễn Thanh Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Khương Thượng cho biết, buổi học đầu tiên của học sinh lớp 1, trường sắp xếp mỗi lớp 2 giáo viên đón từ cổng, đưa vào tận lớp, tận chỗ ngồi để các em không bỡ ngỡ, lo lắng.
Trường cũng tạo điều kiện cho phép phụ huynh được cùng đi vào lớp, nhưng chỉ được đứng ở ngoài cửa sổ để theo dõi con trong tiết học đầu tiên. Sau khi yên tâm, phụ huynh sẽ ra về để cô giáo, học sinh tập trung vào bài giảng.
Sáng nay, tỷ lệ học sinh đến lớp học trực tiếp đạt khoảng hơn 90%, số còn lại là một số em đang mắc COVID-19 hoặc ở quên chưa kịp lên thành phố. Một số em học sinh lớp 1 bỡ ngỡ khi lần đầu đi học đã khóc mếu, đòi về, nhưng sau khi được giáo viên dỗ dành, các em ngừng khóc và hòa đồng cùng cả lớp. “Một vài em không chịu hòa đồng, nhút nhát, khóc không ngừng sẽ được nhà trường tạo điều kiện để phụ huynh ngồi cạnh”, cô nói.
Đại diện trường Tiểu học Chu Văn An cho biết, học sinh khối 1 chủ yếu làm quen với giáo viên, được hướng dẫn nề nếp, các loại sách vở dùng trong quá trình học. Ban đầu còn bỡ ngỡ, chưa quen thầy cô giáo, bạn mới, nhưng sau những hoạt động thể dục đầu giờ, trò chơi làm quen… các em dần hòa đồng và dần quên việc xa bố mẹ để đi học.
Những ngày tới, trường sẽ lồng ghép, giúp các em vừa học, vừa làm quen với bạn bè, thầy cô và các quy định trong thời gian ở trường, đại diện trường cho biết thêm.
Thật sự nguy hại nếu học sinh mới lớp 3 làm cán bộ lớp được phạt bạn bằng roi
Giáo dục không thể dùng một đứa trẻ để trị những đứa trẻ khác, không thể cho phép và khuyến khích hành động dùng bạo lực với bạn bè ngay trong môi trường giáo dục
Thông tin ba học sinh lớp 3 của Trường Tiểu học Ngũ Đoan (huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng) bị cô giáo đánh tím mông được người nhà chia sẻ trên facebook đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Cụ thể, nick T.Đ đã chia sẻ trên trang cá nhân facebook bày tỏ sự phẫn nộ khi em trai đang học tại lớp 3E Trường Tiểu học Ngũ Đoan và 2 bạn cùng lớp do không làm đủ bài tập về nhà nên bị cô giáo chủ nhiệm tên V.T.H dùng thước gỗ đánh.
Ba học sinh đều bị bầm tím vùng mông (Ảnh: GĐCC)
Người này nêu thông tin cho rằng các em bị đánh 70 roi vào vùng mông. Bất ngờ hơn, cô giáo H. phủ nhận việc đánh học sinh và cho biết các cháu bị ban cán sự của lớp đánh.
Và, chính nhà trường cũng khẳng định không phải do cô giáo mà các bạn trong ban cán sự lớp đánh ba học sinh trên.
"Cô giáo có quy định bạn nào không hoàn thành quá nửa số bài tập về nhà sẽ bị đánh đòn nên ban cán sự lớp vụt bạn tím mông chứ không phải cô giáo đánh như phản ánh trên facebook".
Hiện nhà trường đang triệu tập các cháu để làm rõ là bạn nào đánh, nhận lệnh của ai, đánh bao nhiêu roi và hình thức đánh như thế nào. Chúng tôi đang hoàn thiện biên bản để báo cáo ngành, địa phương và các cơ quan liên quan" Ban giám hiệu nhà trường cho biết. [1]
Một cách dạy phản khoa học và làm hư lớp trẻ
Nếu là cô giáo phạt học sinh tím mông vì không làm bài tập cũng thật sự đáng trách nhưng hành động ấy của cô phần nào có thể cảm thông được. Bởi, có thể cô giáo bị ảnh hưởng bởi tư tưởng giáo dục cũ, vì muốn học sinh nhanh tiến bộ mà không kìm được sự nổi nóng của mình.
Còn nếu như "Cô giáo có quy định bạn nào không hoàn thành quá nửa số bài tập về nhà sẽ bị đánh đòn nên ban cán sự lớp vụt bạn tím mông" chắc chắn sẽ gây phẫn nộ cho mọi người bởi cách giáo dục này hoàn toàn phản khoa học.
Giáo dục không thể dùng một đứa trẻ để trị những đứa trẻ khác, không thể cho phép và khuyến khích những hành động dùng bạo lực với bạn bè ngay trong môi trường giáo dục.
Cũng chỉ là những đứa trẻ bỗng chốc được giao một trọng trách quá lớn mà theo cách nói của người lớn là "có quyền sinh sát trong tay". Các bé được quyền kiểm tra bài của bạn, được to tiếng nạt nộ, được quyền truy vấn, được dùng cả vũ lực với bạn khi bạn chưa làm bài thì quả thật đáng lo ngại thật.
Đánh bạn đến 70 roi thì thật là khủng khiếp. Nếu không có sự "bảo kê" từ thầy cô, không được "bật đèn xanh" thì có đứa trẻ nào dám đánh bạn như thế hay không?
Liệu đây có phải là lần đầu tiên đánh bạn? Hay đã từng đánh nhiều lần nhưng chưa bị phản ứng? Chỉ vì muốn học sinh làm bài tập, việc giao quyền kiểm tra và xử lý học sinh chưa thực hiện nhiệm vụ, chính giáo viên đã biến những đứa trẻ vô tư trong sáng thành "hung thần" thành "la sát" trong mắt bạn bè.
Điều cô đạt được chỉ một nhưng điều mất mát lại gấp nhiều lần như thế. Cái mất mát lớn nhất là tư cách của những đứa trẻ trở nên hung hãn hơn, thích dùng vũ lực với người khác. Cứ thế, lớn lên các bé sẽ thế nào?
Dùng học sinh trị học sinh không còn là hiện tượng cá biệt
Trong thực tế, chuyện giáo viên dùng học sinh để trị học sinh không còn là hiện tượng cá biệt. Để giúp thầy cô quản lý lớp tốt ngay cả thời gian giáo viên không có giờ dạy không ít thầy cô đã bỏ công sức xây dựng và huấn luyện cho mình một dàn cán sự năng động có uy với bạn bè.
Các em sẽ theo dõi các bạn trong lớp bất kể lúc nào, từ giờ học đến giờ chơi. Vì có quyền, có sự "bảo kê" của giáo viên nên những học sinh này thường lấn át bạn bè trong lớp.
Nếu không ưng điều gì từ bạn, không vừa mắt ai, tất tật những hành động cùng lời nói của người đó cũng được ghi vào sổ theo hướng "có tội".
Thường thì thầy cô rất tin tưởng vào đội ngũ cán sự của mình. Vì thế, cán sự nói gì giáo viên cũng tin. Học sinh nào bị lọt vào "sổ thiên tào" xem như sẽ bị thầy cô quở phạt. Bởi thế, học sinh thường sợ những bạn cán sự lớp một phép.
Sợ thì phải tính kế, không ít học sinh vì muốn được bỏ qua những vi phạm hoặc để không bị làm khó thường mua chuộc, lấy lòng cán sự lớp.
Thấy mình quan trọng, quyền uy trước mắt bạn bè nên không ít cán sự lớp tỏ ra oai phong, lấn lướt các bạn cùng trang lứa. Và như thế, nạn bạo lực học được cũng được nảy nòi, xuất phát từ đây. Một cách giáo dục sai nhưng không phải giáo viên nào cũng nhìn thấy được.
Trở lại sự việc học sinh Trường Tiểu học Ngũ Đoan bị đánh bầm mông, sau khi làm rõ là bạn nào đánh, nhận lệnh của ai, đánh bao nhiêu roi và hình thức đánh như thế nào, những thầy cô giáo đang sử dụng hình thức "dùng học sinh trị học sinh" cần rút ra cho mình một bài học sâu sắc trong việc giáo dục nhân cách cho các em.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Xác minh vụ học sinh tố bị cô giáo giẫm tứa máu chân Thấy con đi học về chân bầm tím, chảy máu, mẹ của học sinh đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo nhà trường, cô giáo chủ nhiệm đã xin lỗi sau sự việc. Hôm nay (30/3), lãnh đạo Trường Tiểu học, THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hạ Long, Quảng Ninh cho biết phía nhà trường đã làm việc với phụ...