Vừa đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân, vừa tăng cường phòng dịch
Khác với thời điểm mới xuất hiện dịch COVID-19, người dân đã bình tĩnh, yên tâm không tích trữ hàng hóa dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Công tác phòng, chống dịch cũng được đặt lên hàng đầu.
Trực tiếp kiểm tra việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân mua sắm trong giai đoạn dịch COVID-19 tái diễn, bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội – cho biết: Giai đoạn từ ngày 10-16.8 là thời điểm cao điểm của dịch COVID-19, các doanh nghiệp, siêu thị đã tăng lượng hàng hóa dự trữ cao gấp 3 lần so với nhu cầu bình thường.
“Không chỉ thời gian trước mắt, mà lượng hàng hóa phải được chủ động trong cả 3 tháng 8, 9, 10, đặc biệt là đối với 17 mặt hàng thiết yếu mà ngành Công Thương đã đưa ra”- bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.
Theo bà Đỗ Ngọc Khánh Chi – Giám đốc Công ty TNHH Aeon Việt Nam chi nhánh Hà Đông, đến nay lượng hàng hóa dự trữ trên toàn hệ thống siêu thị tăng từ 1,5-2 lần so với lượng hàng hóa thông thường, tùy theo từng mặt hàng. Trong đó các mặt hàng lương thực, thực phẩm như gạo, mỳ tôm đều được tăng lượng dự trữ tại siêu thị; các mặt hàng thực phẩm như thịt, trứng đã được siêu thị đặt hàng với nhà cung cấp, sẵn sàng cung ứng khi có nhu cầu.
“Ngoài kho hàng hiện tại, doanh nghiệp thuê thêm kho ngoài ở Thanh Trì với diện tích 800-1.000m để trữ hàng hóa, đảm bảo đầy đủ nguồn hàng, giá ổn định không chỉ đủ phục vụ người dân mua sắm, yên tâm chống dịch, mà còn đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân từ nay đến Tết Nguyên đán 2021″ – bà Đỗ Ngọc Khánh Chi khẳng định.
Để đảm bảo nguồn hàng, ngành công thương đã chủ động liên kết với các tỉnh, thành phố để chủ động 17 mặt hàng thiết yếu, trong trường hợp xấu nhất phải cách ly, phong tỏa cục bộ các địa phương có dịch, nguồn hàng vẫn ổn định, không bị đứt gãy.
Video đang HOT
Theo ông Khúc Tiến Hà – Giám đốc Siêu thị Big C Thăng Long, lượng hàng hóa được tăng cường tăng 300% so với mức mua sắm bình thường của người dân. Đặc biệt, nhằm hỗ trợ người tiêu dùng trong giai đoạn khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19, từ nay đến hết ngày 31.8.2020, hệ thống siêu thị GO!/Big C trên toàn quốc triển khai chương trình bán thịt lợn tươi không lợi nhuận. Chương trình áp dụng đối với tất cả các sản phẩm thịt lợn tươi (không bao gồm sản phẩm của Meat Deli đang bán ở Big C)…
Kinh doanh nhưng đảm bảo an toàn dịch bệnh
Tại siêu thị Big C, bản hướng dẫn về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 không chỉ được dán tại các bảng tin ở khối văn phòng, cửa trung tâm thương mại mà còn được dán tại các quầy mua sắm.
Nhân viên bảo vệ tại các cửa ra vào đều bắt buộc phải đeo khẩu trang, găng tay, cầm bình xịt có hóa chất kháng khuẩn (hỗ trợ khách nếu họ cần xịt, rửa tay); cầm thiết bị đo thân nhiệt, sẵn sàng kiểm tra thân nhiệt cho khách hàng khi có yêu cầu.
Các quầy hàng được bố trí với khoảng cách hợp lý để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.
“Tại trung tâm thương mại có những sticker chia các khoảng cách an toàn là 2m; cứ 2 tiếng một lần các điểm tiếp xúc sẽ được lau rửa bằng hóa chất. Các thẻ bãi xe máy cũng được lau chùi bằng dung dịch sát khuẩn 2 tiếng một lần.
Ngoài ra, các cửa hàng phối hợp với các quầy thuê để tặng khẩu trang miễn phí cho khách hàng khi họ đến mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ của trung tâm thương mại” -ông Khúc Tiến Hà cho biết.
Tại Công ty MM Mega Market Việt Nam chi nhánh Thăng Long, công tác phòng chống dịch được thực hiện nghiêm ngặt: 100% nhân viên, khách hàng đeo khẩu trang vào siêu thị. 100% khách hàng vào siêu thị phải đo thân nhiệt.
Tại các quầy lễ tân và lối vào quầy thu ngân đều phải thực hiện việc giãn cách theo quy định. Siêu thị cũng bố trí nước rửa tay sát khuẩn để người dân sử dụng.
Tại các trung tâm thương mại khác của Hapro, Co.opmart, Lotte…, công tác phòng, chống dịch bệnh cũng được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ.
Hàng hóa nào được mua nhiều nhất trong đại dịch Covid-19?
Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel vừa công bố kết quả khảo sát thị trường hàng tiêu dùng nhanh trong 8 tuần đầu tiên ảnh hưởng bởi Covid-19 (kết thúc trước ngày 22-3) - trước khi thực hiện giãn cách xã hội.
Báo cáo chỉ ra rằng ở giai đoạn đầu của dịch Covid-19, người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu cắt giảm chi tiêu trong một số lĩnh vực như ngoài hoạt động gia đình và các mặt hàng xa xỉ, để chuyển trọng tâm sang nhu cầu chính về thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng đóng gói thiết yếu (hàng tiêu dùng nhanh) trong thời gian tự cách ly.
Nhờ đó, trong quý I/2020, chi tiêu cho mặt hàng tiêu dùng nhanh đã tăng trưởng 2 con số, chủ yếu do sự tăng vọt bất thường trong 8 tuần đầu tiên của Covid-19, đặc biệt ở các thành phố lớn.
Người dân tăng cường mua thực phẩm tiêu dùng nhanh và các thực phẩm tươi sống qua mạng trong mùa dịch.
Cũng trong thời gian này, người tiêu dùng tiếp tục thay đổi hành vi mua sắm, có khả năng hình thành thói quen mới. Theo đó, người dân thành thị thực hiện những chuyến đi mua sắm với nhiều mặt hàng hơn để hạn chế đi lại. 4 nhóm hàng hóa tiêu thụ mạnh trong giai đoạn này là nhu yếu phẩm, thực phẩm tiện lợi, sản phẩm tăng cường sức khỏe và vệ sinh. Trong khi đó, đồ uống thưởng thức và đồ uống có đường lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất (cụ thể là bia, nước ngọt có ga và trà pha sẵn) vì lượng tiêu thụ rất chậm.
Cũng theo Kantar, xu hướng bán hàng đa kênh (omnichannel) được tăng cường hơn trong đại dịch. Nhiều người trước đây chưa từng mua các sản phẩm tiêu dùng nhanh cũng bắt đầu thực hiện những giao dịch đầu tiên của họ.
Về mặt mua sắm trực tuyến, các giao dịch hàng tiêu dùng nhanh gia tăng từ các kênh bán hàng trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Trong đó, Facebook là kênh bán hàng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất để mua các mặt hàng tiêu dùng nhanh, tiếp theo là Shopee. Cả hai đều ghi nhận mức tăng trưởng ba chữ số.
Nghỉ lễ 30/4: Hàng hóa dồi dào, giá đồng loạt giảm nhẹ ở TPHCM Trái cây, rau củ, thực phẩm tươi sống đa dạng chủng loại ở các chợ truyền thống, phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân trong đợt nghỉ lễ. Tuy nhiên, sức mua không cao. Ngày 30/4, ghi nhận tại một số chợ truyền thống tại TPHCM, các loại thực phẩm đã về chợ khá phong phú. Tại chợ Bà Chiểu (Q.Bình...