Vừa bán sạch kho thì hồ tiêu tăng giá, dân trồng tiêu Tây Nguyên tiếc đứt ruột
Giá hồ tiêu liên tục tăng trong vòng hơn 1 tháng qua và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, người nông dân ở Tây Nguyên đã bán hết hồ tiêu từ lúc giá rất thấp
Những ngày gần đây, giá hồ tiêu trên thị trường đang ở mức từ 50-60 nghìn đồng/kg, đây được coi là mức giá cao nhất trong vòng 3 năm qua. Giá tăng khiến người dân trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên vừa mừng vừa tiếc nuối.
Giá hồ tiêu tăng từng ngày khiến người trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên tiếc hùn hụt vì đã bán hết
Mừng vì họ có hi vọng trong việc cố gắng duy trì rẫy hồ tiêu của gia đình sau thời điểm giá tiêu xuống chạm đáy, nhưng người trồng cũng vô cùng tiếc nuối bởi nhiều nhà đã bán gần hết rồi tiêu mới tăng giá.
Cách đây mấy tháng, khi vụ hồ tiêu mới thu hoạch xong, giá lúc này chỉ tầm trên dưới 35.000 đồng/kg. Nhưng vì thiếu tiền để phục hồi rẫy tiêu và đảm bảo cuộc sống của gia đình nên gần như bà con đã bán gần hết, số lượng tích trữ hồ tiêu không còn đáng là bao.
Đa số những người còn hồ tiêu trong nhà là những gia đình có kinh tế khá giả, nhưng số lượng này không đáng kể.
Ông Trần Quốc Thắng, ngụ ở huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, gia đình ông trồng gần 2 héc ta hồ tiêu, trong vòng 3 năm qua đã cố gắng duy trì để mong chờ tiêu lên giá. Mùa vừa rồi gia đình ông Thắng thu hoạch được 6 tấn tiêu nhưng khi thu hoạch xong đã phải bán hết để lấy kinh phí tái đầu tư.
Video đang HOT
“Thời điểm thu hoạch tiêu vừa rồi rơi vào tầm tháng 2, khi đó giá hồ tiêu nằm ở mức trên dưới 35.000 đồng/kg, nhưng chúng tôi buộc phải bán đi để lấy tiền tái đầu tư và trả công. Hiện hồ tiêu liên tục tăng giá là một tín hiệu mừng cho người trồng tiêu như chúng tôi”, ông Thắng nói.
Anh Lê Văn Vinh ngụ tại xã Cư Né, huyện Krông Búk (Đắk Lắk) cho biết, “gia đình tôi chủ yếu sống nhờ vào hồ tiêu. Với giá tiêu như hiện tại thì người trồng hồ tiêu sẽ rất dễ thở, nếu cứ duy trì mức giá này thì chắc chắn cuộc sống người dân sẽ ổn định hơn so với trước”- anh Vinh chia sẻ.
Theo tìm hiểu của PV, tại huyện Đắk Song, nơi được gọi là “thủ phủ hồ tiêu” của tỉnh Đắk Nông, đa số người dân ở đây cho biết, hiện nay giá hồ tiêu tăng mạnh nhưng họ không còn tiêu để bán nên rất tiếc.
Theo anh Lê Văn Hà (trú xã Nam Bình, huyện Đắk Song), năm nay gia đình anh thu được 10 tấn tiêu nhưng đã bán hết sạch ngay khi vừa thu hoạch xong, lúc đó giá tiêu đang rất thấp. Giờ giá cao chỉ có đại lý thu mua có lợi song anh Hà kỳ vọng giá sẽ tiếp tục giữ ổn định để vụ tới người trồng tiêu có lợi.
Nhiều gia đình vừa bán hết tiêu thì giá hồ tiêu bắt đầu tăng cao
Ông Đoàn Vĩnh Tân, Phó chủ tịch xã Ea B’Hốk, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) cho biết, dù tiêu hiện nay đang tăng giá nhưng chúng tôi luôn khuyến cáo cho người dân không nên mở rộng diện tích vì trồng tiêu có sự rủi ro rất cao.
Còn theo ông Đặng Văn Hoan, Chủ tịch xã Cư Suê, huyện Cư M’nga (Đắk Lắk), giá hồ tiêu lên nhưng hiện dân còn rất ít vì họ phải tái đầu tư, phục vụ cuộc sống. Ngay gia đình ông cũng chỉ bán được 35.000/kg vì phải tái đầu tư và trả nợ.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, hiện cả tỉnh có khoảng 33.000 ha trồng tiêu. Về lâu về dài, để đảm bảo cung, cầu, tỉnh quy hoạch và giữ mức ổn định khoảng 27.000 ha.
Cua đồng Nghệ An giá tăng lên 100.000 đồng/kg, thương lái mua nườm nượp gửi ra Hà Nội
Thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng cua đồng chế biến món ăn ở các thành phố phía Bắc tăng cao khiến cua đồng ở Nghệ An được thương lái nâng giá lên mức 100.000 đồng/kg.
Cua đồng được người dân nhiều xã của huyện Yên Thành tranh thủ bắt vào ban đêm, nhập cho thương lái.
Ông Nguyễn Văn Tần, thương lái chuyên thu mua cua đồng trên địa bàn các xã: Nam Thành, Lý Thành, Long Thành... của huyện Yên Thành cho biết, giá cua đồng tăng lên 100.000 đồng/kg từ cả tuần nay, trước đó chỉ có 80.000 đồng/kg.
Nguyên nhân cua đồng tăng giá là do nhu cầu sử dụng cua đồng để chế biến thức ăn ở các thành phố phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội tăng cao.
Tuy nhiên, lượng cung lại giảm đi, vì thời điểm này nắng nóng, ruộng khô hạn nên người dân khó bắt được cua. Trước đây, khi ruộng nhiều nước, mỗi ngày anh thu mua được trên 300 kg, thì nay chỉ thu mua được 100 - 150 kg.
Thời điểm này, nhiều cánh đồng khô nước, nên số lượng cua bắt được không nhiều.
"Hàng ngày, tôi thu mua cua từ sáng sớm đến 21h30 tối, được bao nhiêu cua, xử lý bằng cách ướp lạnh bằng nước đá, sau đó gửi xe khách ra Hà Nội tiêu thụ" - ông Nguyễn Văn Tần cho hay.
Được biết, trên địa bàn huyện Yên Thành có khoảng 5 - 7 thương lái chuyên thu mua cua đồng để chuyển ra Hà Nội, Hải Phòng... tiêu thụ.
Chị Nguyễn Thị Thơ ở xóm Tây Hồ, xã Nam Thành cho hay, thời điểm này, lúa vừa gieo sạ, nhiều cánh đồng khô nước nên cua không ra khỏi hang, rất khó bắt. Trước đây, mỗi tối chị có thể bắt được 1 kg cua, thì nay chỉ bắt được 3 - 5 lạng. tuy nhiên do giá cua tăng lên 100.000 đồng/kg, nên thu nhập cũng gần như nhau.
Cua đồng được đóng bì, ướp lạnh để gửi xe khách vận chuyển ra Hà Nội, Hải Phòng... tiêu thụ.
Theo các thương lái thu mua cua đồng cho biết, ngoài nông dân các huyện Yên Thành, Đô Lương, Diễn Châu, Hưng Nguyên... của Nghệ An đi bắt cua, còn có thương lái từ các tỉnh phía Nam vận chuyển cua ra phía Bắc tiêu thụ, nên giá cua khó có thể cao hơn nữa. Trước đây, có năm cua đồng ở Nghệ An đã tăng giá kỷ lục lên đến 120.000 đồng/kg.
Lợn hơi bất ngờ hạ nhiệt cả ba miền, chợ dân sinh vẫn vắng bóng người mua Dù giá lợn hơi hôm nay (8/6) tiếp tục giảm mạnh, miền Bắc có nơi về mốc giá 94.000 đồng/kg, thậm chí tại miền Nam đã về 90.000 đồng/kg,... song tại các chợ dân sinh tiểu thương vẫn than ế ẩm. Tại miền Bắc, giá lợn hơi tiếp tục đi xuống, nhiều nơi giảm thêm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Thái Bình là địa...