Vừa ăn tối xong mà uống 7 loại nước này thì nội tạng sẽ bị bào mòn, yếu như cụ già
Chồng em mới đi Mộc Châu về mua được 2 chai sữa bò nguyên chất, tối qua ăn cơm xong 2 thằng cu con cứ nằng nặc đòi mẹ cho uống. Thế nhưng mẹ chồng em lại dứt khoát không cho vì uống sữa bò buổi tối không tốt các mẹ ạ.
Ở đây có bao nhiêu mẹ không biết rằng uống sữa bò sau bữa tối thì có hại cho sức khỏe thì giơ tay đi ạ? Em lúc đó cũng bức xúc lắm, nghĩ bà hay kiêng linh tinh, nhưng mà lên mạng đọc mới biết bà nói đúng. Thậm chí, cả nước dừa, kem tươi cũng không được dùng kẻo sinh bệnh nha các mẹ. Ai chưa biết thì để em chia sẻ lời bác sĩ cho mà đọc nè:
1. Sữa bò nguyên chất
Sữa là một thực phẩm bổ dưỡng chứa lượng canxi dồi dào và xương chắc khỏe. Tuy nhiên, sữa bò nguyên chất lại không hề tốt cho sức khỏe như bạn thường nghĩ. Sữa bò nguyên chất chứa các loại chất đạm động vật làm phá hủy lượng canxi từ xương. Bên cạnh đó, sữa bò cũng chứa rất nhiều calo, các loại chất béo, kháng sinh và cholesterol. Do đó, uống sữa bò sau bữa tối có thể làm tăng lượng cholesterol và chất béo trong cơ thể bạn.
2. Cà phê với kem tươi
Vào ngày mùa đông giá lạnh, chắc hẳn ai cũng sẽ rất thích được nhâm nhi một ly cà phê nóng với kem tươi. Tuy nhiên mọi người nên tránh uống đồ uống này vào buổi tối. Kem tươi chủ yếu chứa si rô ngô và dầu thực vật. Những thành phần này gây hại cho sức khỏe, khiến chúng ta bị đầy hơi, khó tiêu, mất ngủ.
3. Nước dừa
Theo nhiều nghiên cứu, quả dừa có vị ngọt, tính bình. Tuy nhiên ta không nên uống vào buổi tối bởi nước dừa có thành phần khoáng khá cao, số lượng nước của một trái dừa cũng thường tương đương 200 – 300ml nước, tức là 1 – 1,5 cốc nước. Nếu uống như vậy đương nhiên lượng nước thừa và khoáng thừa phải thải qua đường tiểu, tức là phải đi tiểu trong đêm, mất ngủ liên tục gây bất tiện và khó chịu.
Thèm mấy mọi người cũng đừng dại uống nước có ga vào buổi tối kẻo dạ dày bị tấn công. Bên cạnh đó những người bị táo bón và trào ngược a xít nên tránh xa loại thức uống này.
5. Trà nhân sâm
Mặc dù có 1 số loại trà thảo dược giúp chúng ta ngủ ngon hơn xong mọi người không nên sử dụng trà nhân sâm vào buổi tối kẻo huyết áp tăng cao vọt, mất ngủ triền miên.
Video đang HOT
6. Soda
Soda là loại nước uống chứa nhiều axit gần nhất. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng soda thật sự có tính axit cao hơn nhiều so với bất kì thứ gì có trong tự nhiên. Tính axit làm tổn hại những van nối dạ dày và thực quản. Ngoài ra, sự cacbonat hóa làm tăng áp lực dạ dày.
7. Nước cam
Không nên ăn và uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Ngoài ra, nếu trước khi đi ngủ mà uống nước cam, nước bọt không tiết nhiều như khi chúng ta còn thức, lượng a xít còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hỏng lớp men răng. Tốt nhất mọi người nên ăn và uống nước cam vào buổi sáng khi dạ dày còn trống (chưa ăn sáng), thời điểm này là tốt nhất, giúp dạ dày dễ hấp thu các chất dinh dưỡng.
Theo giaoducthoidai.vn
Sau bữa ăn tuyệt đối không uống 4 thứ này, sẽ làm tổn thương nội tạng rất lớn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bất kỳ loại nước nào được đưa vào cơ thể ngay sau khi ăn đều đảo lộn quá trình tiêu hóa vì nó làm tăng kích thích của dạ dày.
Sau bữa ăn, bạn thường dùng nước lọc, nước trái cây hoặc trà để tráng miệng nhưng trên thực tế đây lại là thói quen không tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn uống nước ngay sau khi ăn, lượng axit dạ dày tiết ra bị pha loãng nên hiệu quả tiêu hóa thức ăn giảm. Thức ăn chậm tiêu hóa và lưu lại lâu trong dạ dày khiến dạ dày tiếp tục tiết thêm nhiều axit nữa để tiêu hóa hết thức ăn.
Kết quả là dạ dày dư thừa axit. Khi axit bị dư thừa thường xuyên, niêm mạc dạ dày sẽ bị bào mòn dẫn đến viêm loét và gây ra bệnh đau dạ dày.
Ngoài ra, những người già hay những người yếu bụng, nếu sau khi ăn no mà uống nước lạnh ngay, sẽ gây co bóp mạnh ở dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài, có hại cho tiêu hóa. Vì vậy, sau khi ăn bạn nên tránh:
Nước hoa quả
Uống nước hoa quả sau bữa ăn có rất nhiều tác hại mà bạn không ngờ tới được.
Thứ nhất nước hoa quả gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa, gây ra đầy hơi, khó chịu cho người ăn.
Hơn nữa, trong nước hoa quả có chứa một lượng lớn đường glucose, fructose, sucrose, tinh bột... Nếu ăn sau bữa ăn khi dạ dày phải tiêu hóa một lượng lớn thức ăn khác sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ruột và tuyến tụy. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra bệnh ở 3 bộ phận tiêu hóa trên.
Uống nước hoa quả sau bữa ăn sẽ làm tăng nguy cơ béo phì vì lượng chất đường lớn được bổ sung vào cơ thể.
Nước ngọt, nước uống có ga
Nước ngọt và nước uống có ga thường được nhiều người sử dụng trong bữa ăn, đặc biệt là bữa tiệc. Không ít người cũng có thói quen thưởng thức loại nước này ngay sau khi ăn xong mà không biết rằng có thể gây hại cho sức khỏe bản thân.
Theo các chuyên gia sức khoẻ, việc sử dụng các loại nước ngọt, nước uống có ga sau bữa ăn làm gia tăng thêm gánh nặng cho tiêu hóa và hấp thu của dạ dày tuyến tụy.
Hơn nữa, việc có quá nhiều nước ngọt, nước uống có ga trong dạ dày sẽ làm loãng dịch vị, giảm công năng sát khuẩn của dịch vị. Khí CO2 trong nước uống có ga cũng ảnh hưởng đến sự sản sinh ra chất Pepsinogen, khiến cho khả năng tiêu hóa bị suy giảm.
Nước đá
Theo The Health Site, nước lạnh, đặc biệt là nước đá sẽ làm các mạch máu co lại. Điều này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, cơ thể không hấp thụ thức ăn đúng cách, gây khó tiêu, thậm chí mất nước.
Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Vì vậy, khi bạn uống nước đá, cơ thể sẽ phải tiêu hao năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Có ý kiến cho rằng uống nước đá khiến hoạt động của hệ thống tim mạch ảnh hưởng. Lý giải cho hiện tượng này, chuyên gia Yvonne Bohn, bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Trung tâm y khoa Cystex cho biết: dây thần kinh phế vị chạy qua gáy dễ bị nhiệt lượng tác động và ảnh hưởng.
Khi uống nhiều nước lạnh, hệ thống thần kinh này sẽ bị ức chế dẫn tới suy giảm nhịp tim. Tuy nhiên, các nhà khoa học đến từ Mayo Clinic và Đại học Columbia lại khẳng định thông tin đó không đáng tin cậy.
Nước trà
Trong nước trà có chứa một hàm lượng lớn tannin và các hợp chất có tính kiềm. Những chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, từ đó dễ dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, trong nước trà chứa acid tannic. Chất này khi vào cơ thể sẽ khiến protein mà chúng ta vừa tiêu thụ bị kết tủa, gây cản trở quá trình hấp thụ protein, gây ra táo bón, tăng hấp thu những chất độc hại vào cơ thể.
Uống trà sau bữa ăn còn cản trở sự hấp thu sắt, về lâu dài sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu sắt trầm trọng dẫn đến thiếu máu.
Để tránh những sự cố đáng tiếc, tốt nhất sau khi ăn bạn chỉ nên tráng miệng bằng nước lọc, sau đó đợi khoảng 2-3 tiếng thì có thể dùng thêm những loại nước khác nhau.
Uống nước như thế nào là phù hợp và đúng cách?
Theo công thức nghiên cứu của các chuyên gia, lượng nước cần cho 1 kg cơ thể với điều kiện bình thường là 40ml. Cụ thể, một người nặng khoảng 50kg sẽ cần bổ sung 2 lít nước mỗi ngày.
Thời gian lý tưởng để uống nước với số lượng lớn là vào sáng sớm khi vừa thức dậy. Uống nước trong mỗi bữa ăn với số lượng tối thiểu để sự hấp thụ tự nhiên của các chất dinh dưỡng từ thức ăn trong suốt quá trình tiêu hóa không bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, không uống nước ngay sau bữa ăn mà cách khoảng 15 - 30 phút để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn.
Theo www.giadinhmoi.vn
Chuyên gia chỉ ra 7 loại nước mẹ bầu cần tránh và 9 loại nước nên uống trong thai kỳ Việc bổ sung nước cho mẹ bầu giống như việc cung cấp các chất dinh dưỡng để con yêu mạnh khỏe. Tuy nhiên không phải loại nước nào cũng có lợi cho sự phát triển của bé. Những loại nước nào nên tránh xa? Nước chưa đun sôi Bà bầu tuyệt đối không nên uống nước chưa đun sôi, bởi trong nước chưa...