Vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan rút tiền từ SCB, mang ra nước ngoài đầu tư
Đại diện Bộ Công an cho biết sau khi rút tiền từ SCB, bị can Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, đã đem đi đầu tư, mua gom bất động sản lớn trên toàn quốc, mang ra nước ngoài đầu tư
Ngày 27-12, Bộ Công an đã họp báo thông tin về tình hình, kết quả công tác công an năm 2023. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi họp báo, trong đó có thông tin về vụ án Vạn Thịnh Phát, bị can Trương Mỹ Lan.
Bị can Trương Mỹ Lan thời điểm chưa bị khởi tố. Ảnh: V.T.P.
Tại buổi họp báo, thông tin về quá trình điều tra giai đoạn 2 đối với vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Cục phó Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an), cho biết việc điều tra giai đoạn 1 đã kết thúc và có 86 bị can bị khởi tố với nhiều tội danh.
Theo thiếu tướng Thành, do vụ án có rất nhiều bị can và người liên quan nên cần tách ra để điều tra, xử lý giai đoạn 2, trong đó tập trung điều tra 2 tội danh chính là lừa đảo liên quan đến phát hành trái phiếu và hành vi rửa tiền của bị can Trương Mỹ Lan.
Về hành vi lừa đảo phát hành trái phiếu, cơ quan điều tra xác định các bị can đã thông qua 40 doanh nghiệp được thành lập rồi phát hành 25 gói trái phiếu, thu về hơn 30.000 tỉ đồng. “Trong quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn vì xác định có trên 25.000 nhà đầu tư là bị hại. Chúng tôi cũng đề nghị ai là bị hại hãy đến cơ quan điều tra công an các tỉnh, thành khai báo để bảo vệ quyền lợi của mình”- ông Thành nói.
Vụ án Vạn Thịnh Phát – Trương Mỹ Lan
Đối với hành vi rửa tiền, thiếu tướng Thành, cho biết Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có quy định hành vi này. Đó là người phạm tội dùng tiền có được do phạm tội mà có sử dụng vào đầu tư, giao dịch ngân hàng, tài trợ hoặc từ thiện.
Video đang HOT
“Cho nên, số tiền mà bị can Lan chiếm đoạt, tham ô hoặc thông qua hoạt động cho chính mình vay. Sau đó thì chỉ cần thực hiện 1 trong các hành vi theo quy định của Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP là đã phạm vào tội rửa tiền” – thiếu tướng Thành cho hay.
Thiếu tướng Thành cho biết thêm sau khi rút tiền thông qua hoạt động ngân hàng, bị can Lan đã đem đi đầu tư, mua gom bất động sản lớn trên toàn quốc; đồng thời chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư. “Đơn vị đã ủy thác điều tra và kết quả điều tra sẽ được công bố sau” – thiếu tướng Thành khẳng định.
Liên quan đến vụ án xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, ngày 15-12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao đã đề nghị truy tố 86 bị can về 6 nhóm tội danh.
Theo cáo buộc, dù không trực tiếp giữ chức vụ tại SCB nhưng bị can Trương Mỹ Lan sở hữu 91,5% cổ phần, nắm quyền điều hành và là người quyền lực nhất tại nhà băng này. Qua đó, bị can Lan dùng SCB như một công cụ tài chính để huy động vốn cho hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 công ty con.
Từ tháng 2-2018 đến10-2022, bị can Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỉ đồng và chiếm đoạt 304.000 tỉ đồng, gây thiệt hại tiền lãi phát sinh gần 130.000 tỉ đồng.
Ngoài ra, hành vi của bị can Trương Mỹ Lan còn gây thiệt hại cho SCB hơn 64.600 tỉ đồng về hành vi sai phạm về hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, để che giấu thực trạng yếu kém của SCB, giúp nhà băng thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bị can này đã chỉ đạo thuộc cấp mua chuộc đoàn cán bộ thanh tra. Bị can Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho bị can Đỗ Thị Nhàn, cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, 5,2 triệu USD cùng nhiều cán bộ trong đoàn thanh tra.
Người phụ nữ thân tín được Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan cho cổ phần trị giá 3 tỷ đồng
Là một trong những "cánh tay" thân tín của Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, nữ Phó Tổng Giám đốc được bà Lan cho hàng trăm nghìn cổ phần tại ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trị giá 3 tỷ đồng.
Bà Trương Mỹ Lan có nhiều cánh tay thân tín để thao túng ngân hàng SCB.
Thăng tiến thuận lợi
Lên quan tới vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng SCB, theo kết luận điều tra, bị can Trần Thị Mỹ Dung (Nguyên Phó Tổng giám đốc SCB) là một trong những người thân tín của bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn VTP).
Tài liệu điều tra thể hiện, bà Mỹ Dung làm việc tại Ngân hàng SCB từ tháng 5/2010 đến tháng 9/2022, trải qua các vị trí, chức vụ từ nhân viên kinh doanh, chuyên viên tái thẩm định của Phòng Tái thẩm định. Sau đó, bà Dung được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Phòng Tái thẩm định, Phó Giám đốc Khối phê duyệt tín dụng và Xử lý nợ (Khối Tái thẩm định), Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Phê duyệt tín dụng và Xử lý nợ.
Bà Trần Thị Mỹ Dung khai nhận, biết rõ bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn VTP là cổ đông lớn, nắm giữ gần như tuyệt đối cổ phần Ngân hàng SCB. Tuy không giữ chức vụ tại Ngân hàng SCB nhưng do là chủ ngân hàng nên bà Lan có quyền điều hành ngân hàng này trong đó có hoạt động cho vay, thông qua việc sắp xếp nhân sự, chỉ đạo, điều hành lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng SCB như Chủ tịch HĐQT, HĐQT, Ban Tổng Giám đốc... đối với nghiệp vụ cho vay. SCB chủ yếu cho khách hàng vay theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, đối với nhóm khách hàng vay thông thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Từ ngày 11/9/2019 đến ngày 12/10/2020, bà Trần Thị Mỹ Dung là Phó Giám đốc Khối Tái thẩm định, có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc Phê duyệt cấp tín dụng đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền/ký tờ trình đề xuất cấp tín dụng trình Giám đốc Khối và/hoặc Phó Tổng Giám đốc; từ ngày 25/11/2020 đến ngày 04/01/2021, bà Trần Thị Mỹ Dung là Quyền Giám đốc Khối Tái thẩm định, có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc Phê duyệt cấp tín dụng đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền/Ký tờ trình đề xuất cấp tín dụng trình Phó Tổng Giám đốc và Tổng Giám đốc/Quyền Tổng Giám đốc. Giai đoạn này Trương Mỹ Lan chỉ đạo trực tiếp cho Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng Giám đốc SCB) hoặc Nguyễn Phương Hồng (Phó Tổng Giám đốc SCB), sau đó, những người này báo cáo lại cho Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng Giám đốc SCB) và Đinh Văn Thành (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB) biết, tổ chức thực hiện lập hồ sơ, phê duyệt, giải ngân đối với các khoản vay đứng tên cá nhân, pháp nhân trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan.
Từ ngày 07/01/2021 đến ngày 04/3/2022, bà Dung là Phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc ủy quyền phê duyệt đề xuất cấp tín dụng đối với các khoản vay trên 150 tỷ đồng (bằng thẩm quyền Tổng Giám đốc). Khi cần sử dụng tiền, bà Trương Mỹ Lan sẽ thông báo cho bà Dung cùng Trương Huệ Vân (Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor), Trương Khánh Hoàng họp tại phòng họp tầng 39, Tòa nhà Times Square. Trương Mỹ Lan sẽ thông báo là cần số lượng bao nhiêu tiền, sử dụng tài sản gì để thế chấp, thời gian giải ngân để mọi người cùng thực hiện.
Về tài sản đảm bảo các khoản vay, bà Dung khai luôn luôn không đủ đảm bảo cho số tiền mong muốn nên bà Trương Mỹ Lan luôn chỉ đạo phải nâng giá lên để rút tiền tại Ngân hàng SCB.
Trên cơ sở "chỉ thị" từ bà Trương Mỹ Lan, bà Dung sẽ họp với lãnh đạo, nhân viên của ngân hàng SCB để thông báo cho mọi người biết chỉ đạo của bà Lan về việc thực hiện một khoản vay tại Ngân hàng SCB, nếu đồng thuận thì cùng nhau tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ, phê duyệt, giải ngân đối với các khoản vay của bà Lan.
Sau khi thống nhất chủ trương thực hiện với Chủ tịch Hội đồng quản trị, bà Nguyễn Phương Hồng hoặc ông Trương Khánh Hoàng hoặc bà Trần Thị Mỹ Dung sẽ triển khai, hoàn thiện các hồ sơ phê duyệt.
Dung khai, đối với các hồ sơ cho vay thuộc nhóm khách hàng Vạn Thịnh Phát, hầu hết các khoản vay Ngân hàng SCB giải ngân trước theo yêu cầu sử dụng tiền của bà Trương Mỹ Lan, sau đó các bộ phận liên quan tại Ngân hàng SCB mới phối hợp, hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng để hợp thức.
Việc định giá tài sản đảm bảo liên quan đến các khoản vay, bà Dung giao cho bị can Bùi Ngọc Sơn, Chuyên viên Khối Tái thẩm định và Xử lý nợ thực hiện, liên hệ với các công ty thẩm định giá ban hành chứng thư nâng khống giá trị tài sản. Do quy định cho vay các khoản vay không được quá 70% giá trị tài sản bảo đảm, nên khi giao cho ông Sơn thực hiện, bà Dung yêu cầu phải đảm bảo giá trị để cho vay được theo yêu cầu của bà Trương Mỹ Lan. Tài sản đảm bảo là thủ tục hợp thức, nên ngoài việc nâng khống giá trị trên chứng thư thẩm định giá thì thủ tục thế chấp được bổ sung, hoàn thiện sau khi đã giải ngân cho vay (quy trình ngược).
Ngoài ra, sau khi đã giải ngân lên tài khoản, bà Trần Thị Mỹ Dung chuyển cho chi nhánh được phân công "giải quỹ" của khoản vay phương án thu chi tiền theo hồ sơ và thu chi tiền theo thực tế do đại diện Vạn Thịnh Phát là Nguyễn Phương Anh lập để phối hợp thực hiện, hoàn thiện toàn bộ quy trình rút tiền khỏi SCB.
Được bà Trương Mỹ Lan cho cổ phần trị giá 3 tỷ đồng
Theo kết luận điều tra, từ ngày 11/9/2019 đến ngày 15/8/2022, bà Trần Thị Mỹ Dung với các vai trò là Phó Giám đốc Khối Tái thẩm định, Giám đốc Khối Tái thẩm định, Phó Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc được Tổng giám đốc ủy quyền thực hiện quyền hạn của Tổng giám đốc đã ký 395 Tờ trình tái thẩm định, 395 Biên bản họp Hội đồng Kinh doanh và Đầu tư Hội sở, 144 Tờ trình của Tổng giám đốc (thừa ủy Quyền Tổng giám đốc) trình Hội đồng quản trị đồng ý cho 394 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn VTP, với 617 khoản vay tại Ngân hàng SCB, có dư nợ đến ngày 17/10/2022 là hơn 356.873 tỷ đồng (gồm: Dư nợ gốc 287.850 tỷ đồng và dư nợ lãi 69.023 tỷ đồng, bao gồm nợ lãi phí đã được bán nợ/cấn trừ nợ).
Bà Trần Thị Mỹ Dung nhận thức, biết rõ các khoản vay của các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát do các khoản vay này đều có điểm chung là được theo dõi trên hệ thống Core Banking tại Ngân hàng SCB là "HSTT - Hội sở tiếp thị"; giải ngân, rút tiền của SCB ra trước, sau đó mới hoàn thiện hợp thức hồ sơ cho vay. Thực tế, các đơn vị tại Ngân hàng SCB không có việc thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm, không quan tâm phương án vay vốn, bỏ qua quy trình cho vay thông thường theo quy định pháp luật.
Theo kết luận điều tra, căn cứ kết quả điều tra, cơ quan điều tra đủ căn cứ xác định: Bà Trần Thị Mỹ Dung là người có chức vụ, quyền hạn, đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện hành vi giúp sức tích cực, đồng phạm với Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi phạm tội "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 4, Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, liên đới chiếm đoạt số tiền 200.690 tỷ đồng (= Dư nợ gốc từ ngày 11/9/2019 đến ngày 15/8/2022: 287.850 tỷ đồng - Giá trị tài sản đảm bảo do Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân định giá tại thời điểm ngày 30/9/2022 được SCB chấp nhận có đủ pháp lý để trích lập dự phòng rủi ro: 87.159 tỷ đồng), gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh 69.023 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra cũng xác định, năm 2021, bà Trần Thị Mỹ Dung còn được bà Trương Mỹ Lan cho 300.000 cổ phần SCB (tương đương 3 tỷ đồng).
Cơ quan điều tra đánh giá, quá trình điều tra, bà Trần Thị Mỹ Dung đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án; nhận thức rõ hành vi vi phạm, đã tự nguyện giao nộp 300.000 cổ phần SCB để khắc phục hậu quả của vụ án.
Bà Trương Mỹ Lan dùng cách gì "giật dây" dàn lãnh đạo SCB Để thực hiện hành vi tham ô chiếm đoạt tiền của SCB, Trương Mỹ Lan, chủ tịch Vạn Thịnh Phát, đã sử dụng các nhân viên tin tưởng, thân tín và trả từ 200 triệu đến 500 triệu đồng/tháng. Trong vụ án sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và một số đơn vị...