Vụ Vạn Thịnh Phát: Bị cáo phạm tội vì muốn vực dậy Ngân hàng SCB
Khai tại tòa về hành vi phạm tội, nhiều cựu lãnh đạo của Ngân hàng SCB cho rằng bản thân chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo, chịu áp lực từ cấp trên và thời điểm đó các bị cáo muốn vực dậy SCB khi tiến hành tái cơ cấu.
Hôm nay (6/11), phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi nhóm bị cáo là lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Bản án sơ thẩm xác định, các bị cáo nguyên là cựu lãnh đạo của SCB đã giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan “hợp thức hóa” hồ sơ vay vốn khống của các công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát để vay tiề.n của SCB.
Tại phiên phúc thẩm, các bị cáo không có ý kiến về tội danh, chỉ xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt, với lý do rằng bản thân chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo, chịu áp lực từ cấp trên và thời điểm đó các bị cáo muốn vực SCB dậy khi tiến hành tái cơ cấu.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Bị cáo Nguyễn Văn Thanh Hải (cựu Phó Chủ tịch HĐQT SCB) trình bày, vào thời điểm ký các hồ sơ, bị cáo không nhận thức được sai phạm của mình, chỉ đến khi bị xét xử sơ thẩm mới nhận ra rằng tất cả các tờ trình đã duyệt đều không phản ánh đúng thực tế. Bị cáo giải thích rằng trong suốt thời gian công tác tại SCB, vai trò của mình chủ yếu là ký các giấy tờ theo các tờ trình đã có sẵn và không hề hay biết về những vấn đề sai phạm trong các hồ sơ đó.
Bị cáo Mai Hồng Chín (cựu Giám đốc Phòng Tái thẩm định SCB) cho rằng sai phạm của mình xuất phát từ sự hiểu lầm về bản chất của quá trình tái cơ cấu. Bị cáo khai, do không lường trước được những hậu quả nghiêm trọng của quá trình này nên đặt niềm tin sai lầm vào những lời chỉ đạo của các lãnh đạo.
Thời điểm đó bị cáo cho rằng việc “ký hồ sơ đảo nợ” chỉ là một giải pháp tạm thời mà không nhận thức đầy đủ về những hệ lụy lâu dài và nghiêm trọng mà hành động này có thể gây ra.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Nguyễn Huế
Video đang HOT
Bị cáo buộc trong khoảng thời gian từ tháng 11/2021-9/2022, bị cáo Lương Thị Hồng Quế, với vai trò Giám đốc Phòng Phê duyệt tín dụng khách hàng doanh nghiệp (tái thẩm định) tại SCB, đã ký duyệt 4 tờ trình tái thẩm đồng ý cho 4 khách hàng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay tổng cộng 46 khoản vay tại SCB. Đến ngày 17/10/2022, tổng dư nợ của các khoản vay này lên đến 700 tỷ đồng.
Bản án sơ thẩm xác định, bị cáo Quế biết rõ các khoản vay này thực chất là hợp thức hóa hồ sơ vay vốn, giải ngân và rút tiề.n để nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng trái với mục đích vay vốn đã cam kết.
Tại phiên tòa, bị cáo Quế trình bày rằng vào thời điểm ký duyệt các hồ sơ vay, bị cáo mới nhận nhiệm vụ tái thẩm. Bị cáo nghĩ mình chỉ thực hiện thủ tục tái thẩm cho các hồ sơ vay vốn cũ của Công ty Lavifood và không hề biết rằng công ty này đã được bị cáo Trương Mỹ Lan mua lại.
Ngoài việc trình bày về nguyên nhân đến hành vi phạm tội, các bị cáo cũng bày tỏ về thiện chí khắc phục hậu quả. Theo các bị cáo, dù hoàn cảnh gia đình hiện khó khăn nhưng họ vẫn vận động gia đình khắc phục hậu quả của vụ án nhằm bù đắp phần nào những sai lầm đã gây ra, giảm bớt thiệt hại.
Vụ Vạn Thịnh Phát: Các cựu lãnh đạo SCB đồng loạt xin xem xét lại mức án
Tự bào chữa trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, các cựu lãnh đạo của SCB đều mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt và khẳng định làm theo chỉ đạo, khá bất ngờ khi nghe VKS đề nghị mức án.
Ngày 22/3, phiên xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần bào chữa của các luật sư.
Bào chữa cho bị cáo Lê Khánh Hiền (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB), luật sư cho rằng, mức án mà VKS đề nghị đối với bị cáo là từ 6-7 năm tù là quá nghiêm khắc.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại toà ngày 22/3. Ảnh: Nguyễn Huế
Theo luật sư, tất cả việc làm của bị cáo Hiền đều có sự chỉ đạo của lãnh đạo Ngân hàng SCB và giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Trước đó, khi xin thôi làm việc tại Ngân hàng SCB, bị cáo đã có báo cáo gửi HĐQT Ngân hàng SCB. Trong đó, bị cáo nêu ra nhiều khó khăn vướng mắc, đưa ra cách khắc phục... nhưng HĐQT không đồng ý với phương án xử lý các vấn đề tồn đọng tại SCB, do đó bị cáo xin nghỉ việc.
Quang cảnh phiên toà. Ảnh: Nguyễn Huế
Luật sư dẫn chứng, cáo trạng truy tố bị cáo Hiền phê duyệt 72 Tờ trình tái thẩm định, 2 Biên bản họp Hội đồng quản trị, 72 Biên bản họp Hội đồng tín dụng Hội sở đồng ý cho 72 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, với 72 khoản vay tại Ngân hàng SCB... Lê Khánh Hiền biết các khoản vay trên là hợp thức hồ sơ, giải ngân, rút tiề.n để nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng trái phương án vay vốn.
Hành vi của Lê Khánh Hiền đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiề.n của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại gần 4 ngàn tỷ đồng. Luật sư cho rằng, quy kết này là chưa thuyết phục. Theo luật sư, tại phiên tòa, các bị cáo khác cũng trình bày rằng đây là những khoản nợ tồn đọng.
Đại diện VKS tham gia phiên toà. Ảnh: Nguyễn Huế
Luật sư đề nghị HĐXX áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tuyên phạt bị cáo Hiền mức án thấu tình đạt lý, bởi bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, là người thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, bị cáo không được hưởng lợi gì, thậm chí còn bị Ngân hàng SCB nợ lương. Trong quá tình điều tra, bị cáo cũng tích cực phối hợp, khai báo thành khẩn, chủ động nộp khắc phục hậu quả; gia đình có truyền thống cách mạng,...
Luật sư cũng đề nghị HĐXX xem xét các tài sản mà bị cáo Hiền đang bị phong tỏa, vì những tài sản này hình thành sau thời điểm bị cáo nghỉ việc tại SCB.
Tự bào chữa, bị cáo Lê Khánh Hiền trình bày về mục đích tham gia vào cơ cấu nợ của SCB thời kỳ mới hợp nhất. Theo bị cáo, sau khi hợp nhất, ngân hàng cơ cấu lại các khoản nợ cũ thành mới, giảm thiểu tối đa thiệt hại, tổn thất trong quá trình xử lý nợ.
Cũng theo bị cáo Hiền, khi cơ cấu lại khoản nợ sẽ kéo giảm nợ xấu, nợ quá hạn về mức an toàn. Dù giải pháp này là tình thế, nhưng là duy nhất để cơ cấu lại danh mục tài sản cho ngân hàng, ổn định tình hình thanh khoản đang khó khăn, hoàn trả lại toàn bộ khoản vay tái cấp vốn.
Hầu hết các bị cáo khai báo, làm theo chỉ đạo, là người làm công ăn lương nên đề nghị HĐXX xem xét lại mức án. Ảnh: Nguyễn Huế
Bị cáo rất xấu hổ khi để xảy ra sự việc
Tự bào chữa bổ sung, bị cáo Hồ Bửu Phương (Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn VTP và Công ty Đầu tư Vạn Thịnh Phát từ năm 2013 đến 31/7/2020) tỏ ra khá bất ngờ khi bị truy tố về tội "Tham ô tài sản" với khung hình phạt 19-20 năm tù. Bị cáo không hiểu sao lại xảy ra tình trạng này, bị cáo thấy hành vi phạm tội của bị cáo không quá nghiêm trọng.
"Từ lúc bị tạm giam đến nay, bị cáo chưa được gặp vợ con và gia đình, bị cáo cũng rất xấu hổ khi để xảy ra sự việc này. Bị cáo xin HĐXX và VKS cân nhắc, xem xét phần bào chữa của các luật sư để cân nhắc khi đưa ra mức hình phạt cho bị cáo", bị cáo Phương trình bày.
Bị cáo Nguyễn Văn Thanh Hải (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB) cho rằng, căn cứ hành vi luận tội thì bị cáo nghĩ là chưa đầy đủ và chính xác, mong HĐXX xem xét thêm bản chất và hoàn cảnh bị cáo phạm tội.
Theo bị cáo Hải, giai đoạn 1 bị cáo làm Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB, công việc của bị cáo là điều hành việc huy động cá nhân cũng như dịch vụ cá nhân, cho vay tiêu dùng, bị cáo không được tiếp xúc những doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát.
Khi lên làm Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, bị cáo được bị cáo Đinh Văn Thành (Chủ tịch HĐQT) phân công xử lý khối tín dụng và công nợ, nên việc ký vào biên bản hội đồng tín dụng cũng như phiếu lấy ý kiến về việc cho vay... bị cáo chỉ được tiếp xúc trên hồ sơ, chứ không biết các doanh nghiệp này có hoạt động hay không, và sử dụng khoản vay này như thế nào.
"Bị cáo thấy ăn năn, hối lỗi về việc mình làm. Nhận thức sâu sắc về tội của mình, kính mong HĐXX và VKS xem xét lại mức án, cân nhắc thêm phần tình tiết giảm nhẹ để bị cáo sớm có cơ hội hòa nhập với xã hội", bị cáo Hải trình bày trong phần tự bào chữa.
Lý lẽ đanh thép khi các bị cáo Trương Mỹ Lan, Đỗ Thị Nhàn vòng vo Khi các bị cáo Trương Mỹ Lan, Đỗ Thị Nhàn vòng vo, không trả lời trực tiếp câu hỏi, HĐXX và đại diện VKS đã có những lý lẽ đanh thép chất vấn, làm rõ hành vi phạm tội. Ngày 11/3, trong phần xét hỏi các bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Đỗ Thị Nhàn - cựu...