Vụ nữ sinh nghi tự tử vì uất ức: Cần lời xin lỗi trước toàn trường
TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: “ Giáo viên chủ nhiệm và Trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) phảitrường xin lỗi nữ sinh N.T.N.Y (học sinh lớp 10A4) trước cờ, trước toàn trường như cách nhà trường xử lý, kỷ luật dẫn đến nghi việc em đã uống thuốc tự tử”.
Nhà trường chưa đúng và đã đánh mất niềm tin
Như Lao Động đưa tin, ngày 6.12, bà Trần Thị Ngọc Diễm – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh An Giang đã ký văn bản số 3397/BC-SGDĐT gửi Bộ GDĐT và UBND tỉnh An Giang báo cáo về việc nữ sinh N.T.N.Y (học sinh lớp 10 Trường THPT Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang) bị ngất (có biểu hiện uống thuốc tự tử ngay tại trường). Nguyên nhân được cho là nhà trường đã bắt N.T.N.Y làm kiểm điểm dưới cờ khiến nữ sinh này uất ức, uống thuốc tự tử.
Liên quan đến vụ việc trên, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông chúng ta luôn nói giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất. Tuy nhiên, phát triển phẩm chất, năng lực như thế nào còn phụ thuộc vào năng lực của học sinh chứ không phải thầy cô, nhà trường đưa ra mục tiêu cần đạt để ép buộc học sinh thực hiện. Giáo dục bằng quyền uy, sự ép buộc phải chấm dứt trong trường học.
“Trong sự việc nữ sinh lớp 10 uống thuốc tự tử vì cho rằng mình bị giáo viên phê bình, mắng mỏ, ép đi học thêm; nhà trường bêu tên trước cờ… cách xử lý của nhà trường chưa đúng và đã tạo ra những tổn thương dẫn đến mất niềm tin cho nữ sinh. Trong trường học, muốn dân chủ trước hết học sinh phải được tôn trọng, hiểu được quyền học sinh. Trong giáo dục, thầy cô không phải đang ban ơn cho học sinh mà giáo dục giúp học sinh nhận thức đúng, sai. Thầy cô phải là người có nhận thức đúng để bảo vệ suy nghĩ đúng của học sinh. Nhà giáo phải có “ân” và “uy” cũng giống như nhà trường phải có kỷ cương – tình thương”- TS Tùng Lâm nhấn mạnh.
TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội. Ảnh: Tùng Giang.
Video đang HOT
Xin lỗi học sinh như cách khiến em tổn thương
Chia sẻ về cách khắc phục hậu quả trong vụ việc trên, TS Tùng Lâm nói: “Việc quan trọng và cấp thiết cần làm ngay bây giờ là ổn định tâm lý, tinh thần cho nữ sinh. Nhà trường, thầy cô và cả gia đình, xã hội… cần động viên, chia sẻ để giảm được tối đa tổn thất cho học trò Y. Bởi hiện nay, nữ sinh Y đang bị sang chấn tâm lý, khủng hoảng niềm tin, tinh thần. Niềm tin của em đang bị mất dẫn đến viết thư tuyệt mệnh và nghi đã có hành vi tự tử”.
Đối với nhà trường, chuyên gia Tùng Lâm nếu quan điểm: “Ngay sau khi học sinh này trở lại trường học, giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường phải xin lỗi nữ sinh N.T.N.Y (học sinh lớp 10A4) trước cờ, trước toàn trường như cách nhà trường xử lý, kỷ luật dẫn đến nghi việc em đã uống thuốc tự tử. Đây là sự việc nghiêm trọng may mắn đã cứu sống được em học sinh. Nhà trường chưa làm đúng vai trò, chưa giúp đỡ được học trò. Nhà trường cần rút kinh nghiệm nhận ra những cái sai, cái đúng”.
Lý giải về việc dù Bộ GD&ĐT đã có Thông tư quy định về việc kỷ luật tích cực, trong đó không phê bình học sinh trước lớp, trước trường tuy nhiên vẫn có những sự việc xảy ra, ông Lâm cho rằng, điều này cái tôi thầy cô quá lớn, thói quen giáo dục áp đặt, quyền uy, không xuất phát từ tình thương. Ngoài ra, cũng có thể xuất phát từ quyền lợi nào đó của một số thầy cô, dẫn đến chuyện chèn ép, bắt bẻ lỗi của học sinh.
Nữ sinh tự tử ở An Giang: Có nên kiểm điểm học sinh trước toàn trường?
Sự việc nữ sinh cấp 3 ở An Giang uất ức tự tử sau khi bị kiếm điểm dưới cờ khiến nhiều người bức xúc và đặt câu hỏi có nên kiểm điểm học sinh trước toàn trường?
Có nên kiểm điểm học sinh trước toàn trường?
Vụ việc một nữ sinh Trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) tự tử vì bị kiểm điểm dưới cờ gây xôn xao dư luận mấy ngày qua, nhiều người cho rằng hình thức kỷ luật này không phù hợp, gây ảnh hưởng tâm lý học sinh rất
Trả lời VTC News về hình thức kỷ luật học sinh của Trường THPT Vĩnh Xương, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TPHCM) cho rằng, mặc dù từ ngày 1/11, Thông tư 32/2020 quy định giáo viên không được phê bình học sinh THCS, THPT trước lớp, trước trường và trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh, song tình trạng này chưa chấm dứt ở một số trường. Và sự việc em Y. của Trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) tự tử là đáng tiếc khi trường áp dụng hình thức kỷ luật này.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP.HCM)
Thầy Phú cho rằng, học sinh vi phạm có nhiều cách xử lý trên tinh thần văn minh. Giáo dục là làm cho con người hướng tới chân, thiện, mỹ thì chúng ta phải dùng biện pháp tâm lý, phối hợp để làm sao vi phạm của các em "dữ thành hiền", "lớn thành nhỏ", để rồi các em nhận ra cái sai, người lớn chúng ta tha thứ.
Cũng theo thầy Phú, việc bêu xấu học sinh trước toàn trường sẽ tạo tâm lý hoang mang, mặc cảm, uất ức. Sự việc xảy ra rồi, người lớn phải chịu trách nhiệm, bình tĩnh, phê bình các em trước trường, trước lớp là sai.
"Đã là con người, hỉ nộ ái ố đều có, các em bộc lộ cảm xúc là bình thường, giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân, thông cảm và chia sẻ. Việc chúng ta phê bình học trò trước trường là việc làm không nhân văn và rất tàn nhẫn, không được làm. Chúng ta phải tuyên dương, khen thưởng chứ không nên làm việc này. Phê bình trước một tập thể rất đau đớn, chúng ta sẽ làm ảnh hưởng nhân phẩm của một con người. Giải quyết xong rồi các em hiểu và sửa chứ không phải ấm ức, thù hằn" , thầy Phú nói.
Hướng đến kỷ luật tích cực
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn sức khỏe và Phát triển Cộng đồng CFC Việt Nam cho biết, ở tuổi học sinh cấp 2 và 3, tâm sinh lý không ổn định, rất dễ bị kích động và suy nghĩ tiêu cực. Việc bị bêu xấu trước toàn trường là rất kinh khủng đối với nhiều em, tác động mạnh đến tâm lý trẻ.
"Bố mẹ, thầy cô than phiền và chê bai học sinh rất nhiều, ngôn ngữ tích cực, khích lệ thì không được nghe nhiều, cần trao những thông tin, lời nói tích cực để khích lệ học sinh sẽ tạo tâm lý tốt hơn là kỷ luật, quát mắng. Trước đây việc các trường có hình thức kỷ luật trước toàn trường, trước lớp rất dễ gây tâm lý xấu hổ, mặc cảm, tự ti cho các em, khiến các em rơi vào tình trạng bi quan, sợ hãi ", bà Hoàng Anh cho biết.
Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam, giáo dục hiện đại là hướng tới "kỷ luật tích cực". Chúng ta phải làm cho học sinh vào kỷ luật trong một bầu không khí tích cực, sử dụng những biện pháp sư phạm để làm cho học sinh nhận ra được hành động sai? Và khi học sinh sai thì phải có thái độ hối lỗi.
Kỷ luật tích cực là dạy và cung cấp cơ hội để cho những đứa trẻ học được nhiều kỹ năng hành vi mới, và để lần sau các em sẽ tự giác hành động và đưa mình vào kỷ luật.
"Kỷ luật tích cực sẽ chỉ tập trung vào việc làm thế nào để tôn trọng quyền lợi tốt nhất, khuyến khích khả năng lựa chọn của học sinh, không xâm phạm, xúc phạm về mặt thân thể, nhân phẩm và coi lỗi lầm đó là một cơ hội để học sinh thay đổi" , PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Nữ sinh nghi tự tử ở An Giang: 'Em không dám đến trường nữa' "Sau mọi chuyện diễn ra, em không dám đến trường nữa. Em tìm đến cái chết vì muốn thay đổi suy nghĩ của thầy cô, không muốn ba mẹ phiền lòng". Liên quan đến sự việc em NTNY, học sinh trường THPT Vĩnh Xương, An Giang nghi uống thuốc tự tử, để lại thư nêu lý do tìm đến cái chết vì bị...