Vũ Luân: 2 lần định kết hôn bất thành và cuộc sống độc thân tuổi 51
NSƯT Vũ Luân có những trải lòng với Thanh Niên về chặng hành trình làm nghề, đồng thời tiết lộ về cuộc sống độc thân hiện tại.
Vũ Luân cho biết các vở diễn của ông vẫn được khán giả ủng hộ, điều đó phụ thuộc vào việc đầu tư cho tác phẩm. T.A
Thời hoàng kim, cát sê hơn 2 cây vàng mỗi suất diễn
* Chào nghệ sĩ Vũ Luân. Nhiều người nói cải lương bây giờ thoái trào, không còn được như xưa. Anh cảm thấy lời nhận xét này thế nào?
- NSƯT Vũ Luân:Đúng là người ta nhìn nhận chính xác. Bây giờ có nhiều loại hình khiến cải lương bị chi phối, gặp khó khăn. Nhưng khi làm xã hội hóa, giữa thời điểm khó khăn, đoàn của tôi lúc nào cũng hết vé. Điều này mình không thể nói ngoa vì còn lãnh đạo, nghệ sĩ và khán giả làm chứng. Tôi chỉ diễn lại những vở trước đây theo kiểu “bình cũ rượu mới”. Mình làm mọi thứ cho nó chỉn chu, sáng tạo hơn thì khán giả đến rất đông. Từ đó, tôi rút ra kinh nghiệm rằng nếu mình làm một cách đàng hoàng, làm cho tới thì người xem mới mãn nhãn và đồng ý bỏ tiền đến rạp.
Trong thời điểm khó khăn này, đoàn tôi lúc nào cũng hết vé. Điển hình là năm 2020 tôi làm vở Dương Quý Phi với sự tham gia của Kim Tử Long, Ngọc Huyền, Linh Tâm, Thanh Hằng… với mức vé từ 800.000 đồng – 2.000.000 đồng. Có nhiều khán giả mua hơn 20 triệu tiền vé nên đích thân tôi đi giao. Khi nhận được số tiền đó, tôi thấy rất nặng lòng và trách nhiệm. Khán giả không bỏ cải lương, vấn đề là mình phải làm sao cho thêm hoa, thêm sắc bằng cách đầu tư kịch bản, phục trang… Khán giả ngày xưa chủ yếu là vãng lai nhiều nên sân khấu cải lương cứ đông hoài. Còn bây giờ mình phải làm sao để lượng khán giả này đồng hành với mình. Điều đó đòi hỏi phải đầu tư và hết mình trong vai diễn.
* Nhiều nghệ sĩ có tên tuổi sẽ nảy sinh tâm lý ngại diễn ở xa hay ở đám ma, đám cưới. Quan điểm của Vũ Luân về vấn đề này thế nào?
- Tôi nghĩ cái nào cũng là show diễn cả. Thời điểm bây giờ cơm áo gạo tiền mà, nên mình phải trân trọng. Nhiều người nói nghệ sĩ hát thời mới đi hát đám ma, đám cưới, hay hát hội chợ… Không phải như vậy. Họ hát cho đỡ nhớ nghề. Chưa chắc gì đồng lương họ hát đám ma, đám cưới nhiều hơn. Nhưng vì sân khấu đâu nhiều như trước, nghệ sĩ quên đi vị trí, tên tuổi và chấp nhận hát ở nơi đó. Vì họ không hát thì đâu biết làm gì. Nhiều nghệ sĩ trẻ còn kinh doanh chứ nghệ sĩ lớn chỉ biết hát thôi. Sân khấu nào còn có người lắng nghe thì họ còn đi hát. Tôi trân quý các nghệ sĩ ấy vì họ còn làm bằng mồ hôi nước mắt, còn sống bằng đồng tiền Tổ nghiệp cho mình.
Vũ Luân nói với lĩnh vực cải lương, có người tiếp nối là điều đáng mừng. T.A
* Hỏi thật có bao giờ Vũ Luân chạnh lòng khi nghe câu “nghệ sĩ hết thời” không?
- Cái gì cũng phải có thời cả. Thời hoàng kim của sân khấu, thương hiệu của tôi theo thời gian cũng phải rỉ mòn thôi. Nhiều người còn được hát, được khán giả bỏ tiền đến xem là điều trân quý. Nhưng có người còn sức khỏe, nhưng không còn hát nữa thì nghề không còn mỉm cười với họ. Đó là quy luật đào thải, sóng sau xô sóng trước là điều mình phải chấp nhận. Đối với cải lương, có thế hệ sau là tôi mừng vì còn người gìn giữ bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
* Là người khá thân thiết với NSƯT Vũ Linh, có kỷ niệm nào với ba nuôi khiến Vũ Luân nhớ mãi?
- Nếu mọi người yêu mến thì sẽ thấy hai cha con tôi như một. Từ nhỏ tôi đã thần tượng và đi theo trường phái tuồng cổ. Tôi còn học hỏi cách thoại từ ba cho các vai tâm lý xã hội để đóng với NSND Thanh Ngân, Trinh Trinh… Tôi bị ảnh hưởng bởi ba Vũ Linh rất nhiều, đặc biệt là lòng yêu nghề. Có lần tôi bị ba bắt quỳ gối vì hiểu lầm. Khi về đoàn Minh Tơ, tôi hát chung với Ngân Huệ theo kiểu hát show. Sau 5 suất, tôi nghỉ. Sau này đoàn quảng cáo tiếp còn tôi lại nhận show diễn ở miền Tây. Khi khán giả tới mà không có tôi, ba mới điện thoại bắt tôi quỳ vì quan niệm người nghệ sĩ không được phép bỏ show. Sau 2 tiếng quỳ gối, tôi vừa khóc vừa giải thích với ba. Sau khi ba điện thoại cho đoàn mới biết được câu chuyện. Tôi chiêm nghiệm được bài học đó nên khi đã nhận show thì tôi đến, dù bệnh hay không hát được. Đến bây giờ nó đã hình thành thói quen đó. Tôi không để mất uy tín.
* Thời hoàng kim, có tin đồn mức cát sê của Vũ Luân rất “khủng”?
- Khi đi diễn show, tôi chỉ thua ba Vũ Linh. Thời đỉnh cao (1998 – 2000) tôi diễn được 10 triệu/suất, tương đương với 2 cây rưỡi vàng. Lúc đó vàng khoảng 4 triệu hơn. Ba Vũ Linh hát được 3 cây vàng. Lúc đó tôi không đòi hỏi nhưng bầu sô làm ăn được nên trả cho tôi mức thù lao đó.
Tôi đã quen với nỗi cô đơn
* Nhiều khán giả thương và mong Vũ Luân có một mái ấm riêng. Có bao giờ anh nghĩ đến chuyện này chưa?
Video đang HOT
- Tôi với ba Vũ Linh có nhiều điểm giống nhau. Chắc kiếp trước hai ba con có một mối ân tình gì đó mà kiếp này tôi cũng hát cải lương giống ba, cũng đi theo trường phái tuồng cổ và được khán giả yêu thương. Cuộc sống đời thường tôi cũng nặng gánh gia đình nhưng được cái tôi sắp xếp hết. Mấy anh chị em trong nhà, mỗi người tôi mua cho một căn nhà nên cuộc sống họ cũng ổn định rồi tự lực cánh sinh. Đôi khi anh chị em xin vốn làm ăn thì tôi giải quyết ổn thỏa. Tôi thấy mình và ba Vũ Linh có cuộc sống đời thường và sân khấu giống nhau.
Sống cô đơn, đôi khi mình cũng buồn nhưng biết sao giờ. Bù lại, tình yêu của khán giả dành cho ba và tôi quá lớn. Tôi đi hát ở đâu cũng được khán giả thương nên cũng không thấy cô đơn nhiều. Tôi chỉ cô đơn những lúc về nhà ngủ thôi.
Vũ Luân sẵn sàng “chấp nối” nếu tìm được người hiểu cho công việc của mình. T.A
Đâu là điểm tựa giúp Vũ Luân vượt qua những nỗi buồn, biến cố trong cuộc sống?
- Ngày xưa còn có mẹ. Tôi làm gì vui hay buồn cũng đều nhớ mẹ. Từ khi mẹ mất, tôi làm gì cũng nghĩ mẹ luôn bên cạnh mình. Trước đây ba Vũ Linh đi hát cũng dẫn tôi với bé Loan đi theo. Sau này vì cơm áo gạo tiền nên tôi ít gần ba. Ba Vũ Linh không còn đi diễn, tôi lại bận rộn với việc đi hát. Tôi chỉ thỉnh thoảng lên thăm hoặc dịp sinh nhật, đám tiệc thì điện thoại. Nhưng tôi rất thương và nghĩ giữa hai ba con có cái duyên nên giống nhau. Tôi tự biết cuộc sống không có ai bên cạnh thì phải ý thức giữ gìn sức khỏe. Còn nỗi buồn, nỗi cô đơn dường như tôi đã quen rồi. Còn những người đang vui vẻ, hạnh phúc rồi bỗng chốc cô đơn thì mới thấy trống rỗng.
* Nhưng chắc Vũ Luân cũng nghĩ đến chuyện sẽ không ai bầu bạn, chăm sóc mình khi về già?
- Tôi có một người mẹ nuôi, tính cách cũng hiền như mẹ ruột nhưng được cái rất quyết đoán. Mẹ tôi làm kinh doanh. Mấy đứa em cũng thương nên tôi thấy mình được bù đắp. Khi lớn tuổi, tôi có cháu và em lo. Tôi cũng tính cho tương lai của mình. Hiện tại tôi cũng có một người con gái nuôi và những đứa con tinh thần là fan của mình. Tôi cảm thấy vui được phần nào. Nhìn viễn cảnh của ba Vũ Linh thì tôi cũng rút kinh nghiệm. Về tài sản mọi thứ tôi đã có sự chuẩn bị. Tôi để lại cho con nuôi và mấy đứa cháu nữa.
* Ngoài việc mua nhà cho anh em trong gia đình, Vũ Luân chuẩn bị cho mình thế nào nếu không còn hoạt động nghệ thuật nữa?
- Tôi cũng tích góp được tài sản riêng. Hiện tại tôi còn mở spa cùng em gái và kinh doanh mỹ phẩm. Ngày xưa đôi khi các em của tôi cũng ỷ lại, nhưng sau này mọi người lớn rồi nên có sự hiểu biết. Dường như kinh tế của họ không dư lắm nhưng ổn định và cho các cháu học đến nơi, đến chốn. Nhìn thấy điều đó tôi mừng và thấy mình có phước. Chứ ngày xưa khi các em mới lập gia đình, mới sinh con tôi cũng phải lo. Các em có cách dạy con rất khéo.
Vũ Luân nhiệt tình hỗ trợ các giọng ca trẻ khi họ theo đuổi bộ môn nghệ thuật cải lương. TL
* Hỏi thật có bao giờ Vũ Luân nghĩ đến chuyện lập gia đình sau khi lo lắng cho người thân không?
- Trước đây tôi có vài mối tình, định đi đến hôn nhân nhưng rồi họ lại không thích cái nghề của tôi. Họ yêu cải lương nhưng không muốn người yêu của họ đi theo cải lương. Họ muốn tôi kinh doanh theo nghề của họ. Một người nghệ sĩ mà bắt ngừng hát để làm một công việc khác thì rất buồn. Nhiều người hỏi tôi tại sao không chọn cả hai, tại vì họ không chọn chứ đâu phải tại tôi. Người ngoài nghĩ rằng đào với kép ôm nhau trên sân khấu là sẽ có cảm tình. Thành ra tôi có 2 lần định đi đến hôn nhân nhưng không thành. Tôi nghĩ sau này nếu có người phù hợp và hiểu cho nghề của tôi thì tôi sẵn sàng chấp nối. Phải dùng từ “chấp nối” vì người bạn tôi chọn chắc cũng phải trải qua lần dang dở. Tôi sẵn sàng nếu họ thật sự hiểu tôi và hiểu nghề của tôi.
* Bây giờ anh mong cầu điều gì nhất cho nghề của mình?
- Tôi muốn có thật nhiều sức khỏe để làm nghề. Sắp tới tôi định mở quán cà phê, rồi đưa cho con cháu làm. Còn tôi vẫn thích hát. Cuộc đời tôi mà không cho hát thì khác nào tử hình. Tôi có thể bỏ hết mọi chuyện để chạy theo nghề. Tôi từng bỏ 200 cây vàng (tương đương hơn 1 tỉ đồng) để làm liveshow lớn năm 2003. Tôi chấp nhận bán đất, bán nhà thời điểm đó!
* Cảm ơn NSƯT Vũ Luân vì đã dành thời gian chia sẻ.
'Tài tử cải lương' Vũ Luân từng kiếm trăm cây vàng, tuổi 51 vẫn độc thân
Tài tử cải lương Vũ Luân nói may mắn vì nổi tiếng từ lúc mới vào nghề đến khi bước vào tuổi trung niên, số tiền vàng kiếm được đủ mua nhà cho anh chị em và tích góp phòng thân về già.
Thời đỉnh cao kiếm hàng trăm cây vàng
- Đầu tư tiền tỷ cho show cải lương ở thời điểm này, với anh có là sự mạo hiểm?
Chung Vô Diệm là vở kinh điển của chị Ngọc Huyền từ đầu thập niên 1990. Tôi muốn tái dựng lại tác phẩm với tinh thần hiện đại, tiệm cận khán giả trẻ. Làm show trong bối cảnh này tất nhiên không dễ dàng. Biết là khó nhưng nghệ sĩ như kiếp tằm nhả tơ nên phải dốc hết sức.
Dù khó khăn trăm bề song tôi tự tin vào kinh nghiệm tổ chức của bản thân. Năm 2020, tôi làm vở Dương Quý Phi, toàn bộ hơn 1.000 ghế ở Nhà hát Bến Thành đều lấp kín. Có khán giả mua hơn 20 triệu tiền vé, dẫn người thân, bạn bè đi xem. Điều đó khiến tôi hiểu công chúng vẫn dành tình yêu thương, không bao giờ bỏ cải lương. Điều quan trọng là phải làm hết tâm hết sức, chỉn chu bài bản sẽ thu hút người xem.
Bản thân đã đầu tư 1,2 tỷ đồng cho show, dự kiến còn tăng. Đoàn tôi thuộc tư nhân, xã hội hóa nên 23 năm qua đều tự lực cánh sinh. Tôi đang xin tài trợ để giảm gánh nặng kinh phí và đủ tiền tái diễn thêm một vài đêm.
Vũ Luân tự hào vì đắt show, được khán giả thương ở tuổi 51.
- Tuổi này, tần suất chạy show của anh thế nào?
Tôi may mắn vì được khán giả thương quý, có show đều đặn. Thời gian qua gần như kín lịch biểu diễn, đi khắp các sân khấu lớn nhỏ. Tôi chủ yếu được mời diễn ở TP.HCM, các tỉnh miền Tây và thỉnh thoảng ra Hà Nội. Hồi đầu tháng, tôi cùng đoàn sang Mỹ, Australia phục vụ kiều bào.
Nghề nào cũng có quy luật đào thải, mừng vì mình vẫn còn tên tuổi. Với cải lương, có thế hệ sau tiếp nối là niềm hạnh phúc. Tôi thường nhắn nhủ các em trẻ nỗ lực hơn, sống trọn đam mê và không chùn bước để gắn bó lâu dài với nghề.
- Cát-sê của Vũ Luân từng được đồn đoán ở mức "khủng" trong giới cải lương. Anh nhớ gì về thời hoàng kim ấy?
Tôi tự tin thù lao chỉ thua cha nuôi - NSƯT Vũ Linh. Giai đoạn 1998-2000, show diễn của tôi phủ dày cả tháng và phải chạy vài tụ điểm mỗi đêm. Cát-sê được 10 triệu/suất, tương đương 2 cây rưỡi vàng. Trong khi đó, cha Vũ Linh nhận hơn 3 cây vàng.
Mỗi show diễn tỉnh kéo dài 2-3 tháng tôi tích góp được hàng trăm cây, phải mang túi đựng về. Trước nay đi hát tôi không đòi hỏi cát-sê hay hét giá với ban tổ chức. Có lẽ bầu sô làm ăn được nên trả cho mức thù lao hợp lý.
Vũ Luân ghi nhớ lời dạy của cha nuôi - NSƯT Vũ Linh thủa mới vào nghề đến nay.
- Cha nuôi, cố NSƯT Vũ Linh ảnh hưởng thế nào đến cách làm nghề và lối sống của anh?
Tôi học hỏi từ cha nhiều điều. Ai xem cải lương đều biết Vũ Luân ảnh hưởng từ NSƯT Vũ Linh. Ngoài tuồng cổ, tôi được cha chỉ dạy cách thoại cho các vai tâm lý xã hội, tạo sự đa dạng trong diễn xuất.
Cha tôi nghiêm khắc với nghề và tôn kính khán giả. Có lần tôi bị ông bắt quỳ gối vì một sự hiểu lầm. Khi đó, tôi là sao mới nổi, về đoàn Minh Tơ biểu diễn và hát theo show chứ không theo biên chế. Sau 5 show, tôi nghỉ hát vì không ký hợp đồng lâu dài. Lúc này, đoàn lại dùng tên tôi quảng bá khắp nơi khiến khán giả hoang mang.
Chuyện tới tai cha làm ông nổi giận vì nghĩ tôi mê tiền bỏ show. Ông quan niệm người nghệ sĩ không được phép bỏ sân khấu, người hâm mộ dù bất kể lý do gì.
Tôi quỳ gối suốt 2 tiếng, vừa khóc vừa giải thích cho cha hiểu. Sau chuyện hiểu lầm này, tôi chiêm nghiệm bài học từ cha rằng một khi đã nhận show dù bệnh hay không hát được vẫn phải có mặt.
Ngày xưa cha đi hát hay dẫn tôi với bé Loan (Hồng Loan-PV) đi theo. Sau này vì cơm áo gạo tiền nên ít được gần cha. Tôi thỉnh thoảng lên thăm ông mỗi dịp sinh nhật, lễ Tết, còn lại đều liên lạc qua điện thoại.
Sống cô đơn, chia tài sản cho người thân
- Sau những ồn ào từ chuyện sau tang lễ NSƯT Vũ Linh, anh ngẫm nghĩ điều gì?
Cả đời cha nuôi gây dựng và gìn giữ giá trị tốt đẹp, phận làm con, tôi vô cùng buồn khi chứng kiến vụ việc ồn ào. Tôi hơi chạnh lòng vì phải chịu điều tiếng không đáng có.
Nhưng tôi tin khán giả sẽ hiểu mình. Chỉ sợ bản thân làm điều sai trái bị ghét bỏ, còn nếu làm điều đúng đắn, tử tế, mọi người sẽ ủng hộ. Tôi muốn bình tâm lại để tập trung cho công việc và cuộc sống.
Cũng mong mọi thứ sớm được khép lại, thực hư câu chuyện thế nào hãy chờ kết luận từ cơ quan chức năng.
- Tuổi này vẫn lẻ bóng, anh có suy nghĩ sẽ tìm kiếm bạn đời lúc xế chiều?
Tôi từng trải qua vài mối tình, 2 lần định tiến tới hôn nhân rồi lại không thành. Họ yêu cải lương nhưng không muốn người yêu đi theo nghề này. Có người muốn tôi theo kinh doanh để cuộc sống ổn định, giàu sang hơn. Tôi quan niệm một người nghệ sĩ mà bắt ngừng hát, làm công việc khác không gì buồn hơn. Thế là chúng tôi quyết định dừng lại.
Mọi thứ do duyên ông Trời sắp đặt. Sau này nếu có người phù hợp, tôi sẽ chắp nối lo cho nhau về già. Nói thế vì người tôi chọn chắc cũng phải trải qua một đôi lần dang dở như mình. Tôi sẵn sàng nếu họ thật sự yêu và hiểu nghề hát.
- Một mình, đâu là điểm tựa giúp anh vượt qua nỗi buồn, biến cố trong cuộc sống?
Ngày xưa tôi sống cùng mẹ, chuyện vui hay buồn đều có bà động viên. Từ khi mẹ mất, tôi vẫn nghĩ mẹ luôn bên cạnh. Một năm qua, tôi đau lòng khi lần lượt chứng kiến sự ra đi của 3 người thân. Ngoài cha Vũ Linh, 2 người anh của tôi cũng qua đời vì bạo bệnh và đột tử.
Tôi tự biết cuộc sống không có ai nên luôn ý thức giữ gìn sức khỏe, tập lối sống lành mạnh, ăn ngủ khoa học và suy nghĩ tích cực. Còn nỗi buồn, nỗi cô đơn dường như tôi đã quá quen mấy chục năm qua nên không hụt hẫng. Những người đang vui vẻ, hạnh phúc rồi bỗng chốc cô độc mới thấy trống rỗng.
May mắn xung quanh tôi có người thân, học trò và các fan. Họ quan tâm và chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ nên tôi thấy được an ủi phần nào. Như thế là quá đủ đầy, không dám đòi hỏi hơn.
- Anh chuẩn bị cuộc sống về già thế nào?
Tôi và cha Vũ Linh có cuộc đời khá giống nhau, đều nặng gánh gia đình. Với các anh chị em, mỗi người tôi mua cho một căn nhà ổn định cuộc sống. Em hay cháu xin vốn làm ăn tôi cũng giải quyết ổn thỏa. Tài sản còn lại tích góp để phòng thân.
Tôi sở hữu một số bất động sản, cơ sở kinh doanh riêng và tiền tiết kiệm tuổi già. Nhìn tình cảnh gia đình cha Vũ Linh, tôi rút kinh nghiệm và chuẩn bị mọi thứ để một ngày nằm xuống tài sản được phân chia rõ ràng, tránh tranh chấp làm mất tình máu mủ ruột thịt.
Mỗi đêm tôi ước có sức khỏe để được sống thật lâu với nghề. Sân khấu đã đi cùng tôi quá nửa đời người và vẫn mong được gắn bó tới ngày cuối cùng. Cuộc đời tôi nếu không cho hát chẳng khác nào tử hình.
Hồng Tơ: Đừng mời tôi chỉ để lấy tên bán vé Hồng Tơ cho hay vì lớn tuổi nên kén chọn, cái nào phù hợp thì nhận. Ông nói luôn nếu mời tham gia cho có mặt, lấy tên Hồng Tơ bán vé thì từ chối, kiên quyết không nhận lời. Hồng Tơ vui vì được trở lại sân khấu cải lương sau thời gian hoạt động ở vai trò diễn viên hài. BTC...