Vụ ‘lọt lưới’ 600 bánh heroin: Hải quan TP.HCM nói ‘làm đúng quy trình’
Sáng 2.12, tại cuộc gặp mặt báo chí, liên quan đến vụ vận chuyển 600 bánh heroin (nặng 230 kg – PV) từ sân bay Tân Sơn Nhất và bị bắt giữ ở Đài Loan, ông Trần Mã Thông, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, khẳng định trong vụ việc này hải quan ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã làm đúng quy trình kiểm tra.
Ông Trần Mã Thông – Ảnh: Trung Hiếu
“Do làm đúng quy trình nên chúng tôi chưa kỷ luật ai. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chờ kết quả điều tra cuối cùng để xem xét việc kỷ luật. Chưa kể vụ này đã được Phó thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm”, ông Thông khẳng định.
Hàng thuộc “luồng xanh” nên không kiểm tra
Sau khi sự vụ xảy ra, Cục Hải quan TP.HCM đã làm rõ vụ việc. Ông Thông cho biết lô hàng có chứa 600 bánh heroin thuộc vào “luồng xanh”, tức là chỉ làm thủ tục chứ không phải kiểm tra (kể cả kiểm tra bằng máy hải quan – PV).
“Đối với lô hàng này khi thuộc vào luồng xanh, doanh nghiệp tự làm tờ khai, hải quan đối chiếu thông tin rồi cho thông quan ngay chứ không qua bất cứ thủ tục kiểm tra nào. Chưa kể đây lại là lô hàng xuất khẩu”, ông Thông nói.
Ông Thông lý giải thêm, theo quy định hiện nay lô hàng thuộc vào “luồng vàng”, “luồng đỏ” hay “luồng xanh có điều kiện” thì hải quan mới kiểm tra kỹ còn thuộc vào “luồng xanh” thì chỉ phải làm thủ tục chứ không phải kiểm tra kỹ.
Trong vụ này hải quan có dùng chó nghiệp vụ để kiểm tra hay không? Ông Thông trả lời hải quan chỉ sử dụng chó nghiệp trong những vụ trọng điểm, còn đối với vụ này do thuộc vào lô hàng “luồng xanh” nên hải quan không sử dụng chó nghiệp vụ.
Video đang HOT
Lô hàng này trước khi lên sân bay được dán nhãn hàng nguy hiểm, tại sao không kiểm tra kỹ? Ông Thông giải đáp trong tờ khai đăng ký thủ tục không có mục này nên doanh nghiệp không khai báo. Mà việc dán nhãn hàng nguy hiểm chỉ được thực hiện sau khi đã thông quan và do cơ quan an ninh ở sân bay thực hiện.
Vì sao phía Đài Loan không phối hợp?
Phóng viên Thanh Niên Online đặt câu hỏi việc phá án vận chuyển ma túy giữa hai nước liên quan thường do các nhà chức trách hai nước phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, trong vụ này, Đài Loan theo dõi từ trước sao không phối hợp với hải quan và nhà chức trách Việt Nam thực hiện phá án. Theo một số thông tin thì đã có một số vụ tương tự lọt lưới nên Đài Loan không tin tưởng Hải quan Việt Nam, ở đây là Hải quan TP.HCM. Hiện Hải quan TP.HCM đã có yêu cầu Đài Loan phối hợp điều tra chuyên án này hay chưa?
Ông Thông cho hay từ sau khi vụ việc xảy ra, Đài Loan không hề có thông tin gì với Hải quan TP.HCM. Cục Hải quan TP.HCM cũng đã đề nghị phía bạn cung cấp thông tin nhưng đến nay chưa nhận được phản hồi.
“Còn việc tại sao họ biết, theo dõi trong một thời gian dài nhưng không phối hợp cho mình thì chúng tôi đang tìm hiểu. Cũng có thể do họ đang điều tra bí mật nên không thông báo. Việc bắt giữ, khởi tố về phía Việt Nam cũng còn phụ thuộc vào kết quả điều tra”, ông Thông nói.
Liên quan đến việc xử lý kíp trực để xảy ra vụ việc hay những người có liên quan, ông Thông cho hay do lô hàng được kiểm tra đúng quy trình (ở đây là quy trình kiểm tra lô hàng thuộc “luồng xanh” – PV) và chưa phát hiện sai phạm của nhân viên hải quan nên chưa kỷ luật đối với ai.
“Còn an ninh sân bay xử lý kỷ luật 4 nhân viên vì họ thấy rằng tất cả các lô hàng sau thông quan đều phải soi chiếu an ninh mà vẫn lọt thì họ kỷ luật, đây là việc của an ninh”, ông Thông nói.
Tuy nhiên ông Thông khẳng định Cục Hải quan TP.HCM sẽ xử lý nghiêm nhân viên dưới quyền nếu cơ quan công an kết luận điều tra có dính líu.
Theo TNO
Cảnh báo tình trạng vận chuyển trái phép ma túy ngày càng phổ biến, nghiêm trọng
Ngày 29.11, thông tin từ website của Tổng cục Hải quan cho biết Cục Hải quan TP.HCM đã có cảnh báo về tình trạng vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt các loại hàng cấm như ma túy diễn ra ngày càng phổ biến, có tính chất và mức độ đặc biệt nghiêm trọng.
Lô 600 bánh heroin bị nhà chức trách Đài Loan bắt giữ được cho xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: AFP
Cục Hải quan TP.HCM cho biết việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc đơn giản hóa thủ tục, thời gian thông quan lô hàng nhanh hơn.
Tuy nhiên một số cá nhân, tổ chức đã có hành vi coi thường pháp luật, lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế quản lý, cố tình thực hiện hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Qua các vụ việc cho thấy đối tượng buôn lậu thực hiện nhiều thủ đoạn liều lĩnh, tinh vi và đã chủ động nghiên cứu, khai thác và bố trí kế hoạch táo bạo để vận chuyển hàng cấm, hòng qua mặt lực lượng chức năng, kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu.
Một số đối tượng lợi dụng phương tiện vận tải có hành trình quá cảnh qua một số quốc gia (trong đó có quốc gia trung chuyển tiêu thụ). Chủ hàng đích thực của lô hàng thông qua nhiều công ty giao nhận, đại lý để làm thủ tục xuất hàng.
Bên cạnh đó, đối tượng chèn lót hàng trong lô hàng có khai báo (thùng loa) hoặc che giấu trong các đồ hộp thực phẩm, kem dưỡng da, cà phê, khăn giấy em bé... để lực lượng chức năng khó phát hiện.
Tinh vi hơn, đối tượng còn sử dụng hương liệu khác (socola, sả, ngũ vị hương, tiêu...) để phủ bên ngoài hoặc trộn lẫn vật phẩm khác nhằm tránh cho hàng phi pháp bị chó nghiệp vụ phát hiện.
Trước tình hình đó, Cục Hải quan TP.HCM chỉ đạo trưởng các đơn vị trực thuộc, các đội nghiệp vụ nâng cao cảnh giác, nhạy bén khi phân tích, tiếp nhận hồ sơ nhằm phát hiện dấu hiệu nghi vấn về hàng hóa, tiến hành khai báo kịp thời.
Từ chối cung cấp thông tin Liên quan đến vụ lô 600 bánh heroin (nặng gần 230 kg - PV) xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất và bị bắt giữ ở Đài Loan, PV Thanh Niên Online đã cố gắng liên lạc với lãnh đạo Tổng cục Hải quan để tìm hiểu thông tin. Sáng 29.11, Tổng cục Hải quan có cuộc đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề này, ông Vũ Ngọc Anh - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan - từ chối trả lời. Còn ông Nguyễn Hữu Nghiệp - Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM - cũng từ chối trả lời.
Ông Vũ Ngọc Anh (bên phải) và ông Nguyễn Hữu Nghiệp tại buổi đối thoại với doanh nghiệp FDI - Ảnh: Trung Hiếu
Ông Nghiệp cho hay vấn đề này nên hỏi Phó cục trưởng phụ trách phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan TP.HCM Trần Mã Thông nhưng cả hai số điện thoại của ông Thông đều không liên lạc được.
Chiều 29.11, PV Thanh Niên Online đã gọi điện cho ông Nguyễn Văn Cẩn - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, phụ trách Cục Điều tra chống buôn lậu - và được ông Cẩn thông báo ngắn gọn: "Vụ việc đang điều tra nên chưa cung cấp thông tin được".
Chúng tôi tiếp tục liên lạc với ông Dương Minh Hòa - Giám đốc Công ty TNHH thương mai và dịch vụ giao nhân Lê Hòa, đơn vị được cho là "chủ hàng" của 12 dàn loa (bên trong chứa 230 kg ma túy - PV) nhưng một lần nữa ông Hòa từ chối cung cấp thông tin.
Trước đó, ông Hòa khẳng định công ty chỉ là nơi làm dịch vụ thủ tục cho lô hàng trên chứ không phải là chủ sở hữu lô hàng.
Theo TNO
Sân bay Tân Sơn Nhất: 'Tầm ngắm' của tội phạm ma túy quốc tế Với hàng loạt vụ bắt giữ vận chuyển ma túy thời gian gần đây, đặc biệt là vụ vận chuyển gần 230 kg ma túy bị phạt hiện tại Đài Loan, có thể thấy sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đang nằm trong "tầm ngắm" của những đối tượng buôn bán, vận chuyển ma túy quốc tế. Ma túy được cất giấu...