Vũ khí Mỹ có thể giúp Đài Loan ‘diệt nửa lực lượng tấn công’
Giới chức Đài Loan hy vọng số vũ khí nhiều tỷ USD mua từ Mỹ sẽ giúp hòn đảo tăng khả năng phòng thủ, răn đe lực lượng đổ bộ.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/10 cho biết họ đã duyệt bán 100 hệ thống phòng thủ bờ biển Harpoon cùng 400 tên lửa, xe vận chuyển, radar và hệ thống hỗ trợ trị giá 2,37 tỷ USD. Đây là thương vụ vũ khí thứ hai được thông qua thứ hai trong tuần và là hợp đồng thứ chín giữa Mỹ với đảo Đài Loan trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump.
Giới quan sát cho rằng những hệ thống tên lửa được Mỹ duyệt bán sẽ giúp Đài Loan tăng đáng kể khả năng phòng thủ bờ biển và chống lại bất cứ cuộc tấn công đổ bộ tiềm tàng nào từ quân đội Trung Quốc đại lục (PLA), trong bối cảnh quan hệ hai bờ eo biển ngày càng căng thẳng.
Trong cuộc họp báo ngày 27/10, phó lãnh đạo cơ quan phòng vệ Đài Loan Trương Triết Bình cho biết số tên lửa đặt mua từ Mỹ sẽ giúp hòn đảo đạt mục tiêu có khả năng “xóa sổ một nửa lực lượng tấn công vào năm 2025″. “Chúng tôi hy vọng sẽ tăng số lượng tên lửa để nâng cao năng lực phòng thủ của mình”, ông Trương nói.
Số tên lửa Mỹ định bán cho đảo Đài Loan là Harpoon Block II với tốc độ cận âm, tầm bắn 125 km, có thể tấn công chiến hạm đối phương cùng các mục tiêu trên bộ như bãi phóng tên lửa hoặc cảng.
Tàu tác chiến ven biển USS Coronado của Mỹ phóng tên lửa chống hạm Harpoon trong diễn trập RIMPAC, tháng 7/2016. Ảnh: US Navy.
“Việc mua số vũ khí này sẽ nâng cao khả năng tác chiến đáng tin cậy và phi đối xứng của Đài Loan”, phát ngôn viên lực lượng phòng vệ Đài Loan Sử Thuận Văn nói. “Điều này giúp nâng cao khả tăng phòng thủ tổng thể của chúng tôi nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”.
Jerry Song, biên tập viên tạp chí Quốc phòng Quốc tế đặt trụ sở tại Đài Loan, cho biết lực lượng phòng vệ của hòn đảo đã sở hữu biến thể Harpoons phóng từ chiến hạm và máy bay. Biến thể Harpoons phóng từ mặt đất sẽ lấp khoảng trống trong hệ thống tên lửa phòng thủ của Đài Loan.
Tên lửa Harpoons của Mỹ sẽ bổ trợ cho Hùng Phong III, mẫu tên lửa do Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn của đảo Đài Loan phát triển, chuyên gia Song nhận định. Tầm bắn của Hùng Phong III đạt 400 km, có thể tiêu diệt mục tiêu trên biển và đất liền.
“Đề xuất bán vũ khí thứ hai trong một tuần cho thấy Mỹ dần bình thường hóa nguồn cung vũ khí cho đảo Đài Loan, không giống thời Barack Obama làm tổng thống, và toàn bộ phải đạt mức nhất định trước chúng được xem xét và phê duyệt”, chuyên gia an ninh Chieh Chung tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đài Loan, tổ chức liên kết với Quốc dân đảng, cho biết.
Mỹ duyệt bán nhiều khí tài cho đảo Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc. Trước đó, Trung Quốc ngày 26/10 cho biết sẽ trừng phạt ba công ty Mỹ là Boeing Defense, Lockheed Martin và Raytheon Technologies vì tham gia bán vũ khí cho đảo Đài Loan. Lockheed Martin là hãng sản xuất tên lửa chống hạm Harpoon.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Đài Loan sẽ không gặp khó khăn khi tích hợp các hệ thống tên lửa mới vào cơ sở hạ tầng phòng thủ đang biên chế. Hòn đảo có thể sử dụng các tổ hợp này với độ tin cậy và hiệu quả cao để đối phó hoặc ngăn chặn các chiến dịch quân sự trên biển, phong tỏa đường biển và tấn công đổ bộ.
Phòng vệ Đài Loan phóng thử tên lửa từ căn cứ Cửu Bằng đêm 24/9. Video: CNA.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Tống Trung Bình tại Hong Kong cho rằng thỏa thuận vũ khí sẽ “tăng một chút” khả năng tấn công của lực lượng phòng vệ Đài Loan, song những tổ hợp này “không thể sống sót trong thực chiến” và “không tạo ra thay đổi trong tương quan lực lượng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc”.
“Quân đội Trung Quốc có thể tấn công và tiêu diệt các đơn vị tên lửa của đảo Đài Loan bằng các loại vũ khí dẫn đường chính xác”, chuyên gia Tống cho biết.
Chính quyền Trump những năm qua tăng cường bán vũ khí cho đảo Đài Loan. Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tuần trước cho biết đã duyệt bán lô vũ khí trị giá 1,8 tỷ USD gồm tên lửa hành trình, bệ phóng và cảm biến. Thỏa thuận này cùng thương vụ 400 tên lửa chống hạm Harpoons sẽ phải chờ quốc hội Mỹ thông qua trước khi được trình lên Tổng thống Trump ký.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Trung Quốc nhiều lần chỉ trích việc Mỹ duyệt bán hàng tỷ USD vũ khí cho đảo Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm qua nói các thương vụ vũ khí của Mỹ “can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc” và gây bất ổn cho quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
“Mỹ cần dừng bán vũ khí và chấm dứt hợp tác quân sự với hòn đảo để tránh làm tổn hại thêm quan hệ Mỹ – Trung. Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia”, ông Uông nói nhưng không nêu rõ các biện pháp là gì.
Ảnh đón tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Kiribati gây tranh cãi
Ảnh Đại sứ Trung Quốc tại Kiribati Tang Songgen bước trên lưng người dân gây ra nhiều tranh cãi nhưng dư luận nước này nói đây là truyền thống địa phương.
Đại sứ Tang tới thăm đảo Marakei hồi đầu tháng và bức ảnh gây tranh cãi được chụp trong chuyến thăm này. Khoảng 30 thanh niên địa phương nằm úp xuống đất và Đại sứ Tang bước đi trên lưng họ. Hai phụ nữ mặc trang phục truyền thống dắt tay ông ở hai bên.
Kiribati, quốc đảo ở Thái Bình Dương, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan tháng 9 năm ngoái và chuyển sang thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng bức ảnh phản ánh sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc đảo này, tuy nhiên, người dùng mạng tại Kiribati cho biết đây chỉ là một truyền thống địa phương và bức ảnh đã bị hiểu sai.
Đại sứ Trung Quốc tại Kiribati Tang Songgen bước đi trên lưng những thanh niên trong nghi lễ chào đón của hòn đảo Marakei. Ảnh: Guardian.
Tư lệnh Constantine Panayiotou, tùy viên quốc phòng Mỹ tại 5 quốc đảo trên Thái Bình Dương, bao gồm cả Kiribati, viết trên mạng rằng ông "chưa bao giờ tưởng tượng ra viễn cảnh mà việc đi trên lưng những thanh niên lại là hành vi được chấp nhận ở một đại sứ của bất kỳ quốc gia nào".
"Nhờ Đại sứ Trung Quốc tại Kiribati mà chúng ta được biết", ông nói thêm.
Nghị sĩ Australia Dave Sharma, cựu quan chức ngoại giao từng phục vụ trong phái bộ của Australia tại Papua New Guinea, nói ông thấy ngạc nhiên trước bức ảnh. "Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu một đại diện Australia tham gia một nghi lễ như thế", ông nói với đài ABC.
Tuy nhiên, không ít người Kiribati cho rằng nghi lễ này là phong tục tại nhiều hòn đảo thuộc quốc đảo và đây chỉ là hành động chào đón thông thường nhưng đã bị hiểu ngoài ngữ cảnh.
"Đây là cách hòn đảo của chúng tôi biểu hiện sự tôn trọng với các vị khách", người dùng tên Adlih Ztuhcs viết trên mạng xã hội. "Nếu một người nước ngoài kết hôn với một thành viên trong gia đình, đàn ông trong nhà sẽ nằm xuống để chào đón. Với phụ nữ, nam giới sẽ bế họ trên vai và đưa họ đến điểm đích. Hình thức chào đón tương tự được thực hiện với tất cả mọi người và xuất hiện trong các đám cưới cũng như những chuyến thăm lần đầu tiên. Xin đừng bóp méo sự thật".
Phó giáo sư Katerina Teaiwa từ Đại học Quốc gia Australia cho biết hành động trên chỉ là cách người dân đảo Marakei thể hiện lòng hiếu khách, không phải biểu hiện của sự khuất phục.
"Người dân Marakei có thể chào đón các chức sắc theo bất kỳ cách nào họ thích. Ai cũng biết họ tuân thủ rất nhiều phong tục của vùng đất nơi họ sinh sống. Mọi người nên bớt kích động về chuyện này và tôn trọng sự đa dạng trong phong tục ở Thái Bình Dương", bà lưu ý.
Tang, người được bổ nhiệm vào vị trí đại sứ Trung Quốc ở Kiribati hồi tháng ba, đã đăng một thông báo trên mạng về chuyến thăm của ông tới Bắc Tabiteuea, Nam Tabiteuea và Marakei hồi đầu tháng.
Từng là thuộc địa Anh, bao gồm ba quần đảo nằm trên một khu vực đại dương có diện tích bằng Ấn Độ, Kiribati được cho là có vai trò chiến lược quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ mà cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại Thái Bình Dương đang diễn ra quyết liệt.
Mỹ năm ngoái bày tỏ quan ngại khi Kiribati bất ngờ cắt đứt quan hệ 17 năm với đảo Đài Loan để thiết lập lại quan hệ với Trung Quốc đại lục. Quân đội Mỹ cũng lo ngại về khả năng Kiribati cho phép Trung Quốc xây dựng các công trình lưỡng dụng trên đảo Christmas, cách Hawaii khoảng 2.000 km.
Kiribati đã hợp tác phát triển hạ tầng đánh bắt cá với một công ty Trung Quốc trên đảo Christmas nhưng Tổng thống Kiribati Taneti Maamau cho biết chính phủ "không có ý định hay kế hoạch cho phép Trung Quốc thiết lập một căn cứ phụ tại Kiritimati (đảo Christmas)".
Đài Loan yêu cầu phi công không khai hỏa trước Lực lượng phòng vệ Đài Loan cấm phi công khai hỏa trước trong những vụ chạm mặt máy bay áp sát hòn đảo để tránh leo thang căng thẳng. "Chỉ các phi công dày dạn kinh nghiệm mới được làm nhiệm vụ chặn, xua đuổi máy bay quân sự áp sát hòn đảo để tránh trường hợp vô tình khai hỏa. Họ được...