Vũ khí ‘ma thuật’ của phái Võ Đang
Phất trần bắt nguồn từ các triều đại Tần và Hán với mục đích quét bụi hoặc xua đuổi ruồi muỗi nhưng nó đã phát triển thành loại vũ khí đặc biệt của môn phái Võ Đang.
Bí ẩn về kinh đô chính trị Uxmal
Tàn tích của một kinh đô từng tồn tại trên bán đảo Yucatan đã chứng thực cho một dân tộc đang ra sức củng cố địa vị của họ với thế giới.
Đô thành ấy vì sao lại bị bỏ hoang phế, tác giả Elizabeth Landau, một nhà văn khoa học đồng thời còn là biên tập viên hiện đang sống ở Washington, D.C sẽ giúp trả lời cho câu hỏi hóc búa này. Bà Elizabeth có bằng tại Đại học Princeton, và tốt nghiệp trường báo chí của Đại học Columbia.
Một lịch sử vàng son
Hoàng hôn phủ bóng trên rừng già Yucatan, ráng chiều tà nhấp nhô trên sườn Tây của kim tự tháp Ma Thuật như đã từng ở đó trong suốt hơn một thiên niên kỷ. Trong thời kỳ tiền Tây Ban Nha, vào những ngày lễ tôn giáo của người Maya, một thầy tu hay người cai trị sẽ leo lên những bậc thang đi xuyên qua cổng để đến ngôi đền thiêng, hay như cách mà sử gia Jeff Kowalski viết trong Bách khoa thư Maya cổ đại "cổng thạch động dẫn đến ngọn núi sáng tạo thiêng liêng".
Nhìn xuống quảng trường bên dưới, các thường dân sẽ thấy lãnh tụ của họ hiện ra trong ô cửa tinh xảo khắc họa hình tượng Kim Tinh hay chính bản thân của mặt trời. Cách Cancun hơn 4 giờ lái xe, phế tích Uxmal của người Maya hiện lên sừng sững.
Đại kim tự tháp Ma Thuật hiên ngang cao 30,4m, nó bao gồm 5 ngôi đền khác nhau được xây dựng liên tiếp. Ảnh nguồn: Elizabeth Landau.
Là công viên khảo cổ được tham quan đông đứng hàng thứ 2 ở Mexico (trước khi xảy ra đại dịch COVID-19), Uxmal là cái rốn quyền lực ở vùng Puuc, nơi có những ngọn đồi thấp thuộc vùng thảo nguyên Yucatan. Phế tích Uxmal chứa những tác phẩm chạm khắc công phu, nhưng tại một số thời điểm trong thế kỷ thứ 10, việc xây dựng vùng kinh đô phồn thịnh đã dừng lại, và người Maya đã rời đi trước khi thực dân Tây Ban Nha tới.
Sử gia Jeff Kowalski viết: "Những tòa nhà cuối cùng tại Uxmal chẳng hạn như Tứ giác ni viện và Nhà thống chế, Nhà Rùa và sau đó là các tổ hợp đền thượng của kim tự tháp ma thuật, tất cả đều phô bày một dạng nghệ thuật đá được đẽo gọt tuyệt vời, tôi muốn nhấn mạnh rằng một số công trình điêu khắc kiến trúc tinh xảo nhất được tìm thấy trong thế giới Maya cổ đại đặc biệt là các điêu khắc cắt đá".
Ngày cuối cùng Uxmal bị bỏ hoang phế vẫn chưa được biết và gây nhiều tranh cãi, mặc dù người Maya có thể ở đó lâu hơn so với các thành thị ở miền Nam vốn bắt đầu vào thế kỷ thứ 9. Sử gia Kowalski nghĩ rằng vào khoảng năm 950 sau Công nguyên, Uxmal không còn được xem là kinh đô chính trị của đế quốc Maya nữa, mặc dù một số sử gia cho rằng một chính phủ tập trung sẽ vận hành ở Uxmal trong thế kỷ thứ 10 hoặc lâu hơn nữa.
Các nhà khảo cổ học hiện đại vẫn say mê nghiên cứu phế tích tinh xảo của Uxmal bao gồm cả kim tự tháp, đại dinh Thống chế và những kiến trúc khác mà từ đó có thể hình dung ra việc người Maya đã thích ứng trước những mối đe dọa từ các kẻ thù và môi trường tự nhiên. Uxmal tiếp tục đem tới nhiều ngạc nhiên về cuộc sống của người xưa từ hơn 1000 năm trước.
Kể từ khoảng năm 1000 trước Công nguyên, người ta đã bắt đầu sử dụng các biến thể hay phương ngữ của tiếng Maya cổ đại ở Mexico, Guatemala, Belize và Honduras. Họ đã tạo ra một loại chữ viết tượng hình đặc biệt. Khi nghiên cứu về thiên văn học, người Maya đã sử dụng các chuyển động của mặt trăng, mặt trời và các hành tinh nhằm phát triển ra một hệ thống lịch dựa trên các chu kỳ. (Điều này bao gồm chu kỳ Lịch đếm dài Trung Mỹ nổi tiếng có kết luận vào ngày 21/12/2012, làm dấy lên những lời đồn đại rằng thế giới sẽ tận diệt vào cái ngày đó. Nhưng chuyện xấu đã không xảy ra).
Không ai hay biết người Maya đã định cư đầu tiên tại Uxmal là khi nào. Nhưng bằng chứng sớm nhất từ ngôi đền sơ khai đã phỏng đoán rằng việc xây dựng kinh đô đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Rất nhanh chóng Uxmal đã trở thành trung tâm sống phồn thịnh của người Maya tại vùng Puuc.
Vì điều kiện môi trường tương đối thuận lợi mà người Maya đã phát triển mạnh ở Uxmal suốt một số thế kỷ. Vào thời kỳ hoàng kim đó, Uxmal đón mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ so với phần còn lại của miền Bắc bán đảo Yucatan. Nông nghiệp phát triển thịnh vượng chưa từng thấy đã cho phép thị dân khai thác nhiều nguyên vật liệu thô để dựng nên nhà cửa.
Ông José Huchim, Giám đốc của Khu khảo cổ học Uxmal và Tuyến đường Puuc, phát biểu: "Nông nghiệp phát triển đã giải thích lý do về sự hiện diện của những công trình kiến trúc rất đẹp ở Uxmal. Nó là một khu vực sung túc. Và họ đã kiểm soát, phòng thủ và xây dựng nên một trường thành kiên cố nhằm bảo vệ kinh đô khỏi họa xâm lăng của kẻ thù đến từ hướng Đông Bắc".
Cấu trúc phòng thủ tân kỳ
Uxmal có lẽ đã đạt đến đỉnh cao quyền lực trong 2 thế kỷ 8 và 9 dưới thời cầm quyền của một vị lãnh tụ mà các nhà nghiên cứu gọi là Lord Chac (còn có tên khác là Chan Chak K'ak'nal Ajaw, cái tên phản ánh thần mưa Chac - vũ thần - của người Maya). Bắt đầu cai trị vào thế kỷ thứ 10, Lord Chac đã ủy thác cho việc xây dựng nên các tòa nhà lớn ở Uxmal như Nhà thống chế (Soái vương), đó là một nỗ lực vĩ đại vì cần đến 1200 công nhân làm việc suốt 33 năm để xây dựng nên cung điện và cái nền hoành tráng của nó.
Gần đây các nhà nghiên cứu đã khai quật một lối đi vốn là một phần của cấu trúc ngầm của Nhà thống chế/Soái vương ở kinh thành Uxmal. Ảnh nguồn: Mauricio Marat, INAH.
Nơi đó có một cái ngai 2 đầu báo đặt ở phía trước nhà thống chế, khắc họa những hình họa đại diện cho thần mưa của Lord Chac. Một bức điêu khắc của bản thân Lord Chac được bao quanh bởi những con mãng xà 2 đầu dựng ngay trên lối vào chính giữa nhà.
Năm 2019, ông José Huchim và nhà khảo cổ học Lourdes Toscano (người đồng hành trực tiếp trong Dự án Uxmal) đã tập trung khai quật khu vực nền móng lớn vốn là bệ đỡ của sàn cung điện.
Tiếp đó tháng 12/2019, họ loan báo nhóm của mình đã tìm thấy 2 mái vòm, một vòm cao 6,4m và vòm kia cao 7,3m, hai vòm này sẽ chạy xuyên qua một lối đi dài 24,9m thuộc khu vực nhà chính. Nhà khảo cổ Austere sau khi xác định các vết cắt tinh xảo trong đá vôi đã quả quyết cho rằng những vòm đá có thể đã được làm từ trước khi có các cấu trúc cung điện vào khoảng 200 năm.
Những phát hiện của 2 ông đã chỉ ra tòa cung điện đã được sử dụng cho cả 2 mục đích làm khu ở hoặc khu hành chính mà buổi ban đầu được xây dựng thành 3 cấu trúc nhà riêng biệt. Sau đó, người Maya đã xây dựng những lối đi hình vòm nhằm hợp nhất các khối nhà riêng rẽ ở tầng hầm của cung điện.
Hành lang hợp nhất 3 nền móng nhà bây giờ được phủ lên một nền nhà với các cầu thang dựng ở 4 hướng nhằm tạo việc leo lên tầng trên của cung điện. Giới quý tộc ở Uxmal đã đóng 3 cầu thang trong tầng hầm và cầu thang chính nhằm ngăn ngừa kẻ ngoại xâm tiếp cận vào nội thất của tòa cung điện.
Sự rắc rối ở đây là gì? Nhóm nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng thế kỷ thứ 9 sắp đóng lại cũng như áp lực chính trị từ Chichen Itzá (một thành thị Maya cổ đại mà ngày nay nổi tiếng với kim tự tháp ăn ảnh). Sự tương đồng về hình tượng và kiến trúc ở Uxmal và Chichen Itzá cho thấy ít nhất từng tồn tại một liên minh giữa 2 vương quốc hồi cuối thế kỷ thứ 9 và đầu thế kỷ 10.
Song một số sử gia tin rằng việc xây dựng các cấu trúc kiên cố chẳng hạn như đại cung hoàng gia đã bị đình lại do kinh thành Uxmal bị xâm lăng bởi các vì vua của Chichen Itzá trong thế kỷ thứ 10. Nhà khảo cổ học Lourdes Toscana lưu ý: "Những địa điểm khác của nền văn minh Maya như Kabah đã cho thấy có các dấu hiệu của nghi lễ liên quan đến "đuổi tà khỏi các tòa nhà" và rằng các dấu hiệu nghi lễ đã không được sử dụng khi một số cấu trúc trong số đó đã bị phá hủy".
Tại phế tích Uxmal, có vẻ như người Maya đã gọt đầu của những tác phẩm điêu khắc khi họ rời bỏ nơi này, đó cũng là lý do giải thích tại sao đầu của tượng điêu khắc Lord Chac đã biến mất tại Nhà thống chế.
Nước: Yếu tố suy tàn của nền văn minh Maya
Nước mang lại sự thịnh vượng cho thành đô Uxmal, song thiếu nó cũng khiến nơi này bị bỏ hoang phế. Khi không thể khai thác các nguồn nước tự nhiên, thị dân Uxmal đã tạo ra những vùng lòng chảo kiến tạo được gọi là aguadas nhằm tích trữ nước mưa trời để dùng trong các tháng mùa khô hạn, đôi khi họ còn làm tăng khả năng chứa nước của chúng khi đào rộng ra những cái hố nước hình quả chuông bằng đá ngay bên dưới các aguadas mà họ gọi là buktes.
Người Maya cũng xây dựng những bể chứa nước hình cái chai gọi là chultunes nhằm cho phép tích trữ từ 2 triệu m3 đến 5 triệu m nước mỗi khi trời mưa xuống. Sử gia Jeff Kowalski viết: "Nhờ sức mạnh của các hệ thống dự trữ nước mà vào thời kỳ đỉnh cao, thành đô Uxmal từng là nơi sinh sống của từ 15.000 người đến 18.000 người, và một số tài liệu còn cho biết lượng dân cư sinh sống ở đây lên tới 25.000 người; ông José Huchim còn cho rằng con số thị dân phải đến 35.000 người.
Vào thời kỳ hoàng kim của thành đô Uxmal, họ còn cai quản cả các tiểu quốc nhỏ như Kabah, Sayil và Labna cùng nằm trong cương thổ của đế quốc Maya.
Tuy nhiên, phần đông giới sử gia cùng nhất trí rằng hạn hán nghiêm trọng đã thúc đẩy người Maya bỏ hoang mãi mãi Uxmal và các trung tâm khác ở vùng Puuc. Sự thiếu mưa làm căng thẳng nguồn cung nước ngọt sinh hoạt cho thị dân Uxmal, gây thế khó cho hoạt động làm nông nhất là trồng các cây lương thực như đậu (đỗ), ngô và bầu bí.
Nạn phá rừng cũng đóng một vai trò quan trọng. Người Maya thường phát quang cây rừng để gieo trồng cây lương thực, cũng như hoạt động sản xuất vôi làm nguyên vật liệu xây dựng, họ cũng cải tạo đất dùng trong công tác xây dựng.
Trong khi sự sụp đổ của nền văn minh Maya còn là một bí ẩn truyền đời, thì các nhân tố như biến đổi khí hậu và biến đổi môi trường cũng được xem là những động lực quan trọng dẫn tới sự suy tàn. Ông nội của ông Huchim là Nicolas đã giữ gìn phế tích Uxmal và giúp các nhà khảo cổ học phục hồi các cấu trúc xây dựng trong giai đoạn 1940 đến 1970.
Cha của Huchim cũng lớn lên tại nơi gần phế tích và trở thành người giám hộ chính thức ở nơi này. Lúc còn nhỏ, mỗi buổi sáng, cậu bé Huchim đều dán mắt vào công tác phục dựng kim tự tháp ma thuật từ năm 1969 đến năm 1970. Kể từ năm 1992, ông Huchim bắt tay vào nghiên cứu, bảo dưỡng và điều hành di tích khảo cổ.
Ông đã nghiên cứu kim tự tháp ma thuật sau khi siêu bão Gilbert phá hủy kết cấu của nó vào năm 1997. Mặc dù hiện tại phế tích Uxmal đã đóng cửa với du khách và các nhà nghiên cứu do đại dịch COVID-19, nhưng ông Huchim vẫn ở đó và tiếp tục theo dõi.
Gần đây ông Huchim đã viết một bài cho báo La Jornada Maya (Mexico) rằng khi vắng bóng du khách, một loạt các loài động vật bản địa đã thấy xuất hiện tại di tích khảo cổ học Uxmal. Giờ đây ông Huchim cũng thấy loài gà tây và nai sống đông đúc ở Uxmal, tiếng kêu của chúng váng động một vùng.
Nền văn minh khổng lồ xây dựng nên những kiến trúc kỳ vĩ đã biến mất từ lâu, song José Huchim, một trong 7 triệu hậu duệ của người Maya, hiện đang sinh sống tại các quốc gia như Mexico, Guatemala, Honduras, Belize, El Salvador, Nicaragua và Costa Rica. José Huchim tự hào tuyên bố: "Người Maya không chết, họ còn mãi. Chúng tôi trường tồn. Thêm nữa, chúng tôi có dân số đông. Tôi là một người Maya, và giờ đây chúng tôi không còn xây các kim tự tháp nữa".
Vũ khí "cực độc" giúp Hy Lạp cổ đại đánh bại quân xâm lược Đế chế Hy Lạp là một trong những nền văn minh cổ nhất và hùng mạnh nhất thế giới cổ đại. Để có thể trường tồn hàng ngàn năm, người Hy Lạp cổ đại đã có những vũ khí cực hiện đại giúp đánh bại quân địch. Trong số này nổi tiếng là đại bác hơi nước. Người Hy Lạp cổ đại nổi...