Vũ khí hóa học đe dọa biển Baltic
Hàng trăm ngàn tấn vũ khí hóa học chôn dưới đáy biển Baltic sau Thế chiến 2 đang đe dọa môi trường và cuộc sống của người dân quanh đây.
Sau Thế chiến 2, Liên Xô và quân đồng minh đã đổ hàng chục ngàn tấn vũ khí hóa học xuống biển Baltic, chủ yếu là đáy biển vịnh Gotland nằm giữa Thụy Điển và các nước vùng Baltic, theo tuần báo Uwazam Rze của Ba Lan. Số vũ khí hóa học, gồm cả khí mù tạt, thạch tín, được thu giữ từ các kho vũ khí của Đức.
Hố rác hóa chất khổng lồ
Quyết định loại bỏ toàn bộ 267.500 tấn vũ khí hóa học tịch thu trong Thế chiến 2 được đưa ra tại Hội nghị Potsdam năm 1945. Cách rẻ nhất để làm điều này là đổ toàn bộ kho vũ khí xuống biển Baltic, chủ yếu là vịnh Bornholm có độ sâu 100 m và vịnh Gotland có độ sâu
459 m. Kết quả là người Nga đổ khoảng 40.000 tấn hơi cay, khí mù tạt, phosgene, tabun, muối xyanua và a xít prussic xuống vùng biển rộng khoảng 2.800 km2 quanh đảo Bornholm. Năm 1945, người Anh đổ 69.000 tấn đạn pháo và 5.000 tấn bom tại eo biển Little Belt. Một năm sau, người Mỹ đánh chìm 42 tàu chứa 130.000 tấn vũ khí hóa học của Đức tại các eo biển Đan Mạch. Đầu thập niên 1950, Liên Xô và Đông Đức đổ 6.000 tấn vũ khí hóa học xuống vùng biển ngoài khơi nước Đức. Với bờ biển của Ba Lan, hiểm họa lớn nhất bắt nguồn từ đợt đổ vũ khí của Liên Xô ở phía nam Gotland.
Video đang HOT
Sau gần 70 năm ngủ yên dưới đáy biển, những thùng chứa vũ khí hóa học đang ngày ngày bị bào mòn, làm tăng nguy cơ rò rỉ các chất độc chết người, theo cảnh báo của các nhà khoa học. Cụ thể là khí mù tạt, một loại chất lỏng không màu, có mùi như mùi tỏi bị hỏng, có thể từ từ thoát ra ngoài và gây hậu quả khủng khiếp. Tệ hơn nữa, các thùng chứa hóa chất theo thời gian sẽ vỡ ra, giải phóng một lượng lớn hóa chất gây chết người. Đây là những gì đang xảy ra ở biển Baltic. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tại vịnh Gotland có khoảng 8.000 quả đạn pháo và tên lửa có thể gây ô nhiễm môi trường. Nay chúng tôi xác nhận những vật thể này đang làm ô nhiễm đáy biển”, hãng UPI dẫn lời chuyên gia Jacek Beldowski của Viện Hải dương thuộc Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan.
Quả bom hẹn giờ
Các nhà khoa học châu Âu cảnh báo khí mù tạt, chiếm 80% lượng hóa chất bị vứt xuống biển, có thể gây ra mối đe dọa nhất định đối với các loài cá và sinh vật biển khác tại Baltic. Chuyên gia Beldowski cho biết có nhiều nghiên cứu chỉ ra một số khiếm khuyết về gien và bệnh tật ở loài cá tại vùng biển này. “Khi người Nga biết được hàng hóa họ vận chuyển rất nguy hiểm, họ đã ném thẳng chúng xuống biển ngay sau khi rời đất liền”, RIA Novosti dẫn lời ông Beldowski.
Hậu quả của hành động trên rất rõ ràng. Bắt đầu từ giữa thập niên 1990, tỷ lệ mắc ung thư phổi và ung thư da ở các ngư dân Thụy Điển đánh bắt giữa các đảo Bornholm và Gotland ngoài khơi bờ biển phía nam nước này tăng mạnh. Họ bị các triệu chứng điển hình do phơi nhiễm khí mù tạt. Theo kết luận của Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan, cá sống ở khu vực có vũ khí hóa học mắc bệnh nhiều hơn cá sống ở các khu vực khác của biển Baltic và có nhiều khiếm khuyết về gien. Chưa hết, các chuyên gia cũng cảnh báo nếu lượng vũ khí khổng lồ ở biển Baltic, gồm đạn pháo, bom, ngư lôi, phát nổ thì vùng biển này có thể phải hứng chịu thảm họa tương đương với vụ nổ lò phản ứng Chernobyl.
Vùng biển Baltic rộng khoảng 422.000 km2 với độ sâu trung bình là 56 m, nằm ở Bắc Âu, giáp với Thụy Điển, Phần Lan, Nga, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Đức và Đan Mạch. Cách đây 10 năm, nhà khoa học Nga Aleksander Korotenko dự báo rằng từ năm 2020 đến năm 2060, các thùng chứa hóa chất độc hại sẽ bị bào mòn nhanh hơn khiến chất độc rò rỉ ra nước biển nhiều hơn và chỉ 16% số hóa chất đó cũng đủ để tiêu diệt toàn bộ sự sống ở biển Baltic.
Danh Toại
Theo TNO
Phi đôị Su-27 báo động vì máy bay lạ
Hai chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 của Nga đã phải cất cánh khẩn cấp sau khi nhận được báo động về một cuộc xâm nhập của máy bay lạ vào không phận nước này ở Biển Baltic. Đây là thông tin được Bộ Quốc phòng Nga cung cấp ngày hôm qua (24/7).
Sukhoi Su-27 của Nga.
Lực lượng Phòng không Nga đã phát hiện một chiếc máy bay lạ bay qua lãnh thổ Ba Lan và hướng về Vịnh Gdansk, cách biên giới Nga chỉ khoảng 50km. Vụ việc diễn ra vào đêm ngày thứ Hai (22/7).
Trong tuyên bố vừa được phát đi, Bộ Quốc phòng Nga cho hay: "Vào khoảng 8h26 chiều ngày 22/7 (theo giờ địa phương), một chiếc máy bay Cessna đã bay qua biên giới Nga ở Vịnh Gdansk mà không trả lời những cuộc gọi từ giới chức Nga".
Trước diễn biến kỳ lạ về vụ xâm nhập của máy bay Cessna, Nga đã nhanh chóng ra lệnh cho một chiếc phi cơ chiến đấu Sukhoi Su-27 đang đóng tại Khu vực Kaliningrad cất cánh khẩn cấp để đi tìm hiểu danh tính chiếc máy bay lạ đồng thời ngăn chặn nó tiến sâu hơn nữa vào không phận Nga.
"Sau cuộc trao đổi trực tiếp với Su-27, chiếc máy bay lạ đã quay đầu và bay về Lithuania, qua biên giới của nước Baltic này lúc khoảng 9h09", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Chiếc máy bay chiến đấu Su-27 thứ hai cũng nhận được lệnh cất cánh khẩn cấp ngay sau đó để tăng cường khả năng bảo vệ không phận Nga trong khu vực.
Bộ Quốc phòng Nga không cung cấp thêm thông tin chi tiết gì xung quanh vụ việc cũng như không cho biết danh tính của máy bay lạ xâm nhập vào không phận nước này.
Sukhoi Su-27 vốn là niềm tự hào của Không quân Nga. Đây là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mỹ như F-14 Tomcat, F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet.
Một chuyên gia về máy bay chiến đấu từng nhận xét Su-27 là một chiến đấu cơ thiện chiến, dễ điều khiển và hoàn hảo cho các cuộc không chiến.
Theo VnMedia
Putin lặn xuống biển Baltic khảo sát tàu đắm Tổng thống Nga Putin đã lặn xuống biển Baltic trong một chiếc tàu ngầm thám hiểm để khảo sát xác tàu đắm nằm ở độ sâu 60 mét. Ngày 15/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lặn xuống đấy biển Baltic trên một chiếc tàu ngầm để thám hiểm xác con tàu chiến bị đắm từ năm 1869. Đài truyền hình quốc gia...