Vụ học sinh giỏi nhận điểm 0 môn tiếng Anh vì… ngủ quên: Sai cả lý lẫn tình
Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chương, chiếu theo quy chế coi thi và lời giải thích của ông Tạ Thanh Vũ – phó giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau – về việc một học sinh giỏi nhận điểm 0 môn tiếng Anh vì… ngủ quên, có thể khẳng định họ đã sai cả lý lẫn tình.
Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển – Ảnh: NGUYỄN HÙNG
Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu phân tích của tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chương gởi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo.
1. Đọc bản tin Tuổi Trẻ Online: “Học sinh giỏi nhận điểm 0 môn tiếng Anh vì… ngủ quên”, chiều 3-8, ông Tạ Thanh Vũ – phó giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau – trả lời với báo chí: “Bước đầu khẳng định các giám thị coi thi đã làm đúng quy chế”.
Tại phụ lục IV (coi thi), kèm theo công văn số 1523 ngày 19-4-2022 của Bộ GD-ĐT, mục 11 yêu cầu: “Trong quá trình coi thi, các tình huống bất thường (nếu có), đặc biệt là các tình huống ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, cán bộ coi thi phải thông qua cán bộ giám sát để báo ngay cho trưởng điểm thi xem xét quyết định trước khi xử lý”.
Thí sinh H.N.T. ngủ quên trong thời gian dài (so với thời gian làm bài thi môn tiếng Anh) phải được coi là tình huống bất thường. Thế nhưng, cả 2 cán bộ coi thi không báo cáo kịp thời với lãnh đạo điểm thi, đây là lỗi sai cơ bản, dẫn tới điểm 0 môn tiếng Anh của H.N.T., “bước đầu khẳng định 2 cán bộ coi thi này đã làm đúng quy chế” là vội vàng, thiếu căn cứ pháp lý.
2. Cũng theo ông Tạ Thanh Vũ: “Việc thí sinh gục xuống bàn đến 40 phút hay bao lâu thì cũng không thể xác định được thời gian chính xác và theo quy chế, giám thị không được tiếp xúc gần với thí sinh”, vế đầu hoàn toàn không phù hợp.
Tại mục đ, điều 21, chương V (coi thi) – thông tư 15/2020 ngày 26-5-2020 của Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT ghi rõ: “Khi thí sinh bắt đầu làm bài, cán bộ coi thi thứ nhất đối chiếu ảnh trong thẻ dự thi và danh sách ảnh của thí sinh với thí sinh để nhận diện thí sinh, ghi rõ họ tên và ký vào các tờ giấy thi, giấy nháp của thí sinh. Cán bộ coi thi thứ hai bao quát chung; trong giờ làm bài, một cán bộ coi thi bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, cán bộ còn lại bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi…”.
Chiếu theo đó, nếu 2 cán bộ coi thi tại phòng thi thí sinh H.N.T. (môn tiếng Anh) làm theo quy định đó thì sao có chuyện không xác định thời gian chính xác mà H.N.T. gục xuống bàn!? Phải chăng ông phó giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau “lướt” quy chế thi hay bao che cho thuộc cấp?
Yêu cầu “cán bộ coi thi không được đứng gần thí sinh” là nhằm để thí sinh tập trung làm bài tốt nhất và hạn chế tiêu cực (nếu có). Đằng này H.N.T. ngủ quên, việc đánh thức (công khai) em dậy tiếp tục làm bài không hề phạm quy.
3. Nhiều thí sinh khi làm bài thi trắc nghiệm khách quan, thường các em làm trên giấy nháp trước rồi mới tô phương án trả lời vào phiếu trả lời trắc nghiệm sau nhằm tránh sai sót.
Với trường hợp H.N.T., dù cán bộ coi thi không đứng gần vẫn hoàn toàn có thể biết để đánh thức em dậy, nhắc em tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài.
Rất tiếc cán bộ coi thi đã không làm, tôi không nghĩ do họ non nghiệp vụ coi thi mà – xin được nói thẳng – các vị “thả trôi” lương tâm và trách nhiệm khiến một học sinh giỏi – điểm thi: toán 8, lý 9.5, hóa 9 – ngậm ngùi chờ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm tới.
Video đang HOT
Nhiều thầy cô vẫn gọi trò là con, chúng ta có để các con của mình ngủ dài trong phòng thi để trượt tốt nghiệp và cũng không được xét tuyển vào đại học, cao đẳng hay không?
H.N.T. còn cơ hội để làm lại, nhưng nhà giáo chúng ta có cơ hội làm lại khi chúng ta – chứ không ai khác – xô đổ nguyên tắc: “không để một học sinh nào bị bỏ rơi”?
Có thể khẳng định 2 cán bộ coi thi sai cả lý lẫn tình. Buồn hơn là việc giải thích từ một lãnh đạo Sở GD-ĐT Cà Mau quá ư lạnh lùng và khô cứng.
4. H.N.T., gia đình tuy buồn lo, bức xúc, nhưng, ngủ quên trong phòng thi thì “lỗi tại tôi” rồi. Thương em nhưng không thể không nhắn nhủ, giỏi kiến thức phải đồng bộ với chắc kỹ năng sống mà kỹ năng thi, là học sinh đều phải chăm chút.
Nhiều bài học đau đáu chuyện thí sinh đi thi, nay thêm chuyện H.N.T.. Bài học đắng của H.N.T. và cũng là lời cảnh tỉnh cho các em học sinh.
T.H.T. – một học trò cũ – bình luận trên trang Facebook của tôi: “Em thấy không những giám thị vô cảm mà các bạn gần đó cũng vậy, thấy bạn gục xuống bàn, không làm bài thì có nghĩa bạn đang có vấn đề, tại sao không lên tiếng?”.
Các em cần rút kinh nghiệm, có một kỳ thi, chuyện lớn xảy ra có phần do thí sinh im lặng không phản ảnh kịp thời với giám thị mà chờ thi xong về… méc mẹ.
5. Còn nhớ kỳ thi tú tài phân ban một năm 90 của thế kỷ trước, phần tự chọn trong mỗi đề thi gồm hai phần; một phần dành cho học sinh học theo chương trình phân ban, một phần dành cho học sinh đang học chương trình đại trà.
Năm đó, trường tôi có em học sinh làm luôn cả hai phần. Theo quy chế thi, bài thi này sẽ bị loại. Lúc đó, bùng lên chuyện “tha” hay “không tha”. Thầy cô trong trường và gia đình em thấp thỏm chờ dù biết rất mong manh, bởi quy chế thi… “vô tình”.
Mấy hôm sau, tôi nhớ như in, báo Tuổi Trẻ trên trang nhất chạy tít lớn: “Bộ Giáo dục: Tha”, 20 năm rồi, trong tôi vẫn còn nguyên cảm xúc.
Với H.N.T., biết là rất khó, nhưng nhà giáo chúng tôi và còn nhiều, nhiều người, cứ mong bộ lại… tha!
Khơi nguồn cảm hứng học tập từ sáng kiến kinh nghiệm
Từ những sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của mình, các thầy cô đã lan tỏa những hiệu ứng tích cực. Không chỉ khơi nguồn cảm hứng, nhiều SKKN còn giúp học trò chinh phục ước mơ.
Thầy Trần Quốc Tuấn, và học sinh thân yêu của mình.
Xuất phát từ những trăn trở
"Em luôn biết ơn thầy vì suốt chặng đường 4 năm học cấp 2, thầy đã dìu dắt chúng em bằng sự tận tụy, nhiệt huyết, hết mình vì học trò". Đó là những lời bộc bạch của nữ sinh Hoàng Quỳnh Anh, lớp 9B, Trường THCS Nhữ Bá Sỹ (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) khi nói về người thầy kính yêu của mình - thầy Trần Quốc Tuấn.
Quỳnh Anh là một trong những học sinh (HS) của thầy Tuấn vừa đoạt giải Nhì tại kỳ thi học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh môn Tiếng Anh lớp 9, năm học 2021-2022.
Mặc dù, mới chuyển công tác về Trường THCS Nhữ Bá Sỹ được 5 năm, song thầy Trần Quốc Tuấn đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nhà trường. Đặc biệt là ở bộ môn Tiếng Anh do thầy đảm trách.
Đầu tiên đó là khả năng dẫn dắt đội tuyển thi HSG cấp tỉnh. Công việc này được thầy bắt đầu ngay khi về trường nhưng đã để lại ấn tượng mạnh mẽ. Trong số 10 HS tham gia kỳ thi HSG cấp tỉnh năm học 2021-2022, có tới 8 em đoạt giải với 2 giải Nhì; 4 giải Ba và 2 giải Khuyến khích.
Thầy Tuấn (ảnh trái) cùng học sinh trong buổi tuyên dương về thành tích xuất sắc tại kỳ thi HSG cấp tỉnh năm học 2021-2022.
Về công tác chuyên môn, thầy Tuấn cũng đóng góp nhiều SKKN được đánh giá cao. Trong đó, SKKN: "Một số phương pháp hiệu quả giúp học sinh lớp 9 phát triển kĩ năng viết đoạn văn" được xếp loại B cấp tỉnh, năm học 2020-2021.
"Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy nhiều HS học với mục đích là vượt qua các kỳ thi chứ chưa chú trọng phát triển năng lực ngôn ngữ đúng nghĩa. Những trăn trở ấy đã thôi thúc tôi xây dựng SKKN để giúp các em vận dụng ngôn ngữ Tiếng Anh trong thực tiễn.
Hơn nữa, kỹ năng viết đoạn văn là mục tiêu phù hợp với HS lớp 9. Đây cũng là tiền đề cho các em tiếp tục phát triển kĩ năng viết khi lên cấp THPT và cao hơn", thầy Tuấn chia sẻ.
Thầy Tuấn cho rằng, "sức sống" của SKKN phải mang lại hiệu ứng tích cực, có thể ứng dụng vào thực tế. Đối với môn Tiếng Anh, SKKN giúp quá trình dạy và học hiệu quả hơn, học trò tiếp thu kiến thực hiệu quả, từ đó tăng cơ hội việc làm cho các em sau này.
Gần 20 năm cống hiến cho sự nghiệp Giáo dục, từng đi qua biết bao thăng trầm. Song bằng tình yêu, nghị lực, thầy Tuấn có thể tạm mãn nguyện khi "hạnh phúc" bắt đầu "nở hoa" sau những khó nhọc.
Sau những khó nhọc, thầy và trò Trường THCS - THPT Bá Thước 3 đang hướng tới một ngôi trường hạnh phúc.
"Niềm hạnh phúc nhất của nghề dạy học với tôi chính là nhìn thấy sự trưởng thành của các thế hệ học trò. Cảm nhận được những giá trị và ý nghĩa mà mình để lại cho các em, đó không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn là giáo dục nhân cách cho học trò", thầy Tuấn chia sẻ.
Thầy Lê Đăng Thành - Hiệu trường Trường THCS Nhữ Bá Sỹ cho biết: Thầy Tuấn là một trong những giáo viên năng nổ, nhiệt huyết của nhà trường. Trong quá trình giảng dạy, thầy thường xuyên tham gia viết SKKN và được đánh giá cao. Thầy cũng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và có năng lực chuyên môn tốt.
Luôn cùng trò vượt qua khó khăn
Mặc dù, là ngôi trường có "tuổi đời" còn non trẻ (thành lập năm 2006) ở khu vực 6 xã vùng cao của huyện, song thầy và trò Trường THCS - THPT Bá Thước 3 (huyện Bá Thước, Thanh Hóa) vẫn đang nỗ lực từng ngày.
Để từ đó hướng tới môi trường học tập hạnh phúc, nhiều SKKN chất lượng cao, ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn.
So với miền xuôi, hành trình "gieo chữ" ở vùng cao của các thầy, cô giáo có phần gian nan, vất vả. Đó cũng là câu chuyện của thầy Lê Văn Sâm, giáo viên môn Thể chất, Quốc phòng - Trường THCS - THPT Bá Thước 3.
Trường THCS - THPT Bá Thước 3 chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số, với nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhà trường thường xuyên động viên, quan tâm về mặt tinh thần lẫn vật chất mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Sinh ra ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), thầy Sâm xung phong lên "chia khó" với ngôi trường vùng cao năm 2007. Thế nhưng, hành trình san sẻ khó khăn của thầy lại trải qua muôn vàn khó nhọc.
"Thời điểm mới về trường công tác, tôi mới cảm nhận được khó khăn của giáo viên và HS nơi đây. Lúc đó, trường chỉ có 6 dãy nhà cấp 4 đơn sơ, đời sống khó khăn, thiếu thốn cả nước sinh hoạt", thầy Tuấn chia sẻ.
Không chỉ thiếu thốn về vật chất, hành trình "gieo chữ" của thầy cô vùng cao còn vô cùng gian nan khi có những thời điểm HS lần lượt bỏ học. "Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều em không còn động lực học tiếp. Để các em trở lại trường, chúng tôi phải kết hợp với chính quyền địa phương lặn lội vào tận nhà để động viên gia đình", thầy Sâm bộc bạch.
Với sự nỗ lực cố gắng của Ban giám hiệu, giáo viên cùng sự quan tâm của Nhà nước, Trường THCS-THPT Bá Thước 3 những năm gần đây đã duy trì tốt sĩ số lớp.
Cô Hà Thị Thu - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hiện tổng số HS của trường khoảng 700 em (gồm cả 2 khối học). Tỷ lệ HS là con em dân tộc thiểu số chiếm hơn 98%.
Theo cô Thu, trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục duy trì sĩ số lớp. Đồng thời, phát triển nhiều SKKN tốt, ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn.
"Nhiều giáo viên của nhà trường cũng là người dân tộc thiểu số. Vì vậy, các thầy, cô giáo có sự đồng cảm và thấu hiểu các em nhiều hơn.
Khi dịch bệnh chưa diễn biến phức tạp, nhà trường cũng đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, giáo dục cho các em về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội... Cũng nhờ vậy, các em ngày càng yêu trường, mến lớp hơn", cô Hà Thị Thu chia sẻ.
Nữ sinh Lào Cai đạt 8.5 IELTS ngay lần thi đầu tiên: Xinh đẹp chẳng kém hot girl, còn sở hữu khả năng đỉnh khiến ai cũng trầm trồ Không chỉ đạt kết quả xuất sắc ở môn Tiếng Anh, nữ sinh Nguyễn Thị Hồng Hạnh còn là học sinh giỏi môn Ngữ văn, từng được thầy cô các đội tuyển "tranh" nhau chọn lựa. Trong thời đại ngày nay, Tiếng Anh là môn học được chú trọng, quan tâm hàng đầu. Việc học tốt Tiếng Anh đem lại nhiều lợi thế...