Vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Đại sứ Mỹ phẫn nộ trước cáo buộc của Ankara
Ông John Bass cũng không che giấu sự phẫn nộ trước các cáo buộc dai dẳng của Ankara đối với Washington.
Nhà truyền giáo Thổ Nhĩ Kỳ Fethullah Gulen bị Ankara cáo buộc là đầu não vụ đảo chính bất thành ngày 15/07/2016. (Ảnh chụp tại nhà riêng ở Saylorsburg, Pennsylvania, 29/07/2016 – REUTERS
Hôm 6/08/2016, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông John Bass, đại sứ Mỹ tại Ankara một lần nữa lại khẳng định là Hoa Kỳ không liên quan đến cuộc đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ông John Bass cũng không che giấu sự phẫn nộ trước các cáo buộc dai dẳng của Ankara đối với Washington, RFI đưa tin.
Tờ báo Huriyet của Thổ Nhĩ Kỳ thì đưa tin đại sứ Mỹ John Bass cho biết ông thấy rất phiền và cảm thấy bị xúc phạm bởi những lời cáo buộc chống nước Mỹ, sau vụ đảo chính bất thành vào ngày 15/07/2016 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Không che giấu sự phẫn nộ của chính phủ Mỹ, ông John Bass nói: “Tôi chỉ muốn nhắc lại một lần nữa, điều tôi đã nói và Washington cũng đã nói, đó là chính phủ Mỹ đã không lên kế hoạch, không lãnh đạo, không ủng hộ và cũng không có bất cứ thông tin nào về bất cứ hành động bất hợp pháp nào đã xảy ra trong đêm ngày 15, rạng sáng ngày 16/07/2016. Tất cả chỉ có vậy”.
Trước đó, một bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã không ngại ngần khẳng định là “Mỹ đứng sau âm mưu đảo chính”, trong khi đó, một cựu tham mưu trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là chính tình báo Mỹ đã điều khiển vụ đảo chính.
Sau vụ đảo chính, Ankara tố cáo nhà truyền giáo đối lập lưu vong tại Mỹ Fethullah Glen là người cầm đầu âm mưu. Cáo buộc này đã đột ngột làm cho mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Việc tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan cáo buộc Washington “dung túng” và bảo vệ nhà đối lập đã khiến Mỹ hiểu rằng việc từ chối dẫn độ ông Glen về Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gây nhiều hậu quả cho mối quan hệ song phương.
Theo Bizlive
Thổ Nhĩ Kỳ xem xét tái cơ cấu cơ quan tình báo sau đảo chính
Tiếp sau quân đội, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét tái cơ cấu cơ quan tình báo của nước này sau khi đã dẹp được vụ đảo chính hôm 15/7 vừa qua.
Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus. (Nguồn: THX/TTXVN)
Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp nội các ngày 1/8, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus cho biết: "Việc tái cơ cấu các đơn vị tình báo đang được thảo luận, cũng giống với cuộc cải tổ bộ máy quân đội vừa diễn ra."
Tuy nhiên, ông không nêu rõ chi tiết.
Cũng tại cuộc họp báo, ông Kurtulmus khẳng định mục đích của cuộc cải tổ sâu rộng bộ máy quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm ngăn chặn tái diễn việc các binh sỹ quân đội tiến hành đảo chính như vừa qua.
Cho đến nay, chính quyền Ankara đã cách chức hàng trăm tướng lĩnh và đô đốc, đồng thời sa thải 1.400 binh sỹ, sỹ quan trong nỗ lực loại bỏ những kẻ tạo phản trong bộ máy lãnh đạo quân đội.
Theo một số quan chức Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Tayyip Erdoga muốn Cơ quan tình báo quốc gia (MIT) và Tổng Tư lệnh quân đội hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của ông.
Tuy nhiên, việc cải tổ này cần sửa đổi Hiến pháp, vốn đòi hỏi có sự đồng thuận từ các đảng phái đối lập.
Vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra vào đêm 15/7 khi Tổng thống Erdogan đang đi nghỉ phép. Ông và gia đình đã kịp rời khỏi khách sạn trước khi những kẻ đảo chính tấn công khách sạn hòng bắt giữ ông.
Tổng thống Erdogan đã thừa nhận sự yếu kém của cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ khi để xảy ra vụ đảo chính nói trên.
Theo Vietnam
Thổ Nhĩ Kỳ bắt nhóm binh sĩ âm mưu bắt Tổng thống Erdogan Tin cho biết nhóm binh sĩ trên bị phát hiện trong một khu rừng. Họ được cho là đã âm mưu bắt giữ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trong cuộc đảo chính bất thành vừa qua. Một trong các binh sĩ nghi tham gia đảo chính bị bắt - Ảnh: REUTERS Theo báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, trong đêm đảo chính 15-7, một...