Vụ cựu phó chánh án TAND quận 4: Bị hại ‘tố’ tòa phúc thẩm không giải quyết khiếu nại
Sáng 4-5, TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa xét xử vụ cựu Phó chánh án TAND quận 4 xâm phạm chỗ ở. Tuy nhiên phiên tòa phải hoãn vì vắng mặt bị hại Hoàng Thị Thu Thảo.
Bị cáo Nguyễn Hải Nam (trái) và Lâm Hoàng Tùng (phải) – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo nội dung vụ án, căn nhà 29 Nguyễn Bình Khiêm (phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM) do bà Hoàng Trọng Anh Chi đứng tên chủ sở hữu.
Tháng 10-2017, bà Chi ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất trên cho bà Hoàng Thị Thu Thảo. Bà Chi nhận 7 tỉ đồng tiền cọc của bà Thảo và bàn giao căn nhà đang xây dựng dở cho bà Thảo thi công nốt.
Trong quá trình thi công, phía bà Thảo đã có những vi phạm nên Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM đã ra nhiều quyết định xử phạt và buộc chủ đầu tư công trình là bà Chi khắc phục vi phạm.
Bà Chi ủy quyền cho em họ là Lâm Hoàng Tùng, cũng là người góp vốn mua căn nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm với bà Chi để Tùng khắc phục vi phạm xây dựng, hoàn công căn nhà.
Chiều 19-9-2019, ông Lâm Hoàng Tùng và ông Nguyễn Hải Nam (bạn ông Tùng), cựu Phó chánh án TAND quận 4, đến căn nhà trên yêu cầu mọi người ra khỏi nhà và bế 3 đứa trẻ ra khỏi nhà để tháo dỡ phần xây dựng vi phạm.
Sau đó, bà Thảo đã gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo sự việc. Tối 1-10-2019, Công an quận 1 đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nam và ông Tùng.
Ông Nguyễn Hải Nam được tại ngoại – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Video đang HOT
Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Nam, ông Tùng và các luật sư bào chữa cho rằng nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc quyền sở hữu của bà Chi, đồng thời đây là công trình vi phạm đang bị buộc tháo dỡ nên không phải là chỗ ở hợp pháp của các bị hại.
Tháng 12-2020, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Lâm Hoàng Tùng 2 năm tù, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hải Nam 1 năm 5 tháng về tội xâm phạm chỗ ở của người khác.
Sau bản án sơ thẩm, cả hai bị cáo Nguyễn Hải Nam và bị cáo Lâm Hoàng Tùng kháng cáo kêu oan. Còn bà Hoàng Thị Thu Thảo kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với các bị cáo, đồng thời bị hại cho rằng bản án sơ thẩm bỏ lọt tội phạm.
Bị hại tố cáo HĐXX vì không giải quyết khiếu nại – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sáng nay, bà Hoàng Thị Thu Thảo vắng mặt tại phiên tòa. HĐXX cho biết bà Thảo có đơn tố cáo HĐXX phúc thẩm vi phạm tố tụng nghiêm trọng vì sau khi TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, bà Thảo làm đơn khiếu nại, đề nghị HĐXX xem xét xử lý ông Nguyễn Hải Nam và ông Lâm Hoàng Tùng về hành vi bắt giữ người dưới 16 tuổi nhưng HĐXX không giải quyết khiếu nại.
HĐXX nhấn mạnh rằng bà Thảo đã hiểu sai vì vấn đề này sẽ được HĐXX xem xét và thể hiện qua nhận định của HĐXX trong bản án chứ không giải quyết khiếu nại của bà Thảo.
Ngoài ra, bà Thảo khiếu nại Tòa án không mời luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bà tham gia phiên tòa. HĐXX cho biết luật sư bảo vệ cho bị hại không đăng ký bảo vệ tại phiên tòa phúc thẩm nên HĐXX không triệu tập.
Trước khi phiên tòa sáng nay diễn ra, bà Thảo cũng có đơn đề nghị hoãn phiên tòa để mời luật sư.
Đại diện VKSND cấp cao tại TP.HCM cho rằng bà Thảo là người kháng cáo, phiên tòa phúc thẩm được mở lần đầu nên để bảo đảm quyền lợi cho người bị hại, VKS đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Lâm Hoàng Tùng đề nghị triệu thêm tập hàng loạt người liên đến phiên tòa nhằm làm sáng tỏ bản chất vụ án. Bên cạnh đó, luật sư cũng đề nghị HĐXX áp dụng biện pháp dẫn giải bà Thảo tới tham dự phiên tòa.
Sau khi hội ý, HĐXX tuyên bố hoãn phiên tòa sáng nay và sẽ mở lại vào đầu tháng 6.
Bản án sơ thẩm tuyên phạt ông Nam 1 năm 5 tháng tù, ông Nam đã bị tạm giam đủ thời gian này. Xét không cần thiết duy trì biện pháp tạm giam đối với ông Nam nên Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM đã thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam thành cấm đi khỏi nơi cư trú.
Hủy án sơ thẩm vụ tài xế Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không
HĐXX phúc thẩm quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ về cho CQĐT Công an quận Phú Nhuận điều tra lại theo thủ tục.
Chiều 22/4, TAND TP.HCM tuyên án phúc thẩm vụ tài xế Mercedes Nguyễn Trần Hoàng Phong gây tai nạn khiến nữ tiếp viên hàng không Nguyễn Thị Bích Hường thương tật 79%, còn tài xế xe ôm công nghệ tử vong.
Theo hồ sơ vụ án và quá trình xét xử công khai tại phiên toà, bị cáo Phong điều khiển xe ô tô lưu thông không đúng phần đường quy định, lấn trái đường ngược chiều, chạy quá tốc độ 84km/h gây tai nạn làm một người chết là ông Thường và làm một người bị thương với thương tật 79% là chị Bích Hường.
Bị cáo còn gây thiệt hại tài sản bao gồm 13 triệu đồng tiền đối xe máy của ông Thường, hơn 29 triệu đồng là cây phượng của công ty cây xanh TP.HCM.
Bị hại Nguyễn Thị Bích Hường và bị cáo Phong tại phiên tòa hôm nay.
Tuy nhiên, các cơ quan tố tụng sơ thẩm chỉ xác định ông Thường và chị Hường là bị hại trong vụ án mà không xác định đơn vị quản lý cây xanh là bị hại mà chỉ xác định đơn vị này là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là thiếu sót, chưa chính xác, xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của người bị hại.
Đây là trường hợp vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hình sự mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được tại phiên toà.
HĐXX phúc thẩm quyết định hủy tòa bộ bản án sơ thẩm đề điều tra lại. Theo tòa, cần phải xem xét nguồn gốc căn nhà của bị cáo Phong hay của bà Mi. Vì trước đó, bà Mi nói bà là người có tiền mua căn nhà nhưng tại tòa Phong lại có ý kiến chuyển nhượng căn nhà để bồi thường cho bị hại.
HĐXX phúc thẩm cũng nhận định, quá trình điều tra, giải quyết vụ án, mẹ bị cáo Phong và công chứng viên đến nơi tạm giam thực hiện công chứng chuyển nhượng sang tên căn hộ của bị cáo cho mẹ mình, bà Trần Hoàng Họa Mi, song cấp sơ thẩm không thu thập việc chuyển nhượng để làm rõ.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa Phạm Lương Toản, Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM.
Đồng thời, tại tòa, bà Mi khai căn hộ số A14-09, Dream Home (quận Tân Bình, TP.HCM) dù do Phong đứng tên, nhưng nguồn tiền mua là của bố bà Mi mất, để lại cho bà mua nhà, làm nơi sinh sống của bà với gia đình.
Trong khi đó, Phong khai bị cáo chuyển nhượng căn hộ cho mẹ để mẹ bán khắc phục hậu quả cho các bị hại.
Vì vậy, HĐXX phúc thẩm cũng đề nghị phải làm rõ tài sản của ai, để đảm bảo việc bồi thường trong vụ án.
Tại phiên tòa hôm nay, Phong đồng ý bán căn hộ tại một chung cư ở quận Gò Vấp, TP.HCM để có tiền bồi thường. Tuy nhiên, Phong cho rằng mình chỉ đứng tên mua giùm mẹ. Mẹ Phong là người trả tiền.
Vào buổi trưa, khi tòa tạm nghỉ, gia đình Phong bồi thường cho hai bị hại mỗi người 60 triệu đồng. Đây là số tiền đầu tiên từ ngày xảy ra tai nạn hai bị hại nhận được từ gia đình của Phong. Mẹ của Phong trình bày rằng mong muốn có một mức án thấp nhất cho con.
Theo cáo trạng, khoảng 5h27 ngày 30/1/2020 (nhằm mùng 6 Tết Canh Tý), Nguyễn Trần Hoàng Phong lái ô tô hiệu Mercedes BKS: 51G-902.57, đi từ tầng hầm toà nhà số 108 Hồng Hà, Phường 2, quận Tân Bình (TP.HCM) về ngã tư Hoàng Minh Giám, quận Phú Nhuận.
Đến số 123 Hồng Hà, Phong không làm chủ được tốc độ, lao sang làn đường ngược chiều, tông trực diện vào xe máy mang BKS: 62P1- 401.23 do ông Lê Mạnh Thường (chạy xe Grab) cầm lái chở chị Nguyễn Thị Bích Hường (tiếp viên hàng không) đang chạy theo chiều ngược lại.
Cú tông mạnh khiến người và xe máy văng vào lề đường trái, ô tô tiếp tục va chạm vào cây phượng trên vỉa hè. Vụ tai nạn khiến ông Thường bị đa chấn thương và chết tại bệnh viện, còn chị Hường bị đa chấn thương với tỷ lệ thương tật 79%.
Sau tai nạn xảy ra, Phong rời khỏi hiện trường, 2 ngày sau thì đến công an đầu thú và khai nhận sự việc.
Tại cơ quan điều tra, Phong khai hai ngày trước khi xảy ra tai nạn, Phong đi chơi tại quán bar ở tỉnh Bình Thuận và sử dụng ma tuý. Kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm dấu vết phương tiện và dấu vết trên người nạn nhân đều phù hợp với diễn biến vụ tai nạn.
Sau 2 lần hoãn, hôm nay cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng tiếp tục hầu toà Sáng nay, lần thứ 3 cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng ra TAND TP Hà Nội trong phiên xét xử sơ thẩm, 2 lần trước tòa phải hoãn do vắng bị cáo, người liên quan. Sáng 22/4, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng 9 bị cáo khác trong trong vụ...