Vụ bé mầm non bị cô giáo nhốt ngoài cửa, tiến sĩ giáo dục lên tiếng: Đây giống như hành động trả thù!
“Đứa trẻ có thể không nghe lời, làm điều này điều kia. Nhưng một giáo viên mầm non cần chú ý tới hành vi của mình”, Tiến sĩ Vũ Thu Hương cho biết.
Mới đây, một sự việc xảy ra vào chiều 21/12 tại Trường Mầm non Happy Kids (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) đã khiến cộng đồng mạng không khỏi bức xúc. Cụ thể khi xem camera lớp mầm non của con, chị L.Q thấy con trai đang nằm thì bị cô giáo Y. lột chăn, bế ra đứng ra ngoài cửa lớp.
Nguyên nhân bởi con chị L.Q tỉnh dậy vào giờ ngủ trưa, sau đó không ngủ nữa và “lè nhè ỉ ôi”. Cuối cùng cô Y. nhận kỷ luật, phía trường Happy Kids cũng bị Phòng GD&ĐT quận Hà Đông ra quyết định đình chỉ hoạt động.
Dù vụ việc đã kết thúc nhưng vẫn tạo nhiều dư âm trong lòng các bậc phụ huynh và cả giáo viên. Những câu hỏi như: “Vì đâu mà ngày càng nhiều vụ bạo hành trẻ mầm non xảy ra”. “Phải chăng giáo viên mầm non ngày nay thiếu nghiệp vụ sư phạm”, “Khi trẻ hư thì giáo dục sao cho đúng”,… đang được cộng đồng mạng không ngừng đặt ra.
Vụ việc tại trường Happy Kids khiến các bậc phụ huynh bức xúc.
Cách làm của cô giáo là “trả thù”, không phải giáo dục trẻ
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội. Hiện chị đang phụ trách 1 trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ.
Nói về vụ việc tại trường Happy Kids, Tiến sĩ Vũ Thu Hương cho biết: ” Tôi có theo dõi thông tin về vụ việc này. Tôi sẽ không bàn về việc để trẻ ở ngoài cửa có gây nguy hiểm hay không.
Ở đây, tôi xin nói tới cách ứng xử của cô giáo trong vụ việc này. Hành động của cô không phải giáo dục mà giống “trả thù” con thì đúng hơn. Đứa trẻ có thể không nghe lời, làm điều này điều kia. Nhưng một giáo viên mầm non cần chú ý tới hành vi của mình. Bởi trẻ đang ở lứa tuổi học hỏi và mọi hành vi của cô sẽ là bài học cho con.
Rất nhiều đứa trẻ về nhà đã cầm chổi, chỉ vào mặt cha mẹ và quát “Có im đi không?” bởi trẻ đã học từ cô giáo. Trẻ có thể hiền lành, có thể ghê gớm, hay quát nạt hoặc hay vui cười, những điều này đều được học từ bố mẹ hoặc cô giáo.
“Hành động của cô không phải giáo dục mà giống “trả thù” con thì đúng hơn”, Tiến sĩ Vũ Thu Hương nhận định.
Video đang HOT
Để uốn nắn hành vi của trẻ, kể cả mầm non hay lớn hơn thì giáo viên đều cần sử dụng các biện pháp tâm lý. Trong nghệ thuật thưởng phạt cũng có những quy tắc phạt thế nào, phạt ra sao để trẻ nhận thức rõ hành vi và hậu quả. Phải làm sao để trẻ nghĩ bố mẹ, cô giáo không đang hận thù và trả thù trẻ. Đó là cả một nghệ thuật.
Khi cô giáo phạt như vậy, trẻ sẽ không biết mình sai ở đâu và chỉ hiểu mình bị cô giá, ghét, trả thù nhiều hơn là muốn giáo dục. Ở đây, tôi thấy cô giáo chưa đủ tâm lý, kinh nghiệm và điềm tĩnh để giáo dục trẻ. Thứ hai là cô cũng chưa có đủ phương pháp”.
Nói về phương pháp giáo dục khi trẻ hư, Tiến sĩ Vũ Thu Hương cho biết: Trong môi trường đào tạo sư phạm, sinh viên sẽ được dạy tâm sinh lý trẻ ở các độ tuổi. Sinh viên sẽ tự tìm cách để xử lý tùy tình huống.
” Trong trường hợp bé ở trường Happy Kids, giáo viên có thể để bé ngồi một chỗ, xả cảm xúc tiêu cực, la hét hoặc khóc lóc và rồi tự bình tĩnh lại. Khi trẻ có nhu cầu cần khóc, hãy để các con khóc cho hết cơn.
Thường thì trẻ nhỏ sẽ sợ nhất là việc không được ai để ý. Khi nghịch ngợm, trẻ mong mọi người sẽ chú ý đến mình, được dỗ dành,… Nhưng khi không nhận được sự chú ý, trẻ cảm thấy hành động của mình không có giá trị và tự động ngồi yên. Trẻ cũng không tái phạm lần sau bởi biết nó không hiệu quả trong việc thu hút mọi người”, Tiến sĩ Vũ Thu Hương chia sẻ. Ngoài ra, giáo viên có thể chọc, trêu để trẻ chuyển hướng quan tâm đến một việc khác.
Nguyên cớ nào mà ngày càng nhiều vụ bạo hành trẻ mầm non xảy ra?
Khi vụ việc tại trường Happy Kids xảy ra, rất nhiều ý kiến cho rằng: Lương giáo viên mầm non vốn thấp và bản thân các cô phải chịu rất nhiều áp lực. Vì vậy, khi một sự cố xảy ra, phụ huynh nên thông cảm cho giáo viên, thay vì làm quá mọi chuyện.
Nói về vấn đề này, Tiến sĩ Vũ Thu Hương cũng bày tỏ quan điểm. Chị cho biết: ” Khi xảy ra một sự cố từ phía nhà trường thì trường và gia đình nên có buổi làm việc cụ thể. Trường cần nói chuyện cởi mở, chia sẻ và mong phụ huynh thông cảm. Nhưng phải có định hướng nhận lỗi khi trường sai, thực hiện đầy đủ các cam kết với phụ huynh.
Tốt nhất trường nên là phía chủ động giải quyết vấn đề. Nếu trường có cách xử lý đúng thì không phụ huynh nào nghĩ sai, nghĩ xấu về giáo viên, cũng sẽ không phản ứng thái quá. Trong trường hợp trường không sai thì cần đưa ra những bằng chứng cụ thể”.
Nhìn vào thực trạng từ đầu năm 2020, có rất nhiều vụ bạo hành trẻ mầm non xảy ra, Tiến sĩ Vũ Thu Hương nghiêm túc nhìn nhận vấn đề: ” Giáo dục mầm non hiện đang bị “thả nổi” về chương trình, phương pháp dạy học. Chúng ta có chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng không có thay đổi gì với giáo dục mầm non. Giáo viên cũng như chủ trường gần như muốn làm gì thì làm.
Các nguyên tắc áp dụng để quản lý trường mầm non quá cũ kỹ và nhiều vấn đề nhưng không có sự thay đổi, cập nhật. Tôi khẳng định rằng trong phương thức giáo dục mầm non hiện nay cũng còn quá nhiều vấn đề về nội dung, phương pháp.
Giáo dục mầm non hiện nay có dạy kỹ năng sống nhưng số lượng chỉ để làm mẫu trước mặt học sinh và không biết bao giờ trẻ mới hình thành kỹ năng? Trong khi đó giáo dục mầm non cần tập trung nhất vào kỹ năng và đạo đức thì các con lại không được rèn luyện điều này.
Thậm chí nhiều trường còn dạy trẻ những điều không nằm trong chương trình giáo dục. Thời điểm từ 0-6 tuổi là lúc trẻ hình thành nhân cách con người và học những kỹ năng cơ bản. Nhưng trẻ lại không được học những điều này mà chỉ được chăm bẵm là chính. Giáo viên chăm sao cho trẻ ít bị sây sát nhất, ăn được thật nhiều, được học chữ, học hát, học tiếng Anh – cái đó không phải nhiệm vụ của giáo dục mầm non.
Sai lầm về cả nội dung dẫn đến sai lầm về phương pháp. Các trường chăm trẻ chứ không dạy dỗ trẻ, dẫn đến trẻ thiếu hụt nhiều kỹ năng. Khi cả một hệ thống giáo dục bỏ rơi giáo dục mầm non thì tất yếu sẽ có nhiều vụ bạo hành, những sự việc tiêu cực xảy ra, điển hình như vụ Happy Kids.
Thực tế có rất nhiều giáo viên mầm non cho rằng họ là những “cô nuôi dạy trẻ”. Họ cho rằng nhiệm vụ của mình là chăm bẵm, chứ không phải giáo dục. Quan điểm đó khiến cô giáo mầm non gặp phải những khó khăn khi đứng lớp, gián tiếp khiến các sự cố xảy ra.
Khi xảy ra sự cố, phụ huynh kiện thì các cô cảm thấy phụ huynh không thông cảm. Còn phụ huynh cảm thấy mình mất tiền cho con học mà cô lại để con mình ốm đau. Trường mầm non bỗng chốc trở thành ngôi nhà nuôi nhốt chứ không phải giáo dục trẻ. Khi được giáo dục thực sự, trẻ mới trở nên ngoan ngoãn, được sống an toàn, học hành hiệu quả. Như vậy sẽ không có sự cố xảy ra”.
Phụ huynh nên hay không nên giám sát giáo viên qua camera?
Nói về vấn đề này, Tiến sĩ Vũ Thu Hương kể câu chuyện thật: ” Trường mình không có camera. Nếu phụ huynh yêu cầu có camera, mình cũng tâm sự là không thể và khuyên phụ huynh chọn trường khác.
Giả dụ thế này: Bạn đi làm 8 tiếng và nhất cử nhất động, kể cả đi WC cũng có sếp giám sát thì bạn khó chịu không? Với giáo viên cũng thế. Sự khó chịu đó các cô có thể trút lên đầu những đứa trẻ. Lúc đó, chính phụ huynh đang làm khổ con mình.
Khi các cô giáo có tâm trạng thoải mái, dễ chịu thì người hưởng lợi chính là những đứa trẻ. Vấn đề ở đây là các chủ trường có tự tin với giáo viên, chương trình dạy học của mình hay không? Họ có tự tin tất cả mọi thứ đảm bảo được trẻ sẽ an toàn khi ở trường? Họ có đủ bản lĩnh để tư vấn cho phụ huynh?
Nếu có đủ những yếu tố này thì trường chẳng bao giờ cần camera. Phụ huynh cũng yên tâm và không cần giám sát 24/24. Những đứa trẻ hoàn toàn có thể kể với bố mẹ những gì xảy ra ở trường. Chính trẻ là camera lớn nhất rồi!”.
Chuyên gia bày cách giúp con dễ dàng vượt qua việc lười học, học kém
Nhiều gia đình vò đầu, bứt tai vì chuyện con liên tục bị nhắc tên ở sổ đầu bài của lớp. Thậm chí, nhiều phụ huynh cảm thấy bất lực, xỉ vả con khiến con sợ việc học mà chưa có "cách chữa".
Do bản chất hay phương pháp dạy dỗ?
Năm học mới bắt đầu được mấy tháng nhưng nhiều cha mẹ có con ở bậc tiểu học bước vào cuộc chiến nảy lửa: Kèm con học đọc, học viết, làm bài tập. Những ngày qua, trên các diễn đàn không khó để tìm những lời than vãn: "Con học kém quá, phải làm sao bây giờ?"
Chị Nguyễn Thị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) có con vào lớp 4 ở một trường tiểu học của quận này cho biết, con chị tối về học luôn trong tình trạng phải bố mẹ kèm cặp. Ngày nào cũng thế, không bố thì mẹ đến đón con ở trường là lại mượn vở của bạn lớp để photo để tối về con chép cho đủ bài trên lớp.
"Con trai đã lên lớp 4 nhưng tính hiếu động, mải chơi, ở lớp thì không tập trung, trêu bạn bè. Ở nhà, nếu bố mẹ không kèm là không chịu làm bài, cứ chơi đã, làm bài sau. Vì thế, con ngày càng trở lên lười học. Hôm nọ, cô giáo bộ môn nhắn tin bố mẹ tới gặp về vấn đề học của con thì mới biết, con thuộc top 5 bạn học yếu nhất lớp. Ngay tối hôm đó, vợ chồng ngồi lại bàn với nhau phải có cách dạy con vượt qua "tình trạng tồi tệ" như thời điểm này" - chị Hương chia sẻ.
Chị Hương cũng chia sẻ, trước đây, ở nhà bố mẹ phải thay phiên nhau ngồi kèm học suốt cả tối, có hôm mẹ hò hét khản cả cổ, đến hôm khác bố mẹ thay nhau quát. Nhưng hiếm hôm nào con trai làm bài xong bài tập trước 10h30. Đỉnh điểm, có hôm bị cô nhắn tin nhiều, bực mình đành bắt con học muộn đến hơn 11 đêm để hoàn hiện bài tập cô giáo giao ở lớp.
Một phụ huynh có con gái học lớp 2 ở quận Hoàng Mai chia sẻ, chị có con gái tuy không nghịch nhưng việc học trên lớp luôn bị giáo viên nhắc nhở, nhất là môn Toán vì tội "ẩu". Nhìn những lần con bị nhắc trong sổ mà thấy ngại ngùng với phụ huynh trong lớp. Rõ ràng, ngày nào bố mẹ đã có ý thức ngồi kèm cặp con học, nhưng trên lớp không có bố mẹ thì y như rằng lại làm sai. Giờ không biết làm sao để con chủ động việc học đây"- phụ huynh này cho hay.
Chuyên gia "mách nước"
Vậy việc học kém của con, hay việc bị thầy cô nhắc nhở thì các phụ huynh có nên thúc ép, thậm chí biến việc học thành cuộc chiến hay không?
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, thay vì la mắng, thúc ép con học hay than phiền rằng sao con mình học dốt, lười nhác, kém cỏi, tệ hại, phụ huynh có thể giải quyết vấn đề này. Đặc biệt, phụ huynh cần hiểu, trẻ con lười học không phải do bản chất mà chính là do phương pháp dạy dỗ và điều kiện học chứa nhiều yếu tố không phù hợp với trẻ khiến trẻ sợ học và sinh lười học ngay từ đầu.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra, phụ huynh đầu tiên phải đi tìm câu trả lời, lý do con lười là gì, vì sao con lại bị điểm kém sau đó sẽ tìm cách cùng giải quyết hết mọi vấn đề xem con có đỡ lười học được không?
Bà Hương chỉ ra một thực tế, hiện nay, các con được bố mẹ, ông bà chăm bẵm quá nhiều, toàn làm hộ nên lười và ỉ lại. Vậy, muốn con bớt lười trong việc học thì cần "ngưng" chăm bẵm, làm hộ nữa cho bớt lười.
Mặt khác, bà Hương chỉ ra một lí do nữa là khi con thấy việc học quá nặng nề thì mẹ mắng, bố chửi, cô gào thét thì trẻ nào cũng sợ học cả. Vì thế, bố mẹ ngưng việc thúc giục, mắng mỏ con, nó sẽ đỡ sợ hơn.
"Có một lí do nữa là bố mẹ cần xem lại đòi hỏi của mình với con đi. Có bố mẹ bảo tôi rằng, em có bắt nó học nhiều đâu. Mỗi học ở trường, học thêm tiếng Anh và học võ thôi mà. Vậy bố mẹ hãy thử sống với thời gian biểu đó 1 tuần đi rồi bố mẹ nghĩ xem mình có đày đọa, đòi hỏi con quá sức không. Đừng ngồi đó mà phỏng đoán, rồi đánh giá con. Vừa sức mới tải nổi. Quá sức thì ai cũng lười, huống chi trẻ con"- bà Hương nói
Với những lí do trên, bà Hương cho rằng, để con bớt lười hãy dạy con cách học chủ động. Học kiểu đến lớp nghe cô rồi về nhà làm bài tập là học bị động, chủ động ở đây là mở sách ra, lật mục lục lên, ngồi đọc và ghi ra là mình sẽ học gì cả năm, có mấy chương, trong chương đó học gì. Đến lớp nghe cô giảng bài sẽ hứng thú hơn nhiều.
Thêm nữa, theo vị chuyên gia này, cần dạy trẻ ôn tập bằng sơ đồ tư duy vì cách này nhớ sẽ hệ thống hơn nhiều. Lập sơ đồ tư duy và dán giữa nhà, việc học sẽ đơn giản và thú vị hơn. Cần sắp xếp công việc khoa học. Làm việc bằng thời gian biểu bao giờ cũng đơn giản, nhàn hạ mà hiệu quả. Vậy các bố mẹ hãy giúp con xây dựng thời gian biểu và yêu cầu con thực hiện đúng. Mọi việc sẽ nhàn hạ hơn nhiều.
"Tuyệt đối không làm hộ con, tìm cách dạy con vội vàng để cô không biết là bài đó mẹ làm. Nhưng theo tôi cần cho con chịu phạt vài lần cho nhớ. Tóm lại, học kém phần lớn nguyên nhân là do các con chưa biết cách học chứ không phải không thông minh"- bà Hương nhấn mạnh.
Phụ huynh vật lộn dạy con mỗi tối: Tiến sĩ giáo dục chỉ ra sai lầm 'chết người' Nhiều phụ huynh ngồi kè kè dạy con buổi tối nhưng vẫn không hiệu quả. Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra sai lầm chết người trong cách dạy con. Ảnh minh họa Nhiều lúc chỉ muốn đánh con Năm học mới bắt đầu cũng là lúc nhiều cha...