Vụ bắn vợ ở quán lẩu dê: Hung thủ được bảo lãnh
Liên quan đến việc Nguyễn Văn Hùng (SN 1965) nổ súng tại quán lẩu dê trên địa bàn quận 10, TP HCM vào tối 20-2 gây thương tích cho bà N.T.L.H (SN 1965, chị vợ Hùng) mà Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 22-2, Công an quận 10 cho biết hung thủ đã được gia đình bảo lãnh về nhà.
Theo Công an quận 10, nguyên nhân Hùng được cho bảo lãnh là do trước đó, đối tượng này chưa có hành vi vi phạm về sử dụng vũ khí là công cụ hỗ trợ, đồng thời cơ quan chức năng đang trưng cầu giám định pháp y tỉ lệ thương tật của bà H.
Nếu đủ cơ sở xử lý tội danh “Cố ý gây thương tích” theo luật định thì sẽ khởi tố vụ án. Điều tra ban đầu cho thấy do mâu thuẫn với bà H. trong một thời gian dài nhưng không giải quyết được nên Hùng đã gây ra vụ việc trên.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết theo quy định tại khoản 9 điều 3 Pháp lệnh về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì súng bắn đạn cao su thuộc danh mục công cụ hỗ trợ. Người sử dụng công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng. Nghiêm cấm lạm dụng để xâm phạm sức khỏe, tính mạng…”.
“Trong vụ việc trên, phải xác định Hùng có được cấp phép sử dụng công cụ hỗ trợ hay không, nếu được thì hành vi của đối tượng này là lạm dụng việc sử dụng công cụ hỗ trợ. Trong trường hợp không được quyền sử dụng công cụ hỗ trợ thì hành vi của Hùng là tàng trữ, sử dụng công cụ hỗ trợ trái pháp luật. Còn để xác định được hành vi cố ý gây thương tích, CQĐT phải căn cứ vào động cơ, mục đích của Hùng, tỉ lệ thương tật và yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại làm cơ sở khởi tố vụ án, khởi tố bị can” – luật sư Trạch nói.
Về việc dư luận cho rằng dùng súng bắn người khác gây thương tích là hành động nguy hiểm nhưng công an cho bảo lãnh về nhà là không thỏa đáng, luật sư Trạch phân tích: “Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự, để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án thì người có thẩm quyền có quyền ra lệnh tạm giữ, tạm giam hay cho bảo lãnh phải tuân theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhân thân của người thực hiện hành vi nguy hiểm và người bảo lãnh theo đúng quy định của pháp luật hay không để từ đó tạm giữ, tạm giam hay cho phép bị can tại ngoại. Trong trường hợp bị can được bảo lãnh thì người có thẩm quyền thông thường sẽ áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can để bảo đảm việc điều tra”.
Video đang HOT
Theo luật sư Trạch, căn cứ vào quy định của pháp luật thì Công an quận 10 có thể cho phép Hùng được tại ngoại khi có đủ điều kiện để bảo lãnh
Theo Danviet
Công an xã, phường có được xử lý vi phạm giao thông?
Trưởng công an cấp xã (phường, thị trấn) có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hỏi: Tôi có đỗ xe ở lòng đường trái quy định, bị công an phường yêu cầu dừng xe và kiểm tra giấy tờ. Tôi muốn hỏi thẩm quyền của công an phường trong việc xử lý vi phạm giao thông như thế nào?
MAI LOAN
Công an xã, phường có được xử lý vi phạm giao thông? - Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo quy định của pháp luật, ngoài cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 30/10/2012 còn một số lực lượng khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Về thẩm quyền các lực lượng đến đâu bạn có thể tham khảo bài viết: index.php?option=com_content&task=view&id=177127045
Căn cứ Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng cảnh sát khác (gồm: Cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động (CSCĐ), cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát bảo vệ, và cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).
Tuy nhiên, việc huy động phải thực hiện bằng quyết định hoặc kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của CSGT, cảnh sát khác và công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.
Khi hết thời gian huy động ghi trong quyết định hoặc kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.
Theo Điều 8 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng cảnh sát khác và công an xã với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ "Các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết".
Theo Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 47/2011/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định số 27/2010/NĐ-CP thì "Trường hợp không có lực lượng cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt".
Theo quy định này, khi độc lập làm nhiệm vụ (nghĩa là không phải là đi cùng lực lượng cảnh sát giao thông), công an phường chỉ được thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Và công an phường chỉ có quyền dừng các phương tiện vi phạm giao thông trong các trường hợp: Điều khiển xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu, lưu thông đường cấm, ngược chiều; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông... hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
Về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo quy định tại Điều 68 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì Trưởng công an cấp xã (phường, thị trấn) cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia ĐỒNG XUÂN THUẬN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Dụ dỗ trẻ em dùng ma túy phạm tội gì? Lôi kéo người khác sử dụng trái phép các chất ma túy là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn sử dụng ma túy của người khác. Theo quy định của pháp luật hành vi này bị xử lý như thế nào? Mới đây, trao đổi với báo chí, bà...