Vụ 500 giáo viên mất việc: Đề nghị dừng đưa tin để “tránh làm nóng”
Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk vừa đăng tải Công văn 804 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk “Về việc đề nghị định hướng thông tin báo chí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng giáo viên không được phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng năm 2017 của huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk”.
Công văn do bà Huỳnh Thị Chiến Hòa, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk ký, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương cùng nhiều cơ quan, đơn vị liên quan.
Công văn 804 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Theo công văn này, các cơ quan báo chí, đặc biệt là một số báo Trung ương và báo ngành đóng ở địa phương liên tục khai thác, đưa tin phản ánh sự việc. Trong 36 tin bài mà Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk thống kê được thì đa phần có nội dung đề cập đến tiêu cực; “một số báo “giật tít” có nội dung, bản chất không đúng sự việc, không mang tính xây dựng, suy diễn, làm ảnh hưởng đến việc lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng” (trích Công văn 804).
Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, đây là vụ việc phức tạp liên quan đến việc làm, đời sống, tâm tư của nhiều người trên địa bàn huyện Krông Pắk và đang được các ngành chức năng tại địa phương quyết liệt giải quyết.
Trong khi đang chờ cơ quan chức năng giải quyết, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể liên quan (nếu có), không để đối tượng xấu lợi dụng vấn đề làm phức tạp tình hình, gây mất an ninh trật tự.
Video đang HOT
Vì thế, Công văn 804 đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương có ý kiến chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí tạm dừng thông tin, phản ánh sự việc, tránh làm nóng vấn đề.
Cũng theo Công văn này, hiện tỉnh vẫn chưa có phương án giải quyết tình trạng dôi dư hàng trăm giáo viên ở Krông Pắk, “khi có phương án và kết quả giải quyết vụ việc, tỉnh sẽ sớm thông tin đến các cơ quan báo chí”- Công văn 804 cho biết.
Ông Nguyễn Cảnh – Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, đề nghị trên nhằm làm “nguội” vấn đề. Còn người ký Công văn trên thì nói: “Ở đây Ban chỉ đề nghị tạm ngưng chứ không yêu cầu báo chí không được viết. Địa phương đang tích cực giải quyết vụ việc nên không muốn báo chí làm nóng dư luận”.
Để vụ 500 giáo viên sắp mất việc bớt “nóng”, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk đề nghị báo chí tạm dừng thông tin.
Như Dân Việt đưa tin, từ năm 2011-2016, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk đã ký hợp đồng với hàng trăm giáo viên ngoài chỉ tiêu biên chế. Việc này khiến toàn huyện Krông Pắk thừa hơn 600 giáo viên.
Theo UBND huyện Krông Pắk, trong số giáo viên hợp đồng dôi dư này có 208 trường hợp không có vị trí xét tuyển, buộc phải chấm dứt hợp đồng. Số còn lại sẽ tham gia kỳ thi tuyển viên chức giáo dục của huyện để chọn ra 83 người. Như vậy, sắp tới, toàn huyện này sẽ có gần 500 giáo viên mất việc (chưa kể hàng chục trường hợp xin nghỉ việc trước đó).
Theo Danviet
Hiệu trưởng viết giấy mượn tiền, giáo viên nói là tiền chạy việc
Ông Huỳnh Bê, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Mây đã viết nhiều giấy mượn tiền của gia đình giáo viên, trong khi các giáo viên này nói thực chất đó là tiền "chạy" hợp đồng và chờ vào biên chế.
Chị Nguyễn Thị Thùy Dung (ngụ xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk), một người từng làm việc tại Trường THCS Ngô Mây (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) vừa trưng ra bằng chứng về việc ông Huỳnh Bê, Hiệu trưởng trường này đã mượn hàng chục triệu đồng nhưng không trả.
Theo chị Dung bản chất của "Giấy mượn tiền" này là một cuộc trao đổi.
Theo chị Dung, năm 2014 ông Bê đã nhận của mẹ chị 70 triệu đồng và viết "Giấy mượn tiền" để làm bằng chứng. Nhưng thực tế đằng sau "Giấy mượn tiền" này là một cuộc "trao đổi" ngầm, số tiền trên sẽ thuộc về ông Bê, còn chị Dung sẽ được hợp đồng dài hạn tại Trường THCS Ngô Mây và chờ vào biên chế.
Tuy nhiên, sau khi đã cho ông Bê "mượn" 70 triệu đồng, chị Dung chẳng những không được vào biên chế mà tiền lương cũng bị cắt giảm dần từ 2,6 triệu đồng/tháng xuống còn 1,5 triệu đồng/tháng, rồi 1,2 triệu đồng/ tháng.
Với mức lương đó, chị Dung đã buộc phải nghỉ việc vào đầu năm 2017. Mặc dù trong "Giấy mượn tiền" ông Bê ghi rõ sẽ trả lại khi mẹ chị Dung cần, nhưng sau nhiều lần đòi, ông Bê vẫn im lặng.
"Tôi được biết vào tháng 3, thầy Bê sẽ về hưu nên biết rất khó để lấy lại số tiền này, lại còn biết tin thầy cũng mượn tiền của rất nhiều người nên vô cùng lo lắng, hoang mang"- chị Dung nói. Để làm rõ việc này, PV đã nhiều lần liên lạc với ông Huỳnh Bê nhưng đều không nhận được phản hồi.
Chị Dung và mẹ đã nhiều lần đòi lại tiền nhưng ông Bê trốn tránh không chịu trả.
Tương tự, ông N.V.M (ngụ xã Ea K'Mut, huyện Ea Kar, Đắk Lắk) cũng làm đơn tố cáo ông Bê nhận 120 triệu đồng để cho con gái ông M vào được vào biên chế tại Trường THCS Ngô Mây, với hình thức viết giấy mượn tiền để làm tin. Nhưng sau đó con gái ông M chỉ được dạy hợp đồng với mức lương 1 triệu đồng/tháng, ông M đòi lại tiền thì ông Bê không trả (Dân Việt đã phản ánh).
Tuy nhiên, cũng có người được ông B viết giấy xác nhận là tiền chạy việc. Cụ thể, Cơ quan CSĐT Công an huyện Krông Pắk vừa triệu tập ông Bê để làm rõ nội dung đơn tố cáo ông này nhận "tiền xin việc" của bà C.T.L. (xã Ea Yông, ngụ huyện Krông Pắk). Tại cơ quan điều tra, ông Bê thừa nhận mình đã viết "Giấy nhận tiền xin việc" và nhận của bà C.T.L 300 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Bê còn bị nhiều giáo viên tố cáo đã bớt xén tiền lương của họ trong một thời gian dài. Các nội dung tố cáo này, cơ quan điều tra cũng đang vào cuộc xác minh. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Pắk đã xác minh bước đầu và khẳng định, ông Bê đã chỉ đạo lập hai bảng lương khác nhau để bớt xén tiền lương của các giáo viên hợp đồng.
Theo Danviet
Đau lòng chuyện dư 500 giáo viên Mới đây, dư luận lại có những bàn luận nóng về lĩnh vực giáo dục: Huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) tuyển ồ ạt dư tới 500 giáo viên. ảnh minh họa Căn nguyên được lý giải là do "quy định mới": Từ năm 2011, việc tuyển giáo viên được giao toàn quyền cho Chủ tịch huyện nên mới xảy ra việc tuyển ồ...