Vốn sinh ra cho người nghèo nhưng chiếc áo này giờ lại là biểu tượng của địa vị
Canada Goose khởi nghiệp như một thương hiệu của tầng lớp lao động vào năm 1957, nhưng hiện nay các sản phẩm của công ty này chỉ giới nhà giàu mới đủ khả năng mua được.
Chiếc áo khoác của Canada Goose nhìn có vẻ ngoài bình thường như những chiếc áo thông thường ngoài siêu thị khác, nhưng nó từng bị cấm từ một trường trung học ở Anh. Tại sao?
Thực tế là giá của chiếc áo này quả đắt đỏ. Hành động trên được cho là nỗ lực để chống lại tình trạng phân biệt giàu nghèo trong môi trường học đường, bảo vệ sinh viên thu nhập thấp khỏi cảm giác xấu hổ khi gặp phải những chiếc áo khoác quá đắt tiền. Áo khoác Canada Goose có giá lên tới 1.500 USD (gần 35 triệu VND) mỗi chiếc.
Vẻ ngoài bình thường, nhưng chiếc áo của Canada Goose luôn đắt đỏ bậc nhất thế giới
Canada Goose là một thương hiệu vốn được xây dựng mới mục tiêu sản xuất các sản phẩm cho tầng lớp lao động. Và thực tế trong quá khứ, thương hiệu này đã tập trung vào sản phẩm dành cho những người thuộc tầng lớp lao động ở Canada.
Canada Goose được thành lập vào năm 1957 bởi Sam Tick trong một nhà kho ở Toronto với tên gọi ban đầu là Metro Sportswear. Vào thập niên 80, mọi người đã sử dụng áo khoác của công ty để lao động tại những nơi lạnh nhất trên Trái đất. Chiếc áo khoác đã trở thành tiêu chuẩn cho những chiếc áo chịu nhiệt tại Trạm McMurdo của Nam Cực, nơi các nhà khoa học đặt biệt danh cho nó là “Big Red”. Và vào năm 1982, một trong những chiếc áo khoác của công ty đã đưa người đầu tiên của Canada – Laurie Skreslet – lên đỉnh Everest.
Video đang HOT
Vậy áo khoác Canada có gì khác biệt? Công ty sử dụng chất liệu Hutterite Canada, loại chất liệu được đánh giá có chất lượng cao nhất thế giới. Công ty tuyên bố lớp lông động vật bên trong áo khoác có thể phá vỡ luồng khí lạnh và bảo vệ da tiếp xúc chống lại băng giá. Canada Goose cho biết áo khoác của công ty có thể chịu được nhiệt độ thấp tới -30C. Và loại chất liệu làm nên chiếc áo cũng không hề rẻ, chẳng hạn lông chó sói phương Tây.
Bước sang thiên niên kỷ mới, công ty đã có một CEO mới – người đã cách mạng hóa cái tên “Canada Goose” thành thương hiệu xa xỉ mà chúng ta biết ngày nay. Năm 2001, cháu trai của Sam Tick, Dani Reiss, được bầu làm chủ tịch và CEO của công ty.
Anh bắt đầu mở rộng thương hiệu ở Stockholm. Ông cam kết sẽ lấy chất lượng hàng đầu chứ không tập trung vào số lượng bán ra, nhưng điều đó chỉ làm tăng nhu cầu mua sản phẩm từ công ty này. Thương hiệu dần lan rộng khắp châu Âu, chủ yếu qua truyền miệng. Sau đó Reiss nhắm vào nước Mỹ, và những chiếc áo của ông trở thành đồng phục cho các đoàn làm phim Hollywood trong thời tiết lạnh.
Tuy nhiên, ông ty này cũng gặp phải một số phản ứng dữ dội. Tổ chức bảo vệ động vật thế giới PETA đã phản đối các phương thức sản xuất của công ty vì cho rằng đây là phương thức độc ác. Bất chấp sự phản đối, công ty này đang trên đà phát triển mạnh.
Vào cuối năm 2013, Reiss đã bán phần lớn cổ phần của công ty cho Bain Capital, cho phép công ty mở rộng sản xuất tại Toronto và Winnipeg cũng như mở cửa hàng ở thành phố New York. Việc mở rộng của nó tiếp tục trong bốn năm, và năm 2017, công ty đã phát hành công khai cổ phiếu lần đầu.
Vào ngày đầu tiên giao dịch, cổ phiếu của công ty đã tăng 25% và tiếp tục tăng trong toàn bộ năm 2018. Doanh thu của công ty đã tăng từ 291 triệu USD trong năm 2015 lên 591 triệu USD trong năm 2018, tăng 77%. Năm 2018, công ty chiếm 6% thị trường áo khoác cao cấp, với tổng trị giá lên tới 11 tỷ USD.
Theo 24h
Được làm vì người nghèo, cuối cùng thứ này chỉ người giàu mới dám mua
Bệnh nhân tiểu đường cần insulin để sống sót. Do giá tăng mạnh, nhiều bệnh nhân tiểu đường đang phải vật lộn để mua thuốc cứu chữa mạng sống của họ.
Nhiều người ở Hoa Kỳ không thể mua được insulin do giá trung bình cho một lọ insulin là khoảng 285 USD (hơn 6,6 triệu VND). Hầu hết bệnh nhân tiểu đường cần hai đến bốn lọ mỗi tháng. Vấn đề là, giá insulin luôn luôn ở mức rất cao và không dễ dàng mua được.
Không có insulin, một loại hormone thiết yếu điều chỉnh lượng đường trong máu, cơ thể bạn không thể điều chỉnh lượng glucose đi vào tế bào và các tế bào của bạn sẽ "chết đói". Các nhà nghiên cứu y tế, người đã cấp bằng sáng chế cho phát minh vào năm 1923, vốn mong muốn insulin có giá cả phải chăng cho cả những người nghèo nhất mắc bệnh tiểu đường. Nhưng thực tế thì không hề như vậy.
Năm 1923, nhà vật lý và sinh lý học Frederick Banting đã khám phá ra "vị cứu tinh" cho căn bệnh tiểu đường - insulin ngày nay - nhưng ông từ chối dùng tên mình đặt cho phát minh vì Frederick không muốn kiếm tiền từ sản phẩm liên quan tới tính mạng của con người.
Hai đồng nghiệp của ông, James Collip và Charles Best, cùng nhau đi đến thống nhất bán toàn bộ nghiên cứu cho Đại học Toronto với giá 1 USD (23.000 VND) với mong muốn tất cả bệnh nhân đều có thể mua được sản phẩm.
Gần đây nhất là khoảng 15 năm trước, Insulin vẫn còn là một loại thuốc cũ nhưng mức giá khi đó đã tăng một cách chóng mặt. Khi một loại thuốc đã có mặt trên thị trường đủ thời gian, bằng sáng chế của nó sẽ hết hạn, chấm dứt sự thống trị trên thị trường và mở ra cơ hội cạnh tranh chung. Điều này vốn là hy vọng duy nhất giúp đẩy mức giá đi xuống.
Nhưng những gì xảy ra với insulin thực sự đi ngược lại những kỳ vọng của chúng ta khi loại thuốc cũ này đang trở nên ngày một đắt đỏ. Hiện nay chỉ có ba công ty sản xuất insulin và tất cả thương hiệu dường như liên tục "bắt tay" nhau tăng giá, với tốc độ và bước giá cực kỳ giống nhau, dù các nhà sản xuất đã nói rằng họ đặt giá độc lập.
Insulin đã tăng đều đặn từ 4,34 USD/ mililit (mL) vào năm 2002 lên 12,92 USD/ mL vào năm 2013. Mức giá trên buộc các bệnh nhân tiểu đường phải chi trung bình 5.705 USD (hơn 130 triệu VND) mỗi năm cho Insulin, tăng gấp đôi so với 2.841 USD vào năm 2012.
Vậy những mức giá tăng vọt này được xác định như thế nào? Không có giới hạn về mức giá có thể được đặt ra cho các loại thuốc và họ không phải tiết lộ cách họ đặt giá. Thể chế hiện tại hoàn toàn không giới hạn mức giá, kể cả giá trần hay giá sàn của một sản phẩm thuốc bất kỳ, các hãng dược phẩm cũng không cần chứng minh cấu thành giá của mình có hợp lý hay không.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ là cơ quan quyền lực nhất trong bộ máy chính phủ Mỹ về vấn đề y dược, nhưng FDA cũng chỉ có thể quản lý về mặt phân phối, bảo hộ, bản quyền... chứ không được can thiệp vào giá của doanh nghiệp.
Medicare - Cơ quan chính phủ Mỹ chuyên cung cấp dịch vụ sức khỏe cho người dân trên 65 tuổi, thậm chí còn bị cấm "thương lượng giá cả" với các hãng dược đang kinh doanh. Môi trường "không kiểm soát" này khiến không chỉ giá của Insulin gia tăng liên tục trong những năm qua.
Theo Eva
Áo phông trắng: Giá từ 149k đến 799k nhưng liệu khi mặc lên, mọi người có phân biệt được cái nào đắt cái nào rẻ Ngoài kiểu dáng, chất liệu thì độ linh hoạt của size hay thương hiệu cũng quyết định tới giá cả của một chiếc áo phông trắng. Áo phông trắng thuộc top những món đồ đơn giản đến mức tuyệt đối nhưng lại chứa đựng độ phủ sóng mạnh mẽ vô cùng trong phong cách cũng như tủ đồ hè của phái đẹp. Bạn...