Vòm nhiệt có thể đẩy nhiệt độ lên cao nguy hiểm như thế nào?
Thời tiết mùa hè thường gắn liền những đợt sóng nhiệt gay gắt, còn được gọi là vòm nhiệt.
Vòm nhiệt xảy ra khi một vùng áp suất cao kéo dài hình thành phía trên khu vực nhất định và không di chuyển trong vòng một tuần trở lên.
Áp suất cao dẫn đến thời tiết đẹp với bầu trời nhiều nắng và ít mây. Nó khiến không khí bị dìm xuống bên dưới. Và khi không khí chìm xuống, nó sẽ nóng lên khiến nhiệt độ tăng lên.
Vòm nhiệt được tạo ra do không khí không thể thoát ra ngoài. Sau đó, nhiệt độ tiếp tục ấm lên, thường đến mức khó chịu hoặc thậm chí nguy hiểm.
Hầu hết các kỷ lục về nhiệt độ cao đều được thiết lập trong một vòm nhiệt. Và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay sẽ khiến chúng xảy ra thường xuyên hơn, thậm chí là nóng hơn nữa.
Mặt đường tan chảy tại New Delhi, Ấn Độ vào tháng 5/2015. Ảnh: AFP
Các đợt nắng nóng gây chết người
Châu Âu năm 2003: Trong số những đợt nắng nóng nguy hiểm nhất lịch sử châu Âu phải kể đến mùa hè năm 2003. Ước tính đã có khoảng 30.000 người tử vong do thời thiết nắng nóng như thiêu đốt vào tháng 7 và tháng 8 năm đó. Nhiệt độ lên tới 40 độ C và đến tận đêm khuya vẫn không hạ nhiệt. Quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nhất là Pháp với hơn 14.000 người tử vong, chủ yếu là người cao tuổi.
Nơi đây thường chỉ nhiệt độ 26 – 30 độ C vào thời điểm này trong năm. Nhưng ba tuần đầu tiên của tháng 8/2003, nhiệt độ ở Pháp luôn xấp xỉ ngưỡng 40 độ C.
Ấn Độ năm 2015: Trên 2.000 người tử vong trong vòng vài tuần của mùa hè năm 2015, khi nhiệt độ tăng vọt lên 47,7 độ C tại một số địa phương. Ở thủ đô New Delhi, cái nóng thiêu đốt còn khiến đường xá tan chảy.
Video đang HOT
Chicago (Mỹ) năm 1995: Vào thời điểm vòm nhiệt bao trùm vùng Trung Tây nước Mỹ năm đó, trên 700 người đã thiệt mạng ở những khu vực nghèo nhất của thành phố Chicago.
Nhiệt độ cao nhất là 38 độ C, nhưng sức nóng cảm nhận được lại gần ngưỡng 51 độ C. Nhiều cư dân, chủ yếu là người cao tuổi, đã không thể trụ vững vì cái nóng kéo dài đến ban đêm, khiến cơ thể không thể hồi phục sau cái nóng ban ngày.
Một phụ nữ tránh nóng tại một đài phun nước trên Quảng trường Trafalgar, London, Anh, vào tháng 7/2003. Ảnh: AFP
Khủng hoảng khí hậu khiến vòm nhiệt nguy hiểm hơn
Theo một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên tạp chí Nature Communications Earth & Environment, cuộc khủng hoảng khí hậu dự kiến làm tăng từ 50 – 100% khả năng xảy ra các chỉ số nhiệt độ nguy hiểm ở hầu hết các vùng nhiệt đới và gấp 10 lần trên toàn cầu.
Ngay cả một sự gia tăng nhỏ trong nhiệt độ trung bình toàn cầu cũng có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể các đợt nóng cực đoan, được quan sát thấy trong các vòm nhiệt mạnh và dai dẳng.
Một nghiên cứu năm 2023 trên tạp chí Nature Communications cho thấy những nơi như Afghanistan, Papua New Guinea và Trung Mỹ – bao gồm Guatemala, Honduras và Nicaragua – đã được coi là “điểm nóng” đối với các đợt nắng nóng nguy hiểm.
Theo báo cáo, những khu vực này đặc biệt dễ bị tổn thương do dân số tăng nhanh và khả năng tiếp cận chăm sóc y tế và nguồn cung cấp năng lượng hạn chế. Những yếu tố đã làm suy yếu khả năng phục hồi của người dân trước nhiệt độ khắc nghiệt.
Chỉ riêng trong năm 2023, một loạt kỷ lục về nhiệt độ cao đã được thiết lập trên toàn cầu:
Ở Nam Texas, nhiệt độ tại thành phố Del Rio chạm ngưỡng 46 độ C vào ngày 22/6. Mức nhiệt cao chưa từng thấy này đã phá vỡ kỷ lục được thiết lập hai ngày trước đó là 45 độ C.
Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc đã ghi nhận nhiệt độ tháng 5 cao nhất trong hơn 100 năm vào ngày 29/5.
Tại huyện Tương Dương của Việt Nam, nền nhiệt vào ngày 6/5 lên tới khoảng 44,2 độ C. Đây là nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận tại Việt Nam. Cùng ngày, Thái Lan cũng chứng kiến nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận tại Bangkok: 41 độ C.
Siberia đã liên tiếp lập hàng chục kỷ lục vào tháng 6 khi nhiệt độ tăng lên 38 độ C ở bên dưới một vòm nhiệt hình thành ở phía Bắc.
Sóng nhiệt không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe mà còn góp phần gây ra hạn hán và cháy rừng nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm trầm trọng thêm các điều kiện nóng và khô cho phép cháy rừng bùng phát và phát triển.
Trong những năm gần đây, các đám cháy đã trở nên nghiêm trọng hơn, khiến khói mù lan xa hàng trăm km, làm suy giảm chất lượng không khí.
Xứ sở băng giá Siberia 'đổ mồ hôi' vì sóng nhiệt kỷ lục
Hàng chục kỷ lục về nắng nóng đã bị xô đổ tại xứ sở băng giá Siberia, sau khi nhiệt độ tăng trên mốc 37,7 độ C.
El Nino đến sớm làm tăng thêm nhiệt cho Trái Đất Nạn khói mù ngột ngạt bủa vây nhiều thành phố Giới khoa học cảnh báo nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 0,2 độ C mỗi thập niên Bờ Đông nước Mỹ chìm trong khói mù dày đặc từ hàng trăm đám cháy rừng ở Canada
Mặc dù mới đầu tháng 6, nhưng các kỷ lục về nhiệt độ cao đã được tái thiết lập tại các vùng của Siberia vì những sóng nhiệt bất thường.
Ngày 3/6, nhiệt độ đạt 37,9 độ C ở Jalturovosk và trở thành ngày nóng nhất trong lịch sử Siberia.
Theo nhà khí hậu học Maximiliano Herrera, người theo dõi nhiệt độ khắc nghiệt trên toàn cầu, một số kỷ lục về nhiệt độ cao của mọi thời đại đã bị phá vỡ vào hôm 7/6, trong đó có ở Baevo (39,6 độ C) và Barnaul (38,5 độ C).
Các trạm khí tượng này có hồ sơ theo dõi nhiệt độ từ 5 - 7 thập kỷ. Do vậy, ông Herrara kết luận đây là đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong lịch sử của khu vực này.
Và tình hình có vẻ sẽ còn tồi tệ hơn nữa. Ông Herrera nói với CNN: "Các kỷ lục tiếp tục bị xô đổ trong ngày hôm nay với nhiệt độ một lần nữa khoảng 40 độ C".
Các nhà khoa học có thể tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sự kiện này, nhưng chắc chắn tình trạng ấm lên toàn cầu đang khiến nhiệt độ khắc nghiệt hơn, đặc biệt là ở các vùng vĩ độ cao hơn.
Đợt nắng nóng đặc biệt dữ dội và kéo dài vào năm 2020 khiến người dân thị trấn Verkhoyansk đổ mổ hôi vì cái nóng 38 độ C gần như không thể xảy ra nếu không có biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Siberia có xu hướng chứng kiến sự dao động nhiệt độ giữa các tháng và các năm, nhưng vài thập kỷ qua, nơi đây đã chứng kiến xu hướng ấm lên mạnh mẽ.
"Siberia là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất trên hành tinh với cường độ cực đoan ngày càng tăng", ông Omar Baddour, Giám đốc dịch vụ chính sách và giám sát khí hậu tại Tổ chức Khí tượng Thế giới, cho biết.
Khi mùa cháy rừng diễn ra ở Bắc bán cầu, Siberia - cùng với Canada - cũng đang phải vật lộn với những trận cháy rừng dữ dội. Hỏa hoạn hoành hành khắp dãy núi Ural của Nga hồi tháng 5 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 21 người.Nhiệt độ cực cao có khả năng làm trầm trọng thêm các vụ cháy rừng.
Không chỉ Siberia đạt nhiệt độ cao kỷ lục trong tuần này. Cái nóng khắc nghiệt đã lan rộng khắp Trung Á. Vào đầu tháng 4, Turkmenistan có nhiệt độ lên tới 42 độ C. Đây là kỷ lục thế giới đối với vùng vĩ độ đó.
Kể từ đó, sức nóng không ngừng tăng lên. Ngày 7/6, nhiệt độ ở Trung Quốc đã vượt ngưỡng 45 độ C, ở Uzbekistan là 43 độ C và Kazakhstan là 41 độ C.
Nhà khí hậu học Maximiliano Herrera nhận xét rằng đó là một đợt nắng nóng đang viết lại lịch sử khí hậu thế giới.
Vừa bão tuyết vừa sóng nhiệt, nước Mỹ chứng kiến cảnh chênh lệch nhiệt độ kỷ lục giữa hai miền Nhiệt độ miền Bắc nước Mỹ hạ thấp kỷ lục vì bão tuyết hoành hành, trong khi nhiệt độ ở miền Nam lại cao nhất trong lịch sử tháng 2 vì nắng nóng. Xe dọn tuyết chạy trên đường cao tốc ở Minneapolis ngày 22/2. Ảnh: AP Theo hãng CNN, nền nhiệt ở Mỹ đang chênh lệch bất thường đến 37,7 độ C....