“Với Mỹ, quan trọng nhất là lật đổ Putin”
“Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của ông Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu”.
Giới truyền thông Nga không mấy quan tâm đến ngày Chiến tranh Lạnh chính thức kết thúc cách đây hơn 20 năm, nhưng giới truyền thông phương Tây và các tầng lớp xã hội Nga lại đặc biệt quan tâm đến cuộc bầu cử Tổng thống Nga sẽ diễn ra vào ngày 4/3 sắp tới. Tại sao vậy?
“Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh”
Rõ ràng, sau khi bầu cử Tổng thống, Putin sẽ quay trở lại Điện Kremli. Mỹ và Châu Âu đã thể hiện thái độ bất an một cách mập mờ về tình hình này. Theo cách nói của học giả người Mỹ Frederick William Engdahl thì “Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu”.
Thủ tướng Nga Putin – ngôi sao sáng trên chính trường Nga hiện nay.
Chuyên mục Chính trị bí mật, tờ Komsomolskaya Pravda (Nga) xuất bản ngày 1/2 đã dành cả 2 trang để đăng tải bài viết của ông Engdahl để lý giải tại sao Washington muốn nhanh chóng kết thúc thời đại Putin.
Quỹ Dân chủ Mỹ (NED) có mặt trên khắp nước Nga
Ông Engdahl tiết lộ, báo cáo năm do NED công bố vào tháng 8/2011 cho thấy, tổ chức này đã có mặt trên khắp đất nước Nga, giúp đỡ “trung tâm tin tức quốc tế” đặt tại Moscow trong khi đó, hơn 80 tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia có thể tận dụng “trung tâm tin tức” này để tổ chức họp báo về các vấn đề.
Tổ chức này còn là đơn vị tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích “ bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga”, “giúp đỡ giới trẻ tham gia vào các hoạt động chính trị”.
Ước tính, chỉ trong 1 năm 2010, NED đã tiêu tốn 278 300 USD để tài trợ cho hàng chục chương trình như thế này trên khắp đất nước Nga.
NED cũng là đơn vị tài trợ cho các cuộc “điều tra dân ý độc lập”trước kỳ bầu cử tại Nga và các nhân sĩ quan sát độc lập trong thời gian bầu cử. Trong thời gian bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) lần này, NED đã trực tiếp tài trợ cho một tổ chức xã hội ở Nga có tên là Tiếng nói, chuyên thu thập chứng cứ về hành vi gian lận trong bầu cử.
Video đang HOT
Quan hệ Nga – Mỹ có tồn tại vấn đề?
Tháng 9/2011, trước kỳ bầu cử Duma Quốc gia, NED đã tổ chức buổi thảo luận kín tại Washington, chỉ những người được mời mời có thể tham gia buổi thảo luận này. Được biết, nhận lời mời tham gia buổi thảo luận này có đại diện của Cơ quan Điều tra dân ý Levada, cơ quan điều tra dân ý nổi tiếng tại Nga.
Trang web chính thức của NED chứng thực, NED đã trực tiếp tài trợ các hoạt động điều tra dân ý của Cơ quan điều tra dân ý Levada trên khắp đất nước Nga. Nội dung các cuộc điều tra dân ý bao gồm điều tra tình hình trên các trang web trước kỳ bầu cử, điều tra thái độ của người dân đối với các ứng cử viên và những chính sách liên quan…
Nhận lời mời tham dự buổi thảo luận kín được tổ chức tại Washington vào tháng 9/2011 còn có đại diện của Tổ chức Phong trào đoàn kết nước Nga. Được biết, người này là “tác giả” chính của hàng loạt hoạt động biểu tình chống lại Putin.
Các tổ chức phi chính phủ sao chép “cách mạng màu”
NED còn tổ chức buổi thảo luận “Tính tích cực của thanh niên nước Nga: Thế hệ mới có thể thực hiện cải cách?” với sự tham gia của rất nhiều thanh niên, bao gồm cả các nhân viên đến từ Viện nghiên cứu dân chủ nước Mỹ. Đây rõ ràng là chuẩn bị ban đầu theo motiv “cách mạng màu” tại Georgia, Ukraine và bạo động tại Tunisia, Ai Cập.
Dân Nga biểu tình phản đối kết quả bầu cử Duma Quốc gia ở thủ đô Matxcova ngày 10/12.
Như vậy, với sự ủng hộ của các cơ quan điều tra dân ý cũng như các tổ chức thanh niên, các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đang thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay.
“Quan trọng nhất là lật đổ Putin”
Ông Engdahl nhận định: “Đối với Washington, nước Nga có dân chủ thật sự hay không không quan trọng. Quan trọng nhất là phải lật đổ chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản kế hoạch của Mỹ – Putin”. Bởi sau khi đắc cử Tổng thống, Putin sẽ áp dụng các biện pháp quân sự cứng rắn đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hơn nữa còn có thể tiếp tục dùng năng lượng như một thứ vũ khí ép các nước Đức, Pháp, Ý đầu hàng, buộc NATO phải áp dụng lập trường mềm dẻo hơn với Nga.
Ngoài ra, nước Nga dưới quyền lãnh đạo của Putin sẽ tăng cường quan hệ với các nước Châu Á, nhất là Trung Quốc, Iran, thậm chí cả Ấn Độ. Điều này bất lợi với Washington.
Ông chỉ ra, Washington cũng biết, vài cuộc biểu tình tại Moscow và Sankt-Peterburg là chưa đủ. Do đó, Mỹ đã áp dụng sách lược cứng rắn trên các vấn đề liên quan đến lợi ích của Nga như vấn đề Iran và Syria.
Theo VTC
10 'bông hồng có gai' của chính trường thế giới
Cùng điểm lại những gương mặt chính trị gia quyền lực nhất thế giới, qua đó thấy được vị thế ngày càng quan trọng của phụ nữ trên trường quốc tê.
1. Tân thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
Theo kết quả kiểm phiếu hôm 4/7, đảng đối lập Pheu Thai giành chiến thắng áp đảo với 265/500 ghế trong hạ viện, dọn đường cho bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan.
Bà Yingluck là con út trong trong gia đình có 9 người con. Bà tốt nghiệp cử nhân khoa học chính trị và quản lý công tại đại học Chiang Mai - TL năm 1988 và có bằng thạc sỹ ngành quản lý công tại đại học Kentucky State University, Mỹ, hai năm sau đó.
Bà Yingluck đã làm được và làm tốt để trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan nhờ chiến dịch vận động tranh cử hoành tráng, với đội ngũ cố vấn chính trị đông đảo - những người đã giúp bà hoạch định từng bài phát biểu, từng cái vẫy tay, từng thông điệp và cam kết nặng ký để làm nổi bật thế mạnh của bà trong khi lu mờ những điểm yếu.
2. Alina Kabayeva - thành viên của Đảng Nước Nga Thống Nhất
3. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
Hillary Rodham Clinton( sinh ngày 26 tháng 10 năm 1947) là Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm của Hoa Kỳ. Bà từng là thượng nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang New York từ ngày 3 tháng 1 năm 2001 đến ngày 21 tháng 1 năm 2009. Hillary kết hôn với Tổng thống Bill Clinton, và vì vậy là Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ từ năm 1993 đến năm 2001. Trước đó, bà là một luật sư danh tiếng, cũng từng là Đệ nhất Phu nhân của tiểu bang Arkansas.
Hillary Clinton là một cái tên đình đám trong bảng xếp hạng những phụ nữ quyền lực nhất thế giới của nhiều tạp chí danh tiếng trong nhiều năm liền. Với vai trò Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton liên tiếp đưa ra các cải cách cấp tiến trong việc đa phương hóa quan hệ ngoại giao, thực hiện các biện pháp đối thoại mềm mỏng nhằm tối ưu hóa các mục tiêu của chính quyền tổng thống Obama.
4. Nữ Ngoại trưởng đầu tiên của Pakistan
Bà Hina Rabbani Khar, 34 tuổi, ngày 19/7 tuyên thệ nhậm chức Ngoại trưởng Pakistan, trở thành nữ Ngoại trưởng đầu tiên và trẻ nhất trong lịch sử nước này.
Bà Khar xuất thân từ một gia đình có truyền thống chính trị. Bản thân bà có những sở thích kỳ lạ và thói quen không giống ai, bà thích cưỡi ngựa, thích du lịch khắp đây đó, thích uống trà, thích mua sắm đồ hiệu trong các chuyến thăm chính thức các nước. Bà còn mở cửa hàng ăn và có hơn 20 câu lạc bộ trên mạng. Bà Khar có hai cô con gái, Bản thân bà từng làm nghị sĩ và giữ một số chức vụ trong Chính phủ Pakistan. Bà Khar là một trong những người sáng lập ra Đảng Dân chủ Pakistan.
5. Nữ Thủ tướng Ukraine
Yulia Tymoshenko sinh năm 1960, cha qua đời khi cô mới 2 tuổi, cô sống với mẹ. Năm 1999 - 2001, Yulia đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Ukraine. Tháng 9/2007, Yulia tiếp tục tái đắc cử ghế Thủ tướng chính phủ. Tháng 2/2010, Yulia thất cử ghế Tống thống Ukraine. Yulia có vẻ đẹp hoa hậu sang trọng, giọng nói thuyết phục, Yulia luôn không chỉ chiếm vị trí số 1 của nhiều báo thời trang lớn, cô còn trở thành người mẫu trang bìa cho tạp chí playboy
6. Thủ tướng Autralia Julia Gillard
Bà Cristina từng là đệ nhất phu nhân của Tổng thống Argentina Néstor Kierchner, nhưng dường như vị trí này chưa làm bà thỏa mãn.
Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 10/2007, bà Cristina đã quyết định đứng ra tranh cử chức Tổng thống Argentina với tư cách đại diện cho Đảng Mặt trận chiến thắng và đã giành thắng lợi với gần 45% phiếu bầu. Bà trở thành nữ tổng thống thứ hai của Argentina (sau Isabel Martínez de Perón) nhưng là nữ tổng thống đầu tiên được dân bầu.
7. Bộ trưởng Italia phụ trách các vấn đề về cơ hội bình đẳng
Maria Rosaria Carfagna sinh ngày 18/12/1975 tại vùng Salerno của Italia, trong một gia đình gia giáo. Cô là MC cho chương trình truyền hình, đồng thời là một vũ công. Năm 1997, Carfagna tham dự cuộc thi Hoa hậu Italia và lọt vào top 6 người đẹp nhất. Cô được cho là nữ Bộ trưởng xinh đẹp nhất thế giới. Ngày 8/5/2008, Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi đã chỉ định Carfagna làm Bộ trưởng phụ trách các vấn đề cơ hội bình đẳng. Vẻ đẹp của cô khiến Thủ tướng Silvio phải thốt lên: "Nếu tôi chưa kết hôn, nhất định tôi sẽ lấy em..".
8. Nữ Thủ tướng đầu tiên của Đan Mạch
Người đứng đầu Đảng Dân chủ Xã hội Đan Mạch, bà Helle Thorning-Schmidt đã giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu hôm 16/9 để trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của nước này.
Bà Helle 45 tuổi, xuất thân trong một gia đình quyền thế, mẹ bà là giám đốc một công ty, bố bà là giáo sư kinh tế học. Tuy nhiên, họ đã ra đi khi bà Helle mới 11 tuổi.
Bà Helle học chuyên ngành chính trị học, chủ yếu nghiên cứu liên minh châu Âu (EU). Sau đó, bà Helle theo học Học viện châu Âu ở Bỉ, ở đó, bà đã gặp và kết hôn với người chồng hiện tại của mình là Stephen Kinnock, ông Stephen là cựu lãnh đạo của Công Đảng Anh.
Tại Bỉ, bà Helle đã quyết định gia nhập Đảng Dân chủ Xã hội, đại diện cho lợi ích của nhân dân. Bà Helle cùng chồng và hai cô con gái sống ở Đan Mạch. Bà Helle cho rằng, việc chúng ta lựa chọn điều gì không quan trọng, quan trọng là năng lực làm việc của mình.
9. Nữ Tổng thống Argentina đầu tiên
Cristina Fernandez (sinh 19/2/1953) trong một gia đình cơ bản ở tỉnhBuenos Aries. Bà là phu nhân của cựu Tổng thống Argentina Nestor Kirchner. Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên cuộc bầu cử Tổng thống ngày 28/10/2007, bà Fernandez đã đắc cử và trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai ở Nam Mỹ nhiệm kỳ 2008-2012. Bà Fernandez có hai cậu con trai. Dù công việc bận rộn, nhưng bà luôn chăm sóc gia đình rất chu đáo, lo những việc nhỏ nhặt nhất, người ta khen bà là người vợ và người mẹ tốt.
10. Tổng thống Costa Rica Laura Chinchilla
Trước khi tham gia sự nghiệp chính trị và trở thành Tổng thống Costa Rica (tháng 5/2010), bà Laura Chinchilla đã từng có bệ đỡ hoàn hảo khi trở thành chuyên gia tư vấn của tổ chức phi chính phủ ở Mỹ Latin và châu Phi.
Bà được biết đến là người phụ nữ mạnh mẽ, giàu ý chí và nghị lực khi liên tiếp nắm giữ những chức vụ quan trọng của quốc gia như Phó tổng thống Costa Rica, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ công an, Phó Bộ trưởng an ninh công cộng. Trong suốt quá trình lãnh đạo, bà Laura kiên quyết phản đối mọi sự thay đổi hiến pháp nhằm tách rời sự liên kết giáo hội ra khỏi nhà nước.
Theo VTC
Quý tử nhà Bhutto âm thầm "tấn công" chính trường Paksitan Bilawal Bhutto Zardari, con trai đương kim Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari và cựu thủ tướng Benazir Bhutto, vẫn còn quá trẻ để tham gia quốc hội và hiểu rằng chính trường đã cướp đi sinh mạng của người mẹ, ông nội và một người bác. Bilawal Bhutto Zardari được dự đoán sẽ trở thành thủ tướng một ngày nào đó. Nhưng...