Vợ chồng khắc khẩu, phải làm gì để gia đình êm ấm?
Nhiều cặp vợ chồng không hòa hợp trong lời ăn tiếng nói, thường xuyên cãi vã vì những điều nhỏ nhặt nên không khí gia đình lúc nào cũng ngột ngạt, căng thẳng.
“Vợ chồng tôi khắc khẩu lắm, cứ mở miệng ra là cãi nhau”, đó là cách chị Lê Giang (35 tuổi, Hà Nội) miêu tả về cuộc hôn nhân của mình.
Vợ chồng chị kết hôn đã được hơn 6 năm, có với nhau 2 mặt con. Ngần ấy năm chung sống nhưng hai vợ chồng chẳng mấy khi trò chuyện vui vẻ với nhau được quá 5 phút.
Nguyên nhân khẩu chiến nhiều vô kể, từ những chuyện bé như dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, cho đến chuyện lớn như mua nhà, tính toán kinh doanh.
“Tính tôi gọn gàng còn chồng lại xuề xòa. Chỉ riêng chuyện để giày dép lung tung, ngủ dậy không gấp chăn màn, vứt đồ đạc bừa bãi… chúng tôi đã cãi nhau không biết bao nhiêu lần”, chị than thở.
Nhiều cặp vợ chồng “cãi nhau như cơm bữa” (Ảnh minh họa: T.News).
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh ( Học viện Minh Trí Thành) cho biết, vợ chồng sống với nhau không tránh khỏi những lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.
Cãi vã đôi khi là một gia vị của hôn nhân, khiến cả hai thấu hiểu, học cách dung hòa với nhau hơn. Tuy nhiên, nếu thường xuyên mâu thuẫn, tranh cãi thì lại khiến hôn nhân trở nên ngột ngạt, bế tắc, có thể dẫn đến những hệ lụy đáng buồn.
Sau 2 năm về chung một nhà và cãi nhau suốt ngày, vợ chồng Hà Thảo (27 tuổi, TP.HCM) đã quyết định ký đơn ly dị. Thảo cho biết, mâu thuẫn vợ chồng đa phần đến từ những chuyện vụn vặt như nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa.
Thảo không chấp nhận được tính lười làm việc nhà, hay đi nhậu nhẹt của chồng. Còn chồng Thảo chê vợ hay cằn nhằn, cáu bẳn, thích kiểm soát, không tôn trọng chồng.
Đỉnh điểm trong một lần cãi nhau, Thảo đã nói: “Tôi mù nên mới lấy anh”. Câu nói như giọt nước tràn ly, hai vợ chồng đã đường ai nấy đi sau đó.
Video đang HOT
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, năm 2022, có trên 500.000 vụ ly hôn được thụ lý. Trong số đó, 70% số vụ thuộc về các gia đình trẻ trong độ tuổi 18-30, xuất phát từ những mâu thuẫn do lối sống khác nhau, những xung đột, bất đồng quan điểm…
“Chìa khóa” để hôn nhân yên ấm, tránh cãi vã
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh, khi xảy ra mâu thuẫn, bất đồng, cảm xúc khó chịu, tiêu cực sẽ trỗi dậy mạnh mẽ khiến chúng ta muốn giải phóng ngay ra bên ngoài. Kết quả là cả hai lao vào tranh cãi, hơn thua nhau.
Trong cơn tức giận, chúng ta thường không sẵn sàng lắng nghe, mà có xu hướng chỉ trích, đổ lỗi, có thể buông ra những lời nói ác ý làm tổn thương đối phương.
Chính vì vậy, mấu chốt để tránh khắc khẩu, cãi vã không phải là nói mà là lắng nghe. Trong lúc nóng nảy, việc tranh cãi đúng sai không giúp giải quyết vấn đề mà chỉ khiến sự việc thêm tồi tệ.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh, thay vì tranh nhau nói, nên học cách lắng nghe để hóa giải mâu thuẫn (Ảnh: NVCC).
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh cho biết, chúng ta mất 1-2 năm để học nói nhưng phải mất cả đời để học cách lắng nghe. Trong hôn nhân, lắng nghe là chìa khóa để hóa giải mâu thuẫn. Cuộc sống vốn là tương tác hai chiều.
Nếu chúng ta chỉ có một chiều nói để phát đi thông điệp của bản thân mà không có chiều lắng nghe để nhận thông điệp từ người khác, mối quan hệ sẽ không thể bền vững được.
Bởi vậy, dù có không đồng tình với những lý lẽ của bạn đời thì cũng hãy lắng nghe bằng thái độ tôn trọng để họ được giãi bày hết suy nghĩ của bản thân. Không nên ngay lập tức “chặn họng”, hạ bệ, xúc phạm đối phương.
Mỗi người sinh ra trong một môi trường khác nhau, được giáo dục khác nhau, có những trải nghiệm quá khứ và góc nhìn khác nhau.
Không nên khăng khăng cho rằng góc nhìn của mình là đúng, của bạn đời là sai. Hãy đứng ở vị trí của nhau để nhìn nhận mọi vấn đề khách quan nhất, rồi cùng giải quyết vấn đề thay vì cãi vã.
Vợ chồng hiện diện bên nhau chính là hành trình để chữa lành tâm thức cho nhau. Khi nhìn thấy vấn đề của đối phương là chúng ta đang có cơ hội để chữa lành cho chính mình.
Do đó, hãy nói ngôn ngữ chữa lành bất luận ai đúng ai sai như: “Xin lỗi, cảm ơn anh/em”, “Anh/em sẽ rút kinh nghiệm”, “Làm ơn hãy tha thứ cho anh/em”…
Như vậy những cảm xúc tiêu cực của đối phương sẽ được hạ xuống ngay lập tức. Từ đó, cả hai sẽ tìm được tiếng nói chung, nói chuyện được với nhau bằng thái độ cởi mở, bình an giải quyết vấn đề.
Tự hào lấy nhau 10 năm không tiêu của chồng một đồng nào, tôi ê chề nhận ra 2 bài học nhưng đã muộn rồi
Tôi đau đớn bật khóc, hận chồng vì phản bội tôi, nhưng tôi càng tự trách bản thân mình hơn.
Bởi nếu như tôi nhận ra 2 bài học này sớm hơn, thì có lẽ cuộc hôn nhân của chúng tôi đã không đến bước đường này.
Bên nhau đã 10 năm nhưng từ ngày lấy anh chưa bao giờ tôi thấy hết mặc cảm về bản thân. Bởi anh là người được ăn học đàng hoàng, có công việc được bao người ngưỡng mộ. Còn tôi học thấp, tốt nghiệp cấp 3 xong là đi làm công nhân trong nhà máy may. Chính vì vậy, tôi luôn cảm thấy chồng thật thiệt thòi khi lấy tôi làm vợ.
Những ngày đầu lấy nhau, chồng luôn tự giác đưa tiền về cho vợ, nhưng sau đó thì tôi phải giục. Mỗi lúc như vậy, anh lại thốt ra những lời khó nghe nào là tôi chi tiêu gì lắm thế, không biết cách chi tiêu,... Vì sự sĩ diện của bản thân và muốn được chồng coi trọng hơn, dần dà tôi không đòi tiền của chồng nữa, luôn tự lập gồng gánh gia đình này. Thấy tôi không hỏi, chồng cũng "quên" luôn chuyện đưa tiền cho vợ lo toan gia đình.
Đến giờ đã 10 năm trôi qua, tôi luôn lấy làm tự hào vì không tiêu của chồng một đồng nào mà vẫn lo được cho con cái, chu toàn công việc gia đình hai bên nội ngoại. Thế rồi một ngày đẹp trời, tôi mới hay chuyện cưới nhau 10 năm nhưng anh ngoại tình những 7 năm, thậm chí có 2 đứa con riêng bên ngoài.
(Ảnh minh họa)
Tôi đau đớn bật khóc, hận chồng vì phản bội tôi, nhưng tôi càng tự trách bản thân mình hơn. Bởi nếu như tôi nhận ra 2 bài học này sớm hơn, thì có lẽ chồng đã không có cơ hội ngoại tình, cuộc hôn nhân của chúng tôi đã không đến bước đường này.
1. Đã là vợ chồng, hai vợ chồng phải cùng nhau đóng góp về tiền bạc và có trách nhiệm với gia đình
Khi chồng không đưa tiền về nhà, tôi cũng chẳng thèm hỏi lương của chồng. Bây giờ tôi mới thấy mình sai quá rồi. Nếu ban đầu tôi dẹp sự sĩ diện sang một bên, bắt chồng nộp lương đầy đủ mỗi tháng thì chắc gì anh đã có tiền để ngoại tình?
Hơn nữa, các con là con chung chứ đâu phải của một mình tôi. Anh có trách nhiệm đưa tiền về nhà để duy trì các khoản chi tiêu trong gia đình, lo cho các con ăn học là lẽ đương nhiên.
(Ảnh minh họa)
Đáng lý ra tôi nên ép chồng đưa tiền về nhà, cùng chồng ngồi lại lập kế hoạch chi tiêu, xác định các mục tiêu tài chính trong tương lai. Công khai các khoản chi tiêu trong nhà như tiền học của các con, tiền biếu hai bên nội ngoại, tiền sinh hoạt phí hàng tháng,... cũng rất quan trọng. Như vậy, người chồng sẽ có trách nhiệm hơn với gia đình, từ đó có động lực hơn để kiếm tiền và hiểu được cho sự vất vả của vợ.
Còn tôi đã "thả trôi" anh, anh mặc định không cần tiền của anh thì tôi vẫn tự lo được cho gia đình rồi anh không còn biết hai chữ "trách nhiệm" viết thế nào nữa. Anh thoải mái dùng tiền lương để ăn chơi đàn đúm, nuôi nhân tình bên ngoài.
2. Đừng bao giờ nghĩ "gái có công chồng không phụ", hãy học cách yêu bản thân và ích kỷ một chút
Vì chồng con tôi cố gắng làm việc gấp 3, sinh hai đứa xong lúc nào cũng cố gắng đi làm lại sớm. Đi làm đến tối muộn mới về, dù đói dù mệt nhưng tôi vẫn phải gồng mình lên để chăm sóc con và dọn dẹp nhà cửa. Có những đêm con quấy khóc, tôi thức trắng suốt đêm để dỗ con nhưng sáng hôm sau lại nhờ bà ngoại sang trông con để đi làm. Tôi không dám nghỉ vì sợ bị trừ lương.
Vì muốn chồng mát mặt với anh em, mỗi tháng tôi đều bóp mồm bóp miệng, biếu tiền cho bố mẹ chồng dưới danh nghĩa của chồng. Nói thật, đến bố mẹ đẻ tôi cũng không đối xử được tốt như thế, chưa báo hiếu bố mẹ được mấy đồng cả.
(Ảnh minh họa)
Cứ nghĩ gái có công thì chồng không phụ, nhưng giờ lại bị anh phản bội. Đấy, gái có công vẫn bị chồng phản bội đó thôi. Giá như tôi ích kỷ đi một chút, yêu thương và lo lắng cho bản thân đi một chút thì giờ đã không đến nỗi ê chề như vậy.
Suốt 10 năm hôn nhân, tôi luôn dành tiền lương của mình để nuôi con, biếu xén bố mẹ chồng. Chẳng bao giờ tôi dám chi một cái gì cho bản thân, và đáng trách hơn là luôn nghĩ rằng ông bà ngoại sẽ thông cảm cho tôi khi không thể báo hiếu bố mẹ đủ đầy sau khi lấy chồng. Đúng là bố mẹ tôi dù buồn trong lòng nhưng không bao giờ thể hiện ra mặt, cũng chẳng oán trách tôi một lời cả.
Nhưng đổi lại tôi được cái gì? Nhan sắc ngày càng tàn phai, sức khỏe xuống dốc rất nhiều vì phải làm việc quá vất vả và không chăm sóc bản thân. Tôi cũng chẳng có được mấy đồng tiết kiệm cả, giờ ly hôn gần như tôi tay trắng, chỉ lãi được 2 đứa con vì tiền bạc bao năm qua chồng đi làm đều để dành nuôi mẹ con nhân tình hết cả, đâu có dành dụm được đồng nào.
Vậy nên các chị em à, đừng mu muội giống tôi. Đừng chỉ vì cái sĩ diện hão mà không đòi hỏi trách nhiệm từ chồng. Hãy học ích kỷ một chút, yêu thương bản thân nhiều hơn một chút để sau này có chuyện gì xảy ra cũng không phải hối hận như tôi.
3 vấn đề nghiêm trọng dễ khiến vợ chồng đường ai nấy đi Cách cư xử trong hôn nhân vô cùng quan trọng, nếu phạm phải 3 điều dưới đây thì mối quan hệ hai bên sẽ khó bền vững. Có người nói rằng hai bên yêu nhau và kết hôn giống như tay trái nắm tay phải. Cho dù không còn yêu nhau nữa nhưng vẫn chọn tiếp tục ở bên nhau. Tuy nhiên nói...