Vỏ bọc sành điệu cho rượu vang
Với những người yêu thích rượu vang, vỏ bọc sành điệu cho chai rượu này có thể là một món quà rất độc đáo và ý nghĩa.
Không đơn giản chỉ mang tính chất trang trí, vỏ bọc rượu vang được làm bằng kim loại rất sành điệu này tạo cảm giác chắc chắn khi bạn cầm và rót rượu. Vỏ được làm từ hợp kim thép, rất nhẹ và bền, phù hợp với kích thước và hình dáng của nhiều chai rượu khác nhau. Đây là một sản phẩm dành riêng cho những người sành rượu, một cách thưởng thức vị ngon độc đáo và sành điệu
Bên cạnh đó, việc sử dụng vỏ bọc rượu này rất hữu ích khi bạn thích ướp lạnh. Vỏ bọc có thể giữ lạnh rượu cho bạn trong một khoảng thời gian khá lâu, giữ cho hương vị rượu thật thơm ngon và mát lạnh.
Vỏ bọc rượu này có màu sáng trắng kim loại rất đẹp và hiện đại. Nếu bạn muốn thưởng thức rượu theo phong cách thời thượng này nhất, hãy sắm ngay cho nhà mình một chiếc vỏ bọc rượu này nhé.
Giá bán một chiếc vỏ bọc rượu này dao động từ 500.000 đ đến 600.000 đ. Bạn có thể đặt mua sản phẩm qua hệ thống bán hàng qua mạng hoặc tìm mua tại một số siêu thị lớn như Mê linh Plaza, Lotte…
Video đang HOT
Theo PLXH
Những kẻ đeo mặt nạ "VIP"... lộ mặt
Để "ẵm" tiền tỷ, các bị cáo dưới đây khoác những vỏ bọc có vị trí trong xã hội. Nhẹ dạ, các bị hại chỉ nhìn vào cái mẽ bề ngoài ấy.
"Tôi là con nuôi nguyên Phó Chủ tịch nước!"
Đinh Thị Kim Oanh (SN 1962; trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) từng có hai tiền sự và một tiền án về hành vi trộm tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ra tù, thị vẫn "chứng nào, tật nấy". Gặp chị Nguyễn Thị Bích (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội), Oanh khoe mình là con nuôi của nguyên Phó Chủ tịch nước. Chị Bích càng tin tưởng Oanh khi hay Oanh còn là em kết nghĩa của Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Dựa vào những mối quan hệ ấy, Oanh nói, mình có khả năng "chạy" sổ đỏ. Chị Bích có 1000m2 đất ở phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nên đã nhờ vả Oanh.
Hòng qua mặt chị Bích, Oanh lôi kéo chị gái mình (Đinh Thị Kim Anh - SN 1959; trú tại 113, ngõ 41, đường Trường Chinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Theo lời Oanh, Kim Anh mạo nhận là thư ký riêng của Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Nhận được điện thoại của Kim Anh, chị Bích càng vững tin và giao cho Oanh hơn hai tỷ đồng để lo làm sổ đỏ lô đất trên. Vớ được món tiền kếch sù, chị em Oanh cùng ăn tiêu và "cao chạy, xa bay".
Đứng trước vành móng ngựa của TAND TP Hà Nội, Oanh chỉ nhận cầm của chị Bích hơn 700 triệu đồng và năm chỉ vàng. Kim Anh thì cho rằng, mình là nạn nhân và đổ tội cho em gái. Nhưng lời khai của các bị cáo không được tòa chấp nhận. HĐXX - TAND TP Hà Nội tuyên phạt Oanh 20 năm tù, Kim Anh bảy năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Bị cáo Oanh không thừa nhận đã lừa hai tỷ đồng
Nhân viên Văn phòng Tổng thống "rởm"
Trong lúc Nguyễn Thanh Hà (SN 1959; trú tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội; Giám đốc Cty TNHH Thanh Hà) đang ký kết hợp đồng và nhận 10.000 USD của đối tác thì bị cơ quan CA phát giác. CQĐT đã thu giữ tài liệu giả liên quan đến Dự án 22 triệu USD tại Nigeria và một số tài liệu bằng tiếng Anh có dấu, chữ ký đề tên Văn phòng Tổng thống Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại Nigeria và Hà Nội, Ngân hàng Bắc Dakota Mỹ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)... Ngoài ra, tại nhà riêng của Hà còn có giấy tờ giả mạo của Dự án 36 triệu USD tại Moldova, Dự án 20,85 triệu USD tại Cộng hòa Ghana. "Lá bùa" này giúp Hà dựng lên khoản vốn 22 triệu USD của một nước tại châu Phi "rót" cho Cty TNHH Thanh Hà để xây dựng khách sạn, văn phòng cao cấp.
Trong vai trò Giám đốc Cty TNHH Thanh Hà, Hà đã sử dụng ba bộ hồ sơ, tài liệu giả mạo của các dự án trên để quảng bá hình ảnh cho Cty mình. Để huy động sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, Hà nói, 22 triệu USD của Cty TNHH Thanh Hà bị ách tại nước ngoài vì chính quyền nước sở tại yêu cầu xác nhận số tiền trên không phải là hành vi rửa tiền mới được giải ngân. Thời gian chờ đợi tiền chuyển về, Hà kêu gọi sự trợ giúp của các doanh nghiệp. Tin tưởng, chín bị hại đã tạm ứng tám tỷ đồng cho Hà với hy vọng "tương lai được vay tiền (trong khoản 22 triệu USD trên) với lãi suất thấp".
Trước HĐXX, Hà không nhận tội. Bị cáo nói, tài liệu mình sử dụng là thật và món 22 triệu USD không phải là ảo. Tòa khẳng định, lời khai của Hà không có căn cứ. Việc bị cáo khi đi môi giới có "khoe" văn bản xác nhận của VCCI về các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Cty TNHH Thanh Hà, phía VCCI khẳng định, Cty TNHH Thanh Hà không phải là hội viên của tổ chức này. VCCI chưa từng xác nhận văn bản nào giống như văn bản trong tập hồ sơ của các dự án Hà đã sử dụng. Vì thế, tòa tuyên Nguyễn Thanh Hà mức án chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hà vẫn cho rằng, mình không lừa đảo
Ông giám đốc "tự phong"
Luật sư Dương Kim Sơn (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, sở dĩ các bị hại dễ dàng "sập bẫy" là do họ thiếu thông tin và không chủ động tìm hiểu để biết rõ năng lực của "đối tác". Đã có nhiều bài học nhưng các bị hại vẫn chỉ nhìn vào bề ngoài và sự khoe mẽ của đối tượng mà sẵn sàng giao tiền tỷ. "Giao dịch liên quan đến số tiền lớn, mọi người cần phải nghiên cứu kỹ thông tin về đối tác, tìm hiểu thực tế rồi mới đưa ra các quyết định. Nếu ai cũng nêu cao cảnh giác và có thông tin thì những kẻ xấu sẽ không có cơ hội trục lợi" - ông Sơn chia sẻ.
Nhìn Lê Văn Đức (SN 1955; trú tại xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) với khuôn mặt khắc khổ, khúm núm trước vành móng ngựa, ít ai có thể ngờ, Đức từng một thời bệ vệ với cái mác tự phong: "Giám đốc Trung tâm đào tạo Cục hợp tác lao động trong và ngoài nước". Đức tung tin, có thể đưa lao động đi Hàn Quốc với mức lương 800 USD/tháng" và 35 người đã đưa bị cáo hơn 600 triệu đồng. Bị lật mặt, Đức khai, qua Nguyễn Thị Kim Dung (trú tại phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Nguyễn Thị Minh (trú tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội), Đức biết Bùi Xuân Viện (tự giới thiệu là cán bộ phụ trách tuyển lao động Nhà máy dệt Việt - Hàn). Số tiền thu được, bị cáo đã đưa Viện 8.000 USD và 78 triệu đồng nhờ lo việc. Vì hành vi này, TAND TP Hà Nội đã xử phạt Lê Văn Đức 12 năm tù.
Quá trình điều tra, ông Lê Văn Hiếu (ông nội của Đức) cung cấp cho CQĐT một giấy nhận tiền giữa Đức và Viện. Cơ quan giám định kết luận, chữ viết trên giấy cam kết viết ngày 30-3-2004 ghi tên Bùi Xuân Viện so với mẫu giám định là của cùng một người viết ra. Từ đây, CA TP Hà Nội đã khởi tố bị can đối với Bùi Xuân Viện về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Viện bỏ trốn và ngày 30-8-2010 bị bắt theo lệnh truy nã.
Viện thừa nhận, gặp Đức, Viện đã mạo nhận là cán bộ phụ trách nhân sự và tuyển lao động tại Nhà máy dệt Việt - Hàn. Viện hứa, sẽ làm thủ tục cho một số người làm việc tại Nhà máy dệt Việt - Hàn rồi đưa họ sang Hàn Quốc làm việc. Viện đã nhận từ Đức 78 triệu đồng để làm thủ tục xin cho 26 người lao động vào làm việc tại Nhà máy dệt Việt - Hàn và 8.000 USD tiền đặt cọc lo thủ tục sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, chưa có ai được "bay" như Viện đã nói. Nhà máy dệt Việt - Hàn cho hay, họ không có chương trình đưa người sang Hàn Quốc làm việc và không có ai tên là Bùi Xuân Viện công tác tại đây. Hành vi lừa đảo của Bùi Xuân Viện đã rõ, VKSND TP Hà Nội truy tố bị can ở khoản 3 Điều 139 BLHS. TAND TP Hà Nội sẽ xét xử Viện vào tháng 3-2011.
Theo Pháp Luật và Xã Hội
Những đồ vật bằng vàng nguyên chất Nhiều người muốn chứng tỏ sự giàu sang của mình bằng cách dát vàng lên mọi vật dụng xung quanh. Ảnh trên Domatic. Cung điện vàng lấp lánh giữa băng tuyết. Toàn bộ nhà thờ bằng vàng. Những chai rượu đắt tiền vì vỏ chai bằng vàng. Ôtô với khung xe làm bằng vàng nguyên chất. Xe đạp cũng có thể làm bằng...