Vitamin nào có thể giúp giảm béo?
Nhiều người thừa cân, béo phì phải dùng đến các phương pháp ăn kiêng khắc nghiệt để giảm cân, dần dần có thể dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, gây bất lợi cho sức khỏe.
Trên thực tế, việc bổ sung hợp lý một số loại vitamin cũng có lợi cho việc giảm cân. Vậy loại vitamin nào có thể giảm béo?
1. Vitamin B có thể hỗ trợ giảm béo
Khi áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân, lượng thức ăn ăn vào bị giảm đi, việc hấp thụ các loại vitamin cũng giảm, dễ gây ra các triệu chứng thiếu hụt các loại vitamin và gây ra di chứng sau giảm cân. Bản thân vitamin không có calo, một số còn có thể giúp cho quá trình chuyển hóa. Ví dụ, B1, B2, B6 và B12 trong phức hợp vitamin B có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, protein, đường… có tác dụng đốt cháy mỡ thừa, tránh tích tụ mỡ.
Hầu hết các loại vitamin đều có trong thực phẩm hàng ngày và vitamin B cũng không ngoại lệ. Thực phẩm giàu vitamin B bao gồm gan động vật, thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt…
Đối với những người thường tiêu thụ ít các loại thực phẩm này hoặc có chế độ ăn uống không cân bằng, có thể cân nhắc sử dụng vitamin B dưới dạng thực phẩm chức năng. Đối với người có bệnh lý tiềm ẩn hoặc thuộc nhóm đặc biệt nên sử dụng hợp lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Việc bổ sung hợp lý một số loại vitamin cũng có lợi cho việc giảm cân.
2. Vitamin D
Video đang HOT
Vitamin D cần thiết cho cơ thể sản xuất leptin – là một loại hormone kiểm soát sự thèm ăn. Nếu hàm lượng leptin giảm, cảm giác thèm ăn sẽ ngày càng lớn hơn, dễ dẫn đến béo phì. Ngoài ra, theo các nghiên cứu liên quan, vitamin D không chỉ có thể kiểm soát lượng calo mà còn giúp giảm cân.
Cơ thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, ngoài ra thực phẩm giàu vitmin D nên ăn là cá biển, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, bơ, dầu gan cá tuyết.
3. Vitamin C
Vitamin C giúp tổng hợp carnitine, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo và đẩy nhanh quá trình phân hủy, đốt cháy chất béo. Trong quá trình trao đổi chất, nếu hàm lượng carnitine không đủ sẽ gây tích tụ mỡ và hình thành mô mỡ. Nếu thiếu vitamin C lâu ngày sẽ ngày càng béo hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy, những người bổ sung đủ vitamin C sẽ đốt cháy chất béo nhiều hơn 30% khi tập thể dục so với những người không bổ sung đủ vitamin C. Vì vậy, nên chú ý bổ sung đủ vitamin C để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả giảm cân do thiếu vitamin C.
Thực phẩm giàu vitamin C là súp lơ, cà chua, mướp đắng, khoai lang, dưa chuột, bắp cải, cần tây, tỏi tây…
Hầu hết các loại vitamin đều có trong thực phẩm hàng ngày.
4. Vitamin E
Vitamin E là chất chống oxy hóa có thể trì hoãn lão hóa da và giúp da đàn hồi tốt hơn. Ngoài ra, vitamin E có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa độc tố tích tụ trong đường tiêu hóa và giảm mỡ.
Khi cơ thể thiếu vitamin E, có thể làm giảm tốc độ trao đổi chất cơ bản. Người lớn cần bổ sung 15 mg vitamin E mỗi ngày. Thực phẩm nên dùng là các loại hạt như đậu phộng, quả óc chó và yến mạch.
Tuy nhiên, cần lưu ý, nên bổ sung vitamin qua thực phẩm. Chỉ bổ sung bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh quá liều. Dùng quá liều vitamin trong thời gian dài có thể gây ngộ độc tích lũy. Ví dụ, dùng liều lượng lớn vitamin E có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin A và K, suy giảm thị lực, rối loạn nội tiết, rối loạn chức năng tình dục, rong kinh hoặc vô kinh. Dùng quá nhiều vitamin C có thể làm giảm khả năng sinh sản…
Ngoài ra, vitamin không phải là dưỡng chất duy nhất mà cơ thể chúng ta cần. Có 3 chất dinh dưỡng chính được tiêu thụ trong chế độ ăn bình thường: Protein, đường và chất béo. Vì vậy, để kiểm soát cân nặng bạn cần phải áp dụng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đúng cách.
Bổ sung vitamin đúng cách
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân cũng càng tăng cao.
Không ít gia đình chú trọng tới việc bổ sung thực phẩm chức năng, trong đó bao gồm các loại vitamin. Tuy nhiên, thực tế, việc tự ý bổ sung quá nhiều vitamin có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng.
Bệnh viện Nhi trung ương đã tiếp nhận hai bệnh nhi V.L. (3 tuổi) và M.H. (18 tháng tuổi) là anh em ruột nhập viện trong tình trạng nôn, đau bụng nhiều. Qua thăm khám, xét nghiệm cận lâm sàng và khai thác tiền sử sử dụng thuốc, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngộ độc vitamin D - suy thận cấp do uống quá liều trong thời gian dài.
Gia đình cho biết, mong muốn con phát triển khỏe mạnh, không bị còi xương nên đều đặn cho hai bé uống vitamin D mỗi ngày từ sau sinh. Tuy nhiên, bà thấy cháu thích uống và nghĩ vitamin là thuốc bổ, uống nhiều cũng không sao. Do đó, thay vì cho cháu uống theo liều lượng quy định, bà lại cho hai cháu uống tùy thích. Hai bé uống trực tiếp tại lọ, không sử dụng dụng cụ đong thuốc hoặc qua dụng cụ đong nhưng lấy nhiều hơn liều quy định trong thời gian dài.
Khoảng 2 tuần trước khi nhập viện, hai anh em đều xuất hiện tình trạng nôn, táo bón, đau bụng từng cơn 8 - 9 lần/ngày. Tại Bệnh viện Nhi trung ương, sau khi được làm các xét nghiệm cần thiết, kết quả cho thấy, hai bé bị tăng canxi máu, tăng canxi niệu, nồng độ vitamin D tăng rất cao so với giới hạn bình thường, nồng độ PTH giảm, thận hai bên nhu mô tăng âm.
Qua thăm khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm và khai thác tiền sử sử dụng thuốc, hai anh em được chẩn đoán ngộ độc vitamin D - suy thận cấp.
Vitamin và chất khoáng có thể bù đắp tình trạng thiếu hụt vitamin, đặc biệt là ở nhóm phụ nữ mang thai hoặc người cao tuổi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gọi các nguyên tố vi lượng bao gồm các loại vitamin là những "cây đũa thần kỹ". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chỉ nên sử dụng một lượng vitamin cân đối vừa đủ cũng như phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cơ thể.
BS Nguyễn Thị Ngọc - Khoa Thận - lọc máu (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, các vitamin rất cần thiết và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Song, nó không phải là thuốc bổ có thể sử dụng tùy tiện hoặc dùng càng nhiều càng tốt.
Việc sử dụng vitamin nên được tuân thủ chặt chẽ liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể và cần có sự giám sát, theo dõi của nhân viên y tế. Qua đó, tránh nguy cơ gây ngộ độc hay ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
BS Ngọc khuyến cáo, để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kì loại thuốc hay vitamin nào cho con. Đồng thời, không nên tự ý mua thuốc, vitamin cho con uống. Phải dùng thuốc, vitamin theo đúng đơn của bác sĩ cho mỗi lần khám. Không dùng đơn thuốc trong lần khám trước hay đơn thuốc của trẻ khác hay của người lớn cho trẻ.
Thuốc, vitamin nên được bảo quản cẩn thận trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng. Để thuốc, vitamin ngoài tầm nhìn và tầm tay với của trẻ. Tốt nhất là để trong tủ có khóa an toàn. Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, loại bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng...
Không nên uống thuốc trước mặt trẻ vì bé rất dễ bắt chước. Người chăm sóc trẻ phải biết rõ và dùng đúng liều lượng thuốc, vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hay trên tờ hướng dẫn sử dụng khi cho trẻ uống thuốc.
Quá nhiều niacin có thể gây hại cho tim Hàm lượng niacin (hay vitamin B3) cao, có thể gây viêm và làm hỏng mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim... 1. Vai trò của niacin Niacin đóng vai trò quan trọng như giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và giữ cho làn da, dây thần kinh, hệ tiêu hóa của chúng ta khỏe mạnh. Niacin cũng cải thiện tuần...