Vịt kho khổ qua đặc sản miền Tây ai ăn cũng thích
Món vịt kho khổ qua là một món đặc sản của miền Tây. Bỏ túi ngay cách làm món vịt kho khổ qua lạ miệng, hấp dẫn mà ai ăn cũng sẽ thích qua bài viết sau đây.
Thịt vịt là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có chất thịt mềm và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Hôm nay cùng vào bếp với Bách hóa XANH trổ tài làm món vịt kho khổ qua thom ngon, độc đáo của miền Tây cho gia đình thưởng thức
1Nguyên liệu làm món vịt kho khổ qua
Nguyên liệu làm món vịt kho khổ qua
1.2 kg thịt vịt
2 trái khổ qua củ cải trắng
200ml nước dừa
3 tép tỏi
1 củ gừng1 trái ớt
3 nhánh hành lá3 củ hành tím
1 ít chanh, giấm ăn, rượu
Gia vị: Muối, đường, tiêu, hạt nêm, nước mắm, nước màu, dầu ăn
Mẹo hay
Cách chọn vịt ngon
- Để mua được thịt vịt ngon, bạn lưu ý phần dưới cánh vịt có dấu chấm đỏ, bị phồng và có màu đen bao quanh hay không. nếu có thì đừng mua bởi vịt bị tiêm thuốc, còn nhìn thấy da căng mọng là con vịt bị bơm nước.
- Nếu bạn mua vịt sống, bạn chọn con vịt có lông đầy đủ, phần ức tròn, da bụng và da cổ phải dày, thử đan chéo hai cánh được hay không, nếu được thì mua con vịt đó.
- Tránh mua vịt mỏ to hay mỏ nhỏ, cứng vì vịt có mỏ nhỏ là vịt non, vịt già có mỏ to, ưu tiên mua vịt đực hơn vịt cái do chất thịt của vịt đực ngon hơn.
- Đối với vịt đã làm sẵn, bạn lựa con vừa mới mổ, da màu vàng không quá đậm, ấn vào còn giữ được độ đàn hồi, ấn vào thấy biến dạng thì không nên chọn.
Cách chọn khổ qua tươi ngon
Để mua được khổ qua ngon, bạn nên lựa mua những trái khổ qua có màu xanh tươi, quả đều nhau và còn nguyên vẹn, khi sờ vào có cảm giác chắc tay. Tránh mua những khổ qua rừng chín, đã chuyển sang màu vàng, quả bị héo hoặc bị mềm.
Mua vịt có da màu vàng không quá đậm, còn khổ qua có màu xanh tươi
2Cách làm món vịt kho khổ qua
Video đang HOT
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Trước tiên, thịt vịt sau khi mua về, bạn chà xát gừng và muối lên vịt trong 5 phút để khử mùi tanh. Sau đó, mang đi rửa thật sạch, để ráo nước rồi mang đi chặt thành từng miếng vừa ăn cho vào trong thau.
Tiếp theo, bạn gọt vỏ gừng còn lại cùng với hành tím đã bóc vỏ và cắt thành từng lát mỏng. Củ tỏi bạn cũng bóc vỏ và băm nhỏ, còn củ cải trắng gọt vỏ và rửa sạch, bổ đôi và cắt thành từng khúc nhỏ.
Hành lá bạn bỏ đi phần rể, rửa sạch và cắt nhỏ. Ớt bỏ cuống, hạt và cắt xéo thành từng lát mỏng. Khổ qua bổ đôi và bỏ đi hạt, rửa thật sạch rồi cắt xéo thành từng miếng.
Mẹo sơ chế thịt vịt sạch, khử mùi hôi
- Để khử mùi hôi của thịt vịt bạn sử dụng gừng đập dập, chanh cắt lát, muối để chà sát lên phần thịt, chà từ trong ra ngoài rồi rửa lại với nước.
- Hoặc ngâm thịt vịt với rượu, giấm ăn rồi rửa lại vài lần với nước.
Bước 2 Ướp thịt vịt
Ướp thịt vịt với các gia vị và nguyên liệu khác
Bạn cho gừng cắt lát mỏng, 1/2 phần tỏi và hành tím đã cắt, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng cà phê nước màu vào trong thau thịt vịt.
Tiếp đó, bạn trộn đều cho thịt vịt thấm gia vị và ướp trong khoảng 20 phút.
Bước 3 Kho thịt vịt với khổ qua
Bắc chảo lên bếp cho vào cỡ 3/2 muỗng canh dầu ăn, rồi thêm vào tỏi và hành tím băm còn lại cho vào phi thơm. Sau đó, bạn đổ thịt vịt đã ướp vào xào sơ đến khi thịt vịt săn lại, cho phần củ cải trắng vào cùng 200ml nước dừa vào kho.
Xào sơ vịt với hành tỏi phi và kho củ cải, nước dừa
Kho hỗn hợp đến khi nước sôi thì bạn giảm nhỏ lửa để kho cho thịt chín và thấm đều gia vị. Nêm vào 3 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/3 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê muối. Bạn tiếp tục kho đến khi thịt vịt mềm và phần nước kho hơi sệt lại thì cho khổ qua đã cắt vào.
Sau đó mới cho khổ qua vào kho chung
Bạn lại khi tiếp đến lúc khổ qua chín, thì cho ớt và hành lá đã cắt vào rồi đảo nhẹ, lúc này bạn có thể nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị gia đình. Sau cùng tắt bếp, dọn ra dĩa và cùng nhau thưởng thức.
3Thành phẩm
Món thịt vịt kho khổ qua thơm phức, nhìn hấp dẫn
Món thịt vịt kho khổ qua thơm phức, nhìn hấp dẫn. Nếm thử thì bạn sẽ cảm nhận gia vị hòa quyện đều với thịt vịt, làm nó không chỉ ngon mà còn mềm, không quá dai. Cùng với củ cải tươi mát và khổ qua đắng nhẹ kết hợp lại làm món ăn thêm phần ngon miệng.
Cách làm lạp xưởng miền tây níu chân du khách
Để làm lạp xưởng miền Tây ngon, không bở, không bị hôi thì cần phải có bí quyết. Bạn cần phải thật lưu ý khi chọn nguyên liệu & cẩn thận trong chế biến nha.
Nam Bộ là một vùng đất nổi tiếng với rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn, trong đó có đặc sản lạp xưởng miền tây. Đây là thứ quà ăn vặt hoặc dùng với cơm được du khách lựa chọn khi có cơ hội đến với vùng đất này. Cùng PasGo tìm hiểu nguồn gốc và cách chế biến món ăn qua bài viết sau nhé.
1. Đôi nét về đặc sản lạp xưởng miền Tây Long An
Lạp Xưởng được ưa chuộc tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc
Lạp xưởng là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên khi du nhập và Việt Nam nó đã trở thành một đặc sản hấp dẫn được nhiều người thưởng thức. Đặc biệt là trong những ngày tết cổ truyền, trong mâm cơm không thể thiếu một đĩa lạp xưởng.
Có rất nhiều vùng nổi tiếng về làm món ăn này, nhưng lạp xưởng miền Tây luôn có một hương vị riêng làm bạn không thể quên được khi có cơ hội thưởng thức. Vị chua ngọt, cay cay, thơm và rắn chắc tạo nên một thương hiệu riêng cho món ngon miền tây nam bộ này.
Lạp xưởng đặc sản miền Tây luôn hấp dẫn du khách từ màu sắc đến hương vị
Lạp xưởng miền Tây đặc biệt từ cách chế biến
Một điểm đặc biệt nữa ở món ăn miền tây lạp xưởng chính là sau khi chế biến mỡ sẽ ngấm vào trong thịt, khi cắt lát bạn sẽ không còn thấy mỡ mà chỉ có các mặt thịt khô và dính với nhau. Điều này giúp cho người ăn không có cảm giác bị ngán, màu thịt hồng cũng trở nên hấp dẫn hơn.
Các cơ sở sản xuất lạp xưởng miền Tây luôn đảm bảo vệ sinh
Để hiểu rõ hơn về lạp xưởng miền Tây, bạn có thể đến trực tiếp các cơ sở, nhà dân để xem cách thức tạo ra những chiếc lạp xưởng thơm ngon. Tại đây, sự khác biệt của lạp xưởng đặc sản miền tây là được trau chuốt từ nguyên liệu cho đến các khâu chế biến. Cùng theo dõi tiếp bài viết để có nắm rõ được điều này nhé.
Đây là sản phẩm có thể mua để làm quà cho bạn bè
2. Lưu ý khi chọn nguyên liệu làm lạp xưởng
Lưu ý khi chọn thịt lợn làm lạp xưởng - món ngon miền Tây Nam Bộ
- Nguyên liệu chính của lạp xưởng miền Tây chính là thịt lợn tươi sống, khâu chọn thịt vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến chất lượng và vị sản phẩm
- Thịt nạc đùi khi mua về để làm phải còn nóng, được đưa từ lò mổ về.
- Bề mặt thịt không dính tạp chất, có độ đàn hồi nhất định, hơn nữa miếng thịt cũng không sót xương, gân và lông.
Chọn phần thịt đùi để lạp xưởng được chắc chắn, đúng vị ngon của nó
Nếu như lấy phần thịt khác thì lạp xưởng sẽ không chắc, ăn bị bở khiến cho người ăn có cảm giác ngán. Do đó, để làm được món ăn này ngon đúng chuẩn hương vị thì bạn nên lưu ý khi chọn mua nguyên liệu.
Lưu ý khi chọn mỡ lợn làm lạp xưởng đặc sản miền Tây
- Chọn mỡ cứng ở trạng thái đông lạnh.
- Mỡ sạch phải sạch không bị dính đất cát để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ruột lợn để làm lạp xưởng không bị hôi, không có mùi lạ và không có mùi chua, như vậy món ăn mới bảo quản được lâu.
3. Cách làm lạp xưởng miền Tây đúng gốc
Nguyên liệu làm lạp xưởng miền Tây
Thịt lợn nạc: khoảng 2kg
Mỡ lợn: 500g
Rượu Mai Quế Lộ: 150ml
Rượu trắng: khoảng 4 ống
Ruột lợn khô: 5m
Đường hạt nhỏ: 200g
Muối: 50g
Hạt tiêu: khoảng 2 thìa cà phê.
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để món ăn miền Tây được hoàn thiện
Cách làm lạp xưởng miền Tây
Bước 1 : Chế biến mỡ làm lạp xưởng miền Tây
- Rửa sạch mỡ với nước muối, để ráo nước và thái thành nhỏ và mỏng. Tiếp đến cho đường vào, đeo bao tay chuyên dụng cho nấu ăn để trộn đều để gia vị ngấm vào mỡ. Sau đó bạn cho mỡ lợn phơi một ngày nắng, chú ý nếu nắng không gắt thì bạn có thể phơi hai ngày.
Bước 2: Chế biến thịt làm lạp xưởng miền Tây
Thịt nạc đem xay nhuyễn rồi cho rượu Mai Quế Lộ vào, sau đó cho mỡ đã được phơi nắng vào cùng để trộn đều. Đồng thời, bỏ thêm các gia vị như tiêu xay, tiêu hạt và muối và trộn thêm một lần nữa.
Lạp xưởng miền Tây thơm ngon hấp dẫn du khách
Bước 3: Nhồi lạp xưởng
- Dùng đũa lộn phần bên trong ra để cạo sạch và vệ sinh. Tiếp đến bạn chia ruột thành 4 đoạn khác nhau, sử dụng rượu trắng đã chuẩn bị trước để rửa qua. Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ bạn bắt đầu nhồi thịt và bên trong ruột, sau đó sử dụng dây để buộc lại thành từng đoạn.
Bước 4 : Hoàn thành bước nhồi thịt
- Cho lạp xưởng phơi nắng, đối với sản phẩm này bạn nên phơi khoảng 4 ngày nắng gắt. Cho đến khi thấy lạp xưởng săn lại thì có thể mang ra dùng. Lạp xưởng miền Tây có thể để được lâu, bạn cũng dễ dàng trong việc bảo quản, chỉ cần cho vào ngăn mát tủ lạnh khi nào sử dụng mang ra là được.
Sử dụng dây buộc chắc chắn để buộc ngăn cách các khúc lạp xưởng
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về lạp xưởng đặc sản miền Tây, cách làm lạp xưởng miền Tây rồi phải không?
Nếu có cơ hội đến với vùng đất nên thơ trữ tình này, ngoài khám phá những địa danh du lịch miền Tây nổi tiếng tại Phú Quốc, Cần Thơ, An Giang, Long An, Bến Tre..., bạn nên thưởng thức hết các đặc sản nơi đây nha. Để biết thêm nhiều điều thú vị về đặc sản miền tây Nam Bộ, bạn có thể truy cập vào Blog PasGo - Đặc sản vùng miền để tham khảo nha.
Món cá linh kho mía đặc sản miền sông nước Món cá linh kho mía với thịt cá béo ngậy, thơm thơm khi kho với mía. Món này ăn kèm gỏi cọng súng và hoa điên điển chua chua, cay cay. Món cá linh kho mía - đặc sản miền sông nước Cá linh: Vào khoảng độ cuối tháng 8 là bắt đầu mùa nước nổi miền Tây. Chỉ sau một đêm thức...