Vissan giữa bão Covid-19: Nhu cầu tăng gấp 2 lần cao điểm Tết, 55 cửa hàng chuyển thành 55 kho hàng, giao tận nơi cho khách trong 2h
Tại Vissan, không có lao động nào phải nghỉ việc vì Covid-19. Thay vào đó, họ sẽ được bố trí từ bộ phận này sang bộ phận khác để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Như bất cứ đại dịch nào trước đây, Covid-19 là nỗi buồn của doanh nghiệp này nhưng cũng có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp khác. Với một ông lớn trong ngành thực phẩm chế biến như Vissan, dù ít nhiều bị ảnh hưởng bởi Covid-19, song không thể phủ nhận các doanh nghiệp chuyên về nhóm hàng thiết yếu như họ sẽ hưởng lợi từ đại dịch.
Ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng giám đốc Vissan tiết lộ trong đợt Covid-19 này, Vissan xác định cần chuẩn bị nguồn lực cho cao điểm Tết lần 2. Tuy nhiên đi vào thực tế, nhu cầu thậm chí còn tăng gấp đôi thời điểm mua sắm Tết.
“Người tiêu dùng hoang mang ở thời điểm đầu của dịch. Họ ào ào mua gạo, mỳ gói, thực phẩm đóng hộp, xúc xích và một số sản phẩm thiết yếu khác. Doanh nghiệp chúng tôi đã chuẩn bị phương án nhưng ngành thực phẩm chế biến cần phải có quy trình, sau bao nhiêu ngày mới ra được sản phẩm. Một vài thời điểm, nhu cầu tăng gấp 2-3 lần nên chúng tôi nhất thời không thể đáp ứng được”, ông Dũng trần tình trong tọa đàm “Doanh nghiệp chung tay vượt qua Covid-19″ do Vnexpress tổ chức gần dây.
Xác định dịch bệnh sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, Vissan không chọn giải pháp cho nhân viên nghỉ việc mà cơ cấu lại đội ngũ lao động, bố trí từ bộ phận này sang bộ phận khác để đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường.
“Vissan có 2 mảng là thực phẩm chế biến và tươi sống. Mảng bên tươi sống giảm đi thì chúng tôi chuyển đội ngũ qua chế biến. Dù họ chưa thuần thục nhưng đào tạo nhanh hơn tuyển lao động bên ngoài, và đây cũng là cơ sở để giữ người lao động”, lãnh đạo Vissan tiết lộ.
Video đang HOT
Đặc biệt hơn, ông Dũng cho biết dịch Covid-19 là điểm sáng để họ phát triển kênh bán hàng mới, bên cạnh kênh phân phối, bán lẻ như trước đây.
Với hệ thống 55 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, khi UBND TPHCM kêu gọi người dân hạn chế tụ tập, Vissan đã chuyển 55 địa điểm này thành 55 “hub” bán hàng. Dù chưa triển khai bán hàng online nhưng họ đã áp dụng bán hàng qua điện thoại. Khi khách hàng gọi tới hotline, từ các hub hàng hóa sẽ được chuyển tới tận nhà trong vòng 2h.
“Đây là cái mới của Vissan, giải quyết bài toán người dân không phải đến chợ đến hay đến những nơi đông người nữa. Thông qua đại dịch này, chúng tôi sẽ phát triển mạnh các kênh bán hàng online của Vissan trong thời gian tới”.
Trước tình hình nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ dễ bị kiệt quệ vì đại dịch, lãnh đạo Vissan cho rằng quan trọng nhất là phải luôn chuẩn bị sẵn phương án quản trị rủi ro tại bất cứ thời điểm nào.
Ví dụ ở Vissan, họ luôn chuẩn bị đầu vào trong vòng 1 năm, từ các nguyên liệu sản xuất cho đến bao bì. Với một mặt hàng nào đó, Vissan sẽ chọn ít nhất 2 nhà cung cấp, thậm chí là 3, 4 nhà cung cấp cùng lúc để đảm bảo sản lượng đầu ra.
“Chúng tôi luôn luôn chuẩn bị kịch bản xấu nhất để lường trước. Cũng như một đội bóng không tập huấn thường xuyên thì đi đá tất nhiên sẽ dở. Doanh nghiệp cũng vậy phải quản trị rủi ro, đưa ra nhiều kịch bản kèm theo phương án giải quyết, như vậy mới có thể phát triển ổn định và bền vững”, ông Dũng nhắn nhủ.
Nhật Anh
Giá thịt heo bình ổn thị trường tăng trong ngày đầu năm 2020
Ngay trong ngày 1-1-2020, Sở Tài chính TP HCM áp dụng giá mới cho mặt hàng thịt heo trong chương trình bình ổn thị trường, tăng 7,2% - 18,8% so với trước đó (tương ứng với mức tăng 12.000 đồng - 22.000 đồng/kg).
Cụ thể, mức giá mới đang áp dụng tại một số siêu thị trên địa bàn và cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản - Vissan là: thịt heo đùi 140.000 đồng/kg (tăng 22.000 đồng/kg), thịt vai 139.000 đồng/kg (tăng 22.000 đồng/kg), cốt lết 138.000 đồng/kg (tăng 19.000 đồng/kg), sườn già 145.000 đồng/kg (tăng 20.000 đồng/kg), chân giò 128.000 đồng/kg (tăng 14.000 đồng/kg), thịt nạc 161.000 đồng/kg (tăng 21.000 đồng/kg), thịt ba rọi 179.000 đồng/kg (tăng 12.000 đồng/kg).
Mức giá mới được tính toán dựa trên cơ sở giá heo hơi thu mua đầu vào của các DN tham gia bình ổn thị trường và bảo đảm thấp hơn giá thị trường ít nhất 5%.
Theo văn bản khẩn do UBND TP HCM gửi Sở Tài chính vào cuối tháng 12-2019 về việc điều chỉnh giá bán bình ổn mặt hàng thịt heo, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến chỉ đạo Sở Tài chính chấp thuận tăng giá thịt heo trong chương trình bình ổn thị trường nhưng phải bảo đảm nguyên tắc giá điều chỉnh phải thấp hơn bình quân giá thị trường ít nhất 5%.
Chỉ đạo này của UBND TP được ban hành trên cơ sở xem xét đề nghị của Sở Tài chính, báo cáo tình hình thị trường của Sở Công Thương cũng như các giải pháp bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo từ nay đến Tết Canh Tý 2020.
Trước đó, Vissan đã nhiều lần gửi văn kiến nghị Sở Tài chính xem xét cho điều chỉnh giá thịt heo trong chương trình bình ổn thị trường, đồng thời gửi đơn kiến nghị tới UBND TP HCM. Sở Tài chính TP HCM có văn bản trình UBND TP thể hiện quan điểm đề xuất giữ giá bình ổn mặt hàng thịt heo ở mức thấp hơn giá bình quân thị trường 10% để góp phần bảo đảm đời sống người dân dịp Tết. Phía Vissan tiếp tục không thống nhất với mức giá điều chỉnh thấp hơn thị trường 10%, do sẽ gây thêm áp lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, gây lỗ vốn trong giai đoạn hiện nay và kiến nghị xem xét điều chỉnh giá bán mặt hàng thịt heo bình ổn chỉ thấp hơn thị trường 3%.
Theo các cơ quan chức năng TP HCM, khả năng sau lần điều chỉnh này, mặt hàng thịt heo trong chương trình bình ổn thị trường sẽ được giữ ổn định đến Tết
Tuy nhiên, trước mắt để thực hiện quy định chương trình bình ổn, DN này đề xuất giá bán bình ổn chỉ được thấp hơn thị trường 5%. Trường hợp giá nguyên liệu heo hơi vẫn tăng, DN sẽ tiếp tục đề nghị điều chỉnh tăng giá bán bình ổn.
Trong lúc giá thịt heo bán lẻ tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm trong những ngày tới, một số siêu thị tuyên bố chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng bằng cách bán thịt heo theo giá vốn. Hệ thống BigC và Go! từ ngày 28-12 đến hết Tết nguyên đán áp dụng bán giá thịt heo "bằng giá vốn": thịt đùi heo còn 131.000 đồng/kg (giảm 14.000 đồng/kg so với 1 tuần trước và thấp hơn giá thịt đùi heo trong chương trình bình ổn 9.000 đồng/kg); sườn non heo, thịt ba rọi, nạc dăm cũng lần lượt giảm từ 10.000 đồng -15.000 đồng/kg xuống mức 180.000 đồng/kg, 170.000 đồng/kg và 165.000 đồng/kg.
Hệ thống Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food thuộc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM cũng đang bán thịt heo với "giá yêu thương". Theo đại diện Saigon Co.op, hệ thống bán lẻ này đang tiêu thụ bình quân 40-50 tấn thịt heo mỗi ngày, dự kiến sản lượng sẽ tăng 30%-40% trong dịp cao điểm Tết. Ngoài thịt heo "nóng", Saigon Co.op đang cân nhắc khai thác thịt heo bảo quản mát và các mặt hàng thịt heo thảo mộc... để tăng thêm lựa chọn cho khách hàng.
Trong khi giá thịt heo trong chương trình bình ổn thị trường được duyệt tăng khá cao thì ngoài thị trường, giá heo hơi dần ổn định trong 2 tuần trở lại đây. Tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP HCM), giá heo mảnh, pha lóc đã giảm 10.000 - 20.000 đồng/kg.
Theo người lao động
Giá heo tăng 300%, doanh nghiệp bình ổn tiếp tục xin tăng giá bán Các doanh nghiệp lo ngại tình trạng giá thịt heo tăng cao trong khi giá giá heo bình ổn thị trường không được điều chỉnh tăng sẽ dẫn đến tình trạng bao cấp thịt heo Tại buổi làm việc với Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP HCM hôm 19-12, Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản - Vissan một...