Virus lây lan, nước Mỹ đối mặt nguy cơ thiếu thịt lợn, bò và gà
Chỉ vài tuần nữa, người tiêu dùng Mỹ sẽ đối mặt với tình cảnh thiếu thịt lợn, bò và gà vì dịch Covid-19 lan rộng, làm gián đoạn hoạt động của các cơ sở sản xuất.
Theo Bloomberg, khoảng 30% dây chuyền sản xuất thịt lợn tại Mỹ đã tê liệt và một số nhà máy gia cầm lớn bắt đầu đóng cửa ngày 24/4. Trong khi đó, Brazil – quốc gia xuất khẩu thịt gà và bò lớn nhất thế giới – vừa đóng cửa một nhà máy thịt gia cầm của JBS SA, công ty thịt lớn số một thế giới.
Tại Canada, hoạt động của các cơ sở sản xuất thịt chủ chốt cũng bị gián đoạn. Hàng trăm nhà máy ở Mỹ vẫn hoạt động, nhưng chuỗi cung ứng tê liệt gây nhiều lo ngại. Cùng nhau, Mỹ, Brazil và Canada kiểm soát 65% nguồn cung thịt trên thế giới.
“Đây là tình huống chưa từng thấy. Người bán có thể mất hết mọi thứ, còn người mua sẽ phải trả giá cao gấp nhiều lần. Các nhà hàng sẽ hết nguồn thịt tươi trong tuần sau”, Bloomberg dẫn lời doanh nhân Brett Stuart, Chủ tịch Công ty tư vấn Global AgriTrends (Denver), bình luận.
Nguồn cung thịt lợn, bò và gà tại nước Mỹ đang bị hạn chế trầm trọng. Ảnh: NewYork Times.
Tình hình tại Mỹ ngày càng căng thẳng. Smithfield Food – nhà sản xuất thịt lợn số một thế giới – đóng cửa thêm một nhà máy ở Illinois. Hormel Food Corp cho biết hai nhà máy gia cầm ở Minnesota ngừng hoạt động. Một cơ sở mổ lợn quy mô lớn tại Indiana tê liệt.
Tình trạng thiếu hụt nguồn cung đẩy giá thịt tại Mỹ tăng cao. Giá thịt bò bán sỉ tăng lên mức kỷ lục trong tuần, trong khi thịt lợn bán sỉ vọt lên 29%. Đây là mức tăng tuần lớn nhất kể từ năm 2012.
Các nhà máy thịt ở châu Âu vẫn hoạt động và Liên minh châu Âu (EU) kiểm soát 20% xuất khẩu thịt toàn cầu. Tuy nhiên, đại diện các công ty như Tyson Foods Inc., JBS và Smithfield Foods cảnh báo người tiêu dùng Mỹ sẽ sớm đối mặt với tình trạng thiếu hụt thịt ở các siêu thị.
Trước khi dịch Covid-19 lan rộng tại Mỹ, nguồn cung thịt toàn cầu cũng đã bị thu hẹp. Trung Quốc – quốc gia sản xuất thịt lợn hàng đầu thế giới – lao đao với dịch tả lợn châu Phi. Hàng triệu con lợn chết, giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng vọt.
Video đang HOT
Nguồn cung thịt lợn đông lạnh tại Mỹ tương đương 2 tuần sản xuất. Với việc phần lớn nhà máy đóng cửa 14 ngày để chống dịch virus có nguồn gốc từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), nguy cơ nước Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng thịt là rất lớn.
Trong khi đó, với việc các lò mổ đóng cửa, nông dân Mỹ không thể bán được heo, bò và gà. Họ buộc phải tiêu hủy chúng, gây lãng phí thực phẩm và giáng cú đòn mạnh vào nguồn cung.
Bùi Ngọc
16/16 người nhiễm virus Corona khỏi bệnh, các điểm vui chơi mua sắm ở Hà Nội đông đúc trở lại
Không còn cảnh đìu hiu, vắng vẻ như nhiều ngày trước, các địa điểm mua sắm, vui chơi ở Hà Nội đã dần đông đúc trở lại.
Tuần qua, thông tin 16/16 người nhiễm virus Corona được chữa khỏi đã giúp người dân yên tâm và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe. Nhiều người đã tìm đến các trung tâm thương mại, khu vui chơi, quán cafe để mua sắm, thăm quan.
Thay vì cảnh vắng vẻ, ảm đạm như trước, nhiều nơi đã đông đúc, nhộn nhịp trở lại.
Khu ẩm thực của Aeon Mall Hà Đông chật cứng khách ngồi.
Các khu vực sảnh, ghế chờ trong lúc mua sắm gần như kín chỗ.
Để phòng sự lây lan của dịch Covid-19, phần lớn khách hàng tới mua sắm đều đeo khẩu trang y tế và cố gắng rút ngắn thời gian mua sắm ngắn nhất có thể.
Nhiều người cho rằng, nếu làm đủ các quy trình giữ vệ sinh tay, đeo khẩu trang khi đi siêu thị thì cũng không quá lo ngại về bệnh dịch.
Tại BigC, Lottemart, Coopmart, các mặt hàng được khách hàng lựa chọn nhiều chủ yếu là rau xanh, thực phẩm sống, hoa quả tươi. "Có rất nhiều trái cây ngon giảm giá đợt này, nên người mua hàng cũng sẽ được lợi phần nào", chị Quỳnh Thư, trú tại Đống Đa chia sẻ.
Không chỉ khu vực mua sắm đồ gia dụng, thực phẩm, thời trang... các địa điểm vui chơi, giải trí cũng đã đông khách trở lại.
Sau một tháng nghỉ học ở nhà, nhiều trẻ nhỏ được gia đình đưa đi chơi.
Hầu hết, người dân đều khá thoải mái và vui vẻ khi vui chơi vì đã trang bị đầy đủ kiến thức về dịch Covid-19, cũng như cách tự bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người.
Nhiều nhà hàng cũng trang bị đầy đủ máy kiểm tra thân nhiệt, nước rửa tay kháng khuẩn, khẩu trang... để tạo cảm giác yên tâm cho khách hàng khi đến dùng bữa.
Dù tối muộn, cửa hàng cafe trên phố Trung Hòa cũng rất đông khách ngồi.
Dù chưa trở lại như bình thường song lượng khách của một nhà hàng bia nổi tiếng trên phố Trần Thái Tông, Cầu Giấy đã bắt đầu tăng trở lại.
Theo Báo Dân Sinh
Rộ giải cứu mùa dịch Covid-19, dân buôn bán hàng tạ tôm hùm mỗi ngày Không chỉ những người bán hải sản, rất nhiều shop bán hàng online trước đây chỉ bán mỹ phẩm, quần áo, hoa quả, hàng tiêu dùng... cũng chuyển sang bán tôm hùm. Hơn 1 tuần qua, nhiều đơn vị kinh doanh hải sản tại Hà Nội đã tuyên bố hỗ trợ người dân giải cứu tôm hùm trong bối cảnh mặt hàng này...