Vĩnh Phúc: Trường Tiểu học Bá Hiến B tích cực xây dựng “Trường học hạnh phúc”
Năm 2019, Bộ GD&ĐT triển khai cuộc vận động xây dựng “ Trường học hạnh phúc” với 3 tiêu chí cốt lõi: “Yêu thương – An toàn – Tôn trọng”.
Theo đó, trường Tiểu học Bá Hiến B, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực thực hiện nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào này; mang lại giá trị hạnh phúc cho cả thầy và trò, để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.
Trao đổi với phóng viên, cô giáo Phạm Thu Hà – Hiệu trưởng trường Tiểu học Bá Hiến B, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: là ngôi trường còn nhiều khó khăn; tuy nhiên, Ban Giám hiệu nhà trường đã cùng với cán bộ, giáo viên đang từng bước nỗ lực vượt khó, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, tăng cường giáo dục kĩ năng sống nhằm bổ trợ cho công tác dạy học, tích cực hưởng ứng chủ đề năm học 2020 – 2021 “Xây dựng trường học hạnh phúc” do Bộ Giáo dục Đào tạo phát động.
Thầy và trò nhà trường đã và đang nỗ lực triển khai xây dựng “Trường học hạnh phúc” một cách thiết thực, hiệu quả; lồng ghép với các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Ngành Giáo dục, trọng tâm là cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”;…
Trường Tiểu học Bá Hiến B tích cực xây dựng “Trường học hạnh phúc”.
Cô giáo Phạm Thu Hà – Hiệu trưởng trường Tiểu học Bá Hiến B chia sẻ: “Trường học hạnh phúc”, hiểu một cách đơn giản nhất là một ngày đến trường, giáo viên, học sinh đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa. Do đó, mỗi nhà giáo phải thay đổi, từ nhận thức đến hành động.
Nhiệm vụ của thầy cô giáo không chỉ đơn giản là lên lớp với những bài giảng trong sách vở và những vận dụng thực tế. Mà giáo cần thực sự yêu thương học trò bằng tất cả trái tim và tấm lòng nhân ái của mình, lan tỏa cho học sinh niềm tin và tình yêu vào cuộc sống, vào tương lai bằng chính những cử chỉ đầy tính nhân văn.
“Đến nay việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” đã góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động, thu hút sự chung sức của cả thầy và trò cùng tham gia, từ đó nâng chất lượng giáo dục.
Hãy làm cho mỗi lớp học thực sự trở lên hạnh phúc, để mỗi ngày đến trường của học sinh thực sự là một ngày vui. Đây là một mục tiêu trong các mục tiêu mà trường Tiểu học Bá Hiến B hướng đến vì tương lai của học sinh.
Cảnh quan môi trường sư phạm trường Tiểu học Bá Hiến B khang trang, Xanh – Sạch – Đẹp.
“Thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nhằm lan tỏa tinh thần của phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc”; tăng cường các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, đưa phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc” đi vào thực chất và đạt kết quả cao”, Hiệu trưởng trường Tiểu học Bá Hiến B cô giáo Phạm Thu Hà thông tin thêm.
Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học
Năm học 2020- 2021, trường Tiểu học Bá Hiến B, có: tổng 36 CBGV NV; 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn; trên chuẩn đạt 91,6%. Năm học này, nhà trường có tổng 718 HS với 24 lớp; duy trì sĩ số học sinh ở các khối lớp toàn trường đạt 100%; huy động 100% học sinh trong độ tuổi ra trường, không có học sinh bỏ học.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng các kế hoạch cụ thể cho từng mảng hoạt động, có đăng kí và kí cam kết một số chỉ tiêu giữa giáo viên với nhà trường. Nhà trường, triển khai duy trì nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi Thông tư 07/2016/TT-BGD ĐT của Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Nhà trường tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học; từ đó nâng cao chất lượng đại trà và học sinh giỏi. Nhà trường tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Tạo điều kiện cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
Trường Tiểu học Bá Hiến B thực hiện tốt việc tuyên truyền đảm bảo An toàn giao thông.
Theo đó, nhà trường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bằng các hình thức: Tổ chức chuyên đề, khảo sát đội ngũ hàng tháng, phát huy tinh thần tự học của mỗi giáo viên. Số chuyên đề bồi dưỡng tổ chức trong học kì I vừa qua cấp trường có 3 chuyên đề: An toàn giao thông, Tiếng Việt, Kĩ năng sống. 100% cán bộ giáo viên của nhà trường đã tham gia đầy đủ các chuyên đề đạt hiệu quả cao. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường đã rõ nét và theo kịp yêu cầu đổi mới hiện nay.
Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phong trào xây dựng trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp.
Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học bằng các hình thức: kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện. Nhờ đó, kết quả thi giáo viên dạy giỏi (GVG) các cấp đạt kết quả cao với: Thi GVG cấp trường tổ chức hội giảng vào dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 có 24 GV đạt giải; trong đó: 4 giải Nhất, 7 giải Nhì, 13 giải Ba. Thi GVG cấp huyện đạt 6 giải (2 Nhì, 2 Ba, 2 KK).
Với sự quyết tâm của tập thể CNGV NV trường Tiểu học Bá hiến B trong đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học; nhà trường đã duy trì tốt chất lượng công tác PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 3; duy trì giữ vững các tiêu chí trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ I.
Thầy và trò trường Tiểu học Bá Hiến B quan tâm, ủng hộ đồng bào miền trung.
“Thời gian tới, Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho các CBGV NV nhà trường, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, thường xuyên học tâphj các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng phong cách Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung.
Tăng cường công tác quản lý của Ban giám hiệu, tổ khối, đoàn thể trong nhà trường; coi trọng việc thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo chuyên môn để thực hiện việc “Dạy thực – Học thực – Chất lượng thực”, giữ vững kỷ cương nề nếp hoàn thành kế hoạch năm học.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đổi mới công tác đánh giá chất lượng dạy và học, tăng cường việc khai thác sử dụng trang thiết bị dạy học có hiệu quả, đồng thời không ngừng củng cố, đổi mới tư duy công tác quản lý giáo dục để tạo hiệu quả mới cho chất lượng giáo dục toàn diện. Phấn đấu trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ II vào năm 2022;…”, cô giáo Phạm Thu Hà – Hiệu trưởng trường Tiểu học Bá Hiến B nhấn mạnh.
Thế nào là trường học hạnh phúc?
Trước mỗi bài học tôi thường giao thông tin cho học sinh về nhà tự nghiên cứu, nhưng không nói chung chung mà sẽ giao từng nhóm, từng người, từng việc chi tiết.
"Nhớ những năm trước lớp tôi có một học sinh tên H.A với học lực rất tốt, rất ngoan, tuy nhiên em đó thường khép mình với các bạn mặc dù tôi đã gần gũi, tiếp cận để đưa em đó vào những buổi vui chung của cả lớp nhưng có vẻ vẫn không thoải mái, nhìn nét mặt em luôn có một cái gì đó hơi suy tư.
Cho đến một lần cả lớp thống nhất tổ chức dã ngoại trải nghiệm 1 ngày ở xa Hà Nội, sau hôm đó H.A rất buồn, ngồi ủ rũ không nói. Tôi quyết định tiếp cận, gặng hỏi mãi em mới cho biết là rất muốn đi dã ngoại cùng các bạn nhưng mẹ em không cho đi.
Tôi bí mật đến nhà em để tìm hiểu thì được biết gia đình H.A có hoàn cảnh rất khó khăn, bố bị ốm nằm một chỗ không làm việc được, tiền học của em hàng tháng là tiền lương hưu của bà. Tất cả sinh hoạt gia đình 4 người đều trông vào lương 5 triệu đồng 1 tháng của mẹ, nhà thì phải đi thuê trọ.
Vậy sự thật là mẹ em không có tiền để cho em đi dã ngoại, biết được hoàn cảnh như vậy tôi thấy thương em vô cùng. Hôm đó đi cùng với tôi có ban cán sự của lớp và khi về thì tự các bạn trong lớp bảo nhau quyết định quyên góp ủng hộ để H.A.
Số tiền đó tôi đưa trực tiếp cho mẹ H.A và nói không để em biết, chỉ hiểu là tiền của mẹ cho đi dã ngoại thì em mới đồng ý", cô Lê Thị Xuân - Giáo viên chủ nhiệm lớp 10 D1 Trường Trung học phổ thông Đông Đô, Tây Hồ, Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Cô Xuân nói: "Bản thân tôi vừa là giáo viên chủ nhiệm đồng thời là giáo viên bộ môn nên mỗi khi vào tiết học mới, tôi luôn ý thức được rằng mình phải làm sao để thu hút được học sinh, làm cho các em muốn đến lớp, muốn học tập...Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cô Xuân cho biết: "Hôm đi dã ngoại với các bạn em H.A rất phấn khởi, chụp ảnh vui chơi hòa đồng và có thổ lộ với tôi rằng em không nghĩ là mẹ lại cho em đi tham quan cùng cả lớp. Em chỉ nói vậy và không chia sẻ gì thêm về hoàn cảnh.
Sau khi biết được hoàn cảnh của em, cộng với học lực tốt nên ban giám hiệu nhà trường đã quyết định giúp đỡ trao tặng cho H.A học bổng "Võ Thế Quân" số tiền mỗi tháng là hơn 1 triệu đồng trong suốt 3 năm học cấp 3, ngoài ra còn có thêm học bổng Đông Đô nên cũng phần nào giúp đỡ được em và gia đình.
Mãi sau này khi tốt nghiệp ra trường rồi thì mẹ H.A mới cho em biết là các bạn trong lớp đã giúp số tiền để đi tham quan, và còn âm thầm giúp đỡ gia đình rất nhiều lần nữa trong những năm học cấp 3. Sau khi biết như vậy H.A có viết thư cảm ơn tôi và các bạn trong lớp.
Tôi thấy câu chuyện rất ý nghĩa ở chỗ các con trong lớp biết đoàn kết thương yêu, chia sẻ đùm bọc lẫn nhau, biết tự bảo nhau giúp đỡ các bạn, đó là điều đáng quý".
Theo cô Xuân: "Bản thân tôi hiểu muốn xây dựng được Trường học hạnh phúc thì trước hết mỗi học sinh đến trường phải cảm thấy hạnh phúc, một lớp học hạnh phúc, mỗi cán bộ giáo viên cũng vậy, tất cả hợp lại thì mới có Trường học hạnh phúc. Vấn đề này thầy Hiệu trưởng nhà trường cũng đặc biệt lưu tâm và luôn thực hiện sát sao.
Mỗi giáo viên đã cùng với ban giám hiệu nhà trường xây dựng bộ tiêu chí đó và duy trì suốt nhiều năm qua. Đồng thời chúng tôi cũng xây dựng tiêu chí thầy cô hạnh phúc và hàng tháng đều có đánh giá mức độ tín nhiệm của từng giáo viên, nó thể hiện được sự hạnh phúc, tín nhiệm của học sinh cũng như ban giám hiệu nhà trường.
Bên cạnh vấn đề chuyên môn, các thầy cô thường xuyên hỗ trợ nhau về mảng hoạt động giúp cho học sinh ngoài việc học kiến thức chính khóa còn có thêm nhiều giờ ngoại khóa, nhờ đó mà chỉ số hạnh phúc của các em cũng được tăng lên.
Từng giáo viên trong nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc bộ tiêu chí đó, ngoài ra cũng cần phải có chuyên môn tốt, ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học, quản lý học sinh ra sao, giờ học có hứng thú hay không...
Đối với giáo viên chủ nhiệm có một bộ tiêu chí khác phù hợp với từng đối tượng cũng như quản lý học sinh, đối với giáo viên bộ môn lại có tiêu chí khác. Nhưng có thể hiểu một cách đơn giản các tiêu chí hạnh phúc này cũng giống những nội quy, quy tắc ứng xử trong trường học và chúng tôi cũng đã thực hiện những việc này từ rất lâu rồi".
Việc áp dụng Công nghệ thông tin với những ví dụ sinh động như kể chuyện, xem video ngắn, trình chiếu...những vấn đề liên quan đến kiến thức lịch sử sắp học rồi từ đó tôi mới dẫn dắt học sinh vào bài giảng chính. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Hướng cho học sinh tự nghiên cứu kiến thức
Cô Xuân nói: "Bản thân tôi vừa là giáo viên chủ nhiệm đồng thời là giáo viên bộ môn nên mỗi khi vào tiết học mới, tôi luôn ý thức được rằng mình phải làm sao để thu hút được học sinh, làm cho các em muốn đến lớp, muốn học tập...
Với môn Lịch sử mọi người thường có quan niệm đây là môn nặng nề vì khối lượng thông tin lớn và cũ, nhưng việc áp dụng Công nghệ thông tin với những ví dụ sinh động như kể chuyện, xem video ngắn, trình chiếu...những vấn đề liên quan đến kiến thức lịch sử sắp học rồi từ đó tôi mới dẫn dắt học sinh vào bài giảng chính.
Ngoài những phương pháp trên, một yếu tố rất quan trọng là tạo thiện cảm với học sinh, khi tôi bước vào lớp thì từ phong thái, trang phục nghiêm túc, giọng nói nhẹ nhàng, nét mặt, nụ cười...đều toát lên vẻ hạnh phúc. Học sinh nhìn đã thấy cô hạnh phúc rồi thì khi vào tiết học các em cũng sẽ thấy nhẹ nhàng, hứng thú đồng thời không khí vui vẻ cũng lan tỏa trong lớp.
Nhiều học sinh ban đầu chưa mạnh dạn, nhưng thấy tôi thân thiện gần gũi nên sau đó tâm lý các em thay đổi tích cực hơn. Nhiều lúc học sinh phát biểu chưa thực sự đúng với nội dung yêu cầu của bài học nhưng tôi luôn động viên, gợi mở để các em có cái nhìn sát hơn. Từ đó khơi dậy được sự cố gắng của học trò.
Có em chưa biết cách trả lời thì tôi cũng gợi ý hoặc để các bạn hỗ trợ thêm, và dù trả lời chưa đúng tôi vẫn tuyên dương về thái độ tích cực phát biểu, như vậy các em sẽ bớt ngại ngùng, mặc cảm. Qua đó tôi cũng nắm bắt được việc kiến thức học sinh còn thiếu chỗ nào để kịp thời bổ sung.
Trong lớp học bao giờ cũng có sự phân hóa học sinh, vậy nên trong bất kỳ một sự vật hay hiện tượng cuộc sống nào cũng sẽ có nhiều ý kiến và cách tiếp cận khác nhau. Tôi luôn tôn trọng quan điểm cá nhân của học sinh bởi khi các em đã bày tỏ quan điểm, mặc dù chưa biết sai hay đúng nhưng dám thể hiện ra thì bạn đó rất tự tin.
Nói một cách khác nếu như quan điểm đó đúng nhưng cách tiếp cận có thể khác biệt thì vẫn đáng để chúng ta tuyên dương, hơn nữa cũng để các bạn trong lớp học hỏi theo nhiều hướng tư duy khác.
Tuy nhiên nếu như quan điểm đó chưa thật sự chính thống, chưa chuẩn xác trong kiến thức thì tôi sẽ làm nhiệm vụ điều chỉnh lại và cũng không quên khen ngợi tinh thần của học sinh đó. Khi dạy học sinh mình phải đưa ra những kiến thức chính xác, thuyết phục chứ không thể áp đặt mặc dù suy nghĩ của học sinh chưa đúng.
Trước mỗi bài học tôi thường giao thông tin cho học sinh về nhà nghiên cứu, nhưng không nói chung chung mà sẽ giao từng người từng việc chi tiết.
Tôi chia nhóm học sinh rồi yêu cầu tìm hiểu vấn đề cụ thể, đồng thời khuyến khích các em học thuyết trình, tập làm việc nhóm. Ngoài kiến thức học sinh đạt được, tôi muốn học trò phải thật năng động, tự tin và hôm nay bạn này thuyết trình thì ngày mai là bạn khác, em nào cũng có cơ hội thể hiện năng lực của mình.
Nhóm này đã thuyết trình thì nhóm khác sẽ phản biện với mục đính lôi cuốn tất cả học sinh cùng tham gia, ngoài ra tôi có những buổi hướng dẫn các em cách thuyết trình sao cho hiệu quả, người nghe không bị nhàm chán, biết nhấn mạnh hoặc lướt qua những phần nào, nhờ đó mà học sinh khá tự tin.
Có nhóm sau khi tìm hiểu về kiến thức sắp học lại muốn được truyền tải bằng những tiểu phẩm kịch ngắn, có nhóm chọn trình chiếu và có nhóm sẽ đứng lên thuyết trình bằng PowerPoint hoặc vẽ tranh, các em thể hiện đa dạng và rất tự tin, chủ động. Đó cũng là điều đáng mừng và học sinh có thêm những giờ học chất lượng".
Bên cạnh vấn đề chuyên môn, các thầy cô thường xuyên hỗ trợ nhau về mảng hoạt động giúp cho học sinh ngoài việc học kiến thức chính khóa còn có thêm nhiều giờ ngoại khóa, nhờ đó mà chỉ số hạnh phúc của các em cũng được tăng lên. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cô Xuân chia sẻ thêm: "Có một điều khác biệt ở ngôi trường này là khi học sinh đến trường thì giáo viên chủ nhiệm đã có mặt từ trước để chào đón, và đến chiều khi các con về hết lúc đó giáo viên mới được về cho dù hôm đó thầy cô không có tiết dạy.
Giáo viên chủ nhiệm luôn quan sát xem học sinh của mình hôm nay có em nào khác lạ, có tâm tư tình cảm gì hay nét mặt vui, buồn ra sao là tôi đều có cách tiếp cận quan sát, tìm hiểu để cùng chia sẻ.
Ngoài ra tôi cũng tăng cường các mối quan hệ của học sinh trong lớp, thường xuyên tạo môi trường gắn kết giúp các em có thể hòa đồng như tặng hoa, tặng những món quà nhỏ tự tay các em làm hoặc những lời chúc...trong ngày lễ của phái nữ hoặc những ngày dành cho nam giới.
Vô hình chung các em có thêm một hoạt động trải nghiệm và tự đứng ra tổ chức, tất nhiên là luôn có tôi đứng phía sau. Qua những lần như vậy tôi phát hiện nhiều em có ý tưởng rất hay và còn tạo sức hút cho cả tập thể lớp cùng tham gia, nhờ đó các em cũng muốn đến lớp, yêu quý các bạn, yêu quý thầy cô và luôn muốn chia sẻ".
Xây dựng trường học hạnh phúc: Hiệu ứng lan tỏa qua không gian mạng Hơn 1.500 giáo viên quận Ba Đình (Hà Nội) cùng thảo luận về chủ đề thầy cô giáo phải làm gì để có trường học hạnh phúc. Giờ học hạnh phúc. Ảnh minh họa/INT Dù là tập huấn trực tuyến song hiệu ứng của chương trình đã lan tỏa đến từng nhà trường, mỗi giáo viên. Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi...