Vĩnh Phúc: Gần 12 nghìn chỉ tiêu vào lớp 10 năm học 2021-2022
Ngày 14/5, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Huyến đã ký quyết định về việc giao chỉ tiêu phát triển giáo dục THPT năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh.
Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc sẽ có 15 lớp 10 trong năm học tới
Theo công bố của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, sẽ có 11.675 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 của 29 trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh cho năm học 2021-2022.
Trong 29 trường THPT và trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp 2-3 của tỉnh, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cao nhất thuộc về các trường: Lê Xoay, Đội Cấn (630 chỉ tiêu), Ngô Gia Tự (600), Chuyên Vĩnh Phúc (535), Trần Phú, Trần Nguyên Hãn, Yên Lạc, Yên Lạc 2 (480), Nguyễn Viết Xuân (462), Bình Xuyên (440), Tam Dương (400)…
Với 11.675 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, tăng hơn khoảng 500 chỉ tiêu so với năm học 2020-2021. Trong đó, các trường được tăng thêm lớp tuyển sinh: Trần Nguyên Hãn (tăng 2 lớp, tổng số 81 học sinh), Chuyên Vĩnh Phúc (tăng 1 lớp 35 học sinh), các trường Bến Tre, Ngô Gia Tự, Bình Xuyên, Quang Hà cơ sở 2, Yên Lạc, Yên Lạc 2, Nguyễn Thị Giang, Sáng Sơn cơ sở 2, Dân tộc nội trú tỉnh cơ sở 1 hệ phổ thông (tăng 1 lớp, trung bình 40 học sinh).
Đối với Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, năm học 2021-2022, trường sẽ có 15 lớp 10. Cụ thể, sẽ có 2 lớp chuyên Toán, 2 lớp chuyên Văn, 2 lớp chuyên Anh, 2 lớp Phổ thông, các môn còn lại tuyển sinh 1 lớp (35 học sinh) là Lý, Hóa, Sinh, Tin, Sử, Địa, Tiếng Pháp.
Học sinh mong muốn giữ ổn định Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp vào đúng thời điểm học sinh lớp 12 sắp bước vào kỳ thi quan trọng nhất - thi Tốt nghiệp THPT (Trung học phổ thông).
Video đang HOT
Điều này khiến nhiều học sinh bối rối, lo lắng nhưng hầu hết các em đều mong muốn giữ ổn định kỳ thi để yên tâm học tập và ôn luyện tốt.
Mong muốn dịch sớm qua để được trở lại trường
Nhiều ngày qua, một trong những biện pháp phòng chống sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 được triển khai tại các địa phương là đóng cửa trường học, học sinh tạm dừng đến trường. Tuy nhiên, đây được cho là mối lo ngại lớn của học sinh lớp 12 trong thời điểm này - giai đoạn ôn luyện nước rút cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021.
Đã xuất hiện một số ý kiến cho rằng năm nay không nên tổ chức kỳ thi mà thực hiện xét tốt nghiệp THPT cho học sinh. Khi nhận ý kiến học sinh, đa số các em không mong muốn điều này xảy ra.
Xác định đây là giai đoạn gấp rút trong quá trình "về đích" của kỳ thi quan trọng, Trịnh Tú Ngọc (học sinh lớp 12, trường THPT Cẩm Phả, Quảng Ninh) đã không ngừng ôn luyện kiến thức và đẩy mạnh luyện đề.
Tú Ngọc cho biết, hiện tại em và các bạn đang phải học online để hạn chế tiếp xúc. Em mong dịch bệnh sớm qua để được trở lại trường ôn luyện trực tiếp với thầy cô và mong kỳ thi vẫn diễn ra như kế hoạch.
Học sinh ôn luyện online tại nhà trong thời gian tạm dừng đến trường. Ảnh: Thiều Trang
Nguyễn Thị Thu Huê (học sinh lớp 12, trường THPT Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) cho biết, bản thân vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới vì kiến thức còn yếu, nhưng vẫn mong kỳ thi giữ ổn định như những năm trước.
"Được đến trường ngày nào là tốt ngày đó vì ở trường, gặp vấn đề khúc mắc em có thể hỏi trực tiếp thầy cô, bạn bè và được giải đáp ngay. Nhưng với học online, phần chat nhiều tin nhắn nên thầy cô đôi khi trả lời nhanh, dẫn đến không hiệu quả. Giờ phút này, em chỉ mong dịch bệnh qua đi để chúng em được đến trường" - Thu Huê bày tỏ.
Lý do học sinh không muốn bỏ thi Tốt nghiệp THPT 2021
Nhiều học sinh mong muốn giữ ổn định kỳ thi để các em yên tâm, tập trung dồn sức cho việc học tập và ôn luyện.
Chia sẻ về điều này, Trịnh Tú Ngọc cho rằng, chỉ thi mới có thể đánh giá đúng năng lực học sinh, đảm bảo công bằng và tạo động lực cho học sinh nỗ lực. Hơn nữa, việc xét công nhận tốt nghiệp chỉ có lợi cho những bạn không thi đại học. Còn học sinh mong muốn dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học như em sẽ gặp bất lợi.
"Dù thế nào em vẫn mong được thi Tốt nghiệp THPT. Như vậy mới xứng đáng với quá trình nỗ lực trong 3 năm qua của em" - Tú Ngọc nói.
Học sinh mong muốn giữ kế hoạch thi Tốt nghiệp THPT 2021. Ảnh: LĐO
Tỏ ra lo lắng khi xuất hiện thông tin đề xuất bỏ thi tốt nghiệp, Lê Việt Hoàng (học sinh lớp 12, trường THPT Bến Tre, Vĩnh Phúc) hy vọng mọi việc sẽ diễn ra đúng kế hoạch. Hoàng mong muốn giữ kỳ thi Tốt nghiệp THPT thay vì không tổ chức thi mà xét tốt nghiệp.
"Thời điểm kỳ thi đã cận kề mà đề xuất bỏ thi tốt nghiệp THPT là không phù hợp, làm tâm lý học sinh chúng em xáo trộn.
Hơn nữa, nếu các trường đại học tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh thì đề thi sẽ có độ phân hóa cao hơn, hình thức thi cũng khác, nên sẽ gây khó khăn cho chúng em" - Hoàng chia sẻ.
Đồng tình với quan điểm trên, Thiều Thị Trà My (học sinh lớp 12, trường THPT Đông Sơn 2, Thanh Hóa) cho rằng, 3 năm phổ thông học sinh đã được học tập và ôn luyện theo hình thức thi THPT, nếu thay đổi và thi theo đề án riêng của từng trường đại học các em sẽ gặp bất lợi.
"Chúng em sẽ không kịp thích ứng với cách ôn luyện mới do không có thời gian chuẩn bị, như vậy thiệt thòi quá" - Trà My nói.
Theo đó, học sinh này cũng đề xuất, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì có thể chia kỳ thi tốt nghiệp THPT thành nhiều đợt như năm 2020. Nơi nào an toàn thì sẽ tổ chức cho học sinh thi trước, chứ không nên đề cập việc bỏ kỳ thi vào lúc này.
Trước lo lắng của học sinh và phụ huynh về kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021, PGS.TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) cho biết, Bộ GDĐT đã xây dựng được các kịch bản khả thi, chủ động tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh. Kỳ thi sẽ được tổ chức theo nguyên tắc đảm bảo an toàn, vì quyền lợi học sinh. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức thành nhiều đợt.
Vĩnh Phúc: Nhiều dự án KHKT của học sinh có tính ứng dụng cao Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc vừa tổ chức trao giải Nhất cho 6 dự án tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2020 - 2021. Ban tổ chức trao Giấy chứng nhận giải Nhất cho 6 dự án của các học sinh trung học. Ảnh: Dương Chung Cuộc thi KHKT dành cho học...