Vĩnh Phúc: Đình chỉ hoạt động giáo dục của Trung tâm ngoại ngữ Thiên Tường
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc có Quyết định số 741/QĐ-SGDĐT về việc đình chỉ hoạt động giáo dục của Trung tâm ngoại ngữ Thiên Tường. Một trong những căn cứ của Quyết định là kết quả kiểm tra Trung tâm ngoại ngữ Thiên Tường ngày 1/4/2019 của sở GD&ĐT.
Quyết định này ghi rõ: Đình chỉ hoạt động giáo dục của Trung tâm ngoại ngữ Thiên Tường trực thuộc Công ty TNHH Thiên Trường Kids Hà Nội – chi nhánh Vĩnh Phúc. Địa điểm công ty: số 86 Xuân Mai 1, phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; địa điểm trung tâm: thôn Nam, xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Lý do đình chỉ: Vi phạm các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm ngoại ngữ; cơ sở vật chất chưa đảm bảo; giáo viên chưa đạt chuẩn theo quy định; hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ trái các quy định hiện hành; không báo cáo về sở GD&ĐT theo quy định.
Thời gian đình chỉ: 3 tháng kể từ ngày ký Quyết định, hết thời gian đình chỉ Trung tâm ngoại ngữ Thiên Tường không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ, sở GD&ĐT tiến hành các thủ tục giải thể theo đúng Điều 52 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ về Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Video đang HOT
Giao cho Giám đốc Trung tâm ngoại ngữ Thiên Tường chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của giáo viên, người học sau khi Trung tâm ngoại ngữ Thiên Tường bị đình chỉ hoạt động.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Tiêu chuẩn ngoại ngữ: Khó như "leo cột mỡ"
Đối với giáo viên (GV) dạy ngoại ngữ trong trường học phổ thông nhiều nơi còn chưa thực sự "chuẩn" thì yêu cầu mới đối với các thầy cô giáo khác lại càng xa vời.
TS Nguyễn Tùng Lâm-Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội)
Trong bộ tiêu chuẩn quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có tiêu chuẩn thứ 5 về ngoại ngữ và công nghệ thông tin hiện đang gặp nhiều ý kiến phản đối từ phía các GV và chuyên gia giáo dục. Cụ thể để đạt mức xếp loại tốt, các GV phải có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh).
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm-Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) thì đây là chủ trương đúng đắn và phù hợp với thời đại. "GV phổ thông sử dụng được tiếng Anh thì quá tốt để phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và cũng sẽ khơi gợi được phong trào học ngoại ngữ cho học sinh. Tuy nhiên, giữa cái mong muốn và việc để đưa được tiêu chuẩn này vào thực tế là điều rất khó khăn và cần có một lộ trình lâu dài".
"Thực tế hiện nay, việc chưa thể chuẩn hóa được việc dạy và học tiếng Anh trong trường đại học, cao đẳng thì làm sao có thể yêu cầu chuẩn hóa tiếng Anh trong môi trường giáo dục phổ thông. Cái gốc của chúng ta chưa có, thì không thể ngay lập tức yêu cầu cái ngọn phải xanh tươi được.
Tôi kiến nghị cần phải có một lộ trình, thời gian và điều kiện cụ thể để GV hoàn thiện. Trước mắt là cần phải chuẩn hóa các GV dạy tiếng Anh cái đã, rồi dần dần sẽ tới các GV bộ môn khác" - ông Lâm cho hay.
Đột xuất áp dụng cho giáo viên tiêu chuẩn thì khó như "leo cột mỡ". Ảnh: I.T
PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT nhận định rằng cần phải xem lại tiêu chuẩn này áp dụng cho đối tượng nào, nếu đột xuất áp dụng cho GV giáo dục phổ thông thì khó như "leo cột mỡ" vậy. Ví dụ như áp dụng cho đối tượng là giáo viên đang công tác lâu năm rồi thì rất khó để thực hiện. "Muốn đưa vào thực tế thì phải có những đột phá, ví dụ như sinh viên sư phạm trước khi ra trường cần phải vượt qua được một ngưỡng ngoại ngữ nào đó và đặc biệt phải đảm bảo là ngưỡng này đúng chuẩn, học thật, thi thật. Ngoài ra có thể yêu cầu thêm ngoại ngữ đầu vào sư phạm, có vậy thì tiêu chuẩn về ngoại ngữ trong giáo viên phổ thông mới đi được vào thực tiễn. Đây là một quá trình vô cùng gian khổ chứ không hề đơn giản" - ông Nhĩ chia sẻ.
Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, có nhiều cách nâng cao chất lượng GV chứ không phải chỉ áp dụng các tiêu chuẩn cứng nhắc trên. Theo ông, điều quan trọng là làm từ gốc, tức là cần siết chặt đầu vào các trường sư phạm; tổ chức dạy, học, kiểm tra đánh giá nghiêm túc để đào tạo, cho ra trường những GV thật sự có chất lượng. Thay đổi cách thi tuyển công chức GV sao cho thực chất, công bằng, hiệu quả.
Ông Lâm cũng nhấn mạnh để khuyến khích GV tự hoàn thiện mình thì đi kèm chuẩn mới cần có chế độ lương, thưởng tương xứng với các mức độ khác nhau theo bảng đánh giá GV. "Nếu Bộ GDĐT ban hành các loại chuẩn cho GV, trong khi lương thì không đạt chuẩn để lo đủ cho đời sống của họ thì thật vô lý".
"Dĩ nhiên việc chuẩn hóa GV là yêu cầu thiết thực, tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận lại thực tế rằng lương GV hiện nay đa phần còn chưa đủ sống. Nhất là những người có gia đình và trên 30 tuổi, việc tự hoàn thiện năng lực trong khi còn phải lo cơm áo, gạo tiền là điều không dễ. Vì vậy cần phải có những chính sách để "chuẩn" về mặt đời sống của GV trước đã" - PGS-TS Trần Xuân Nhĩ cùng chung quan điểm.
Theo Dân Việt
2.700 giáo viên trước nguy cơ mất việc, Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn Bên lề kỳ họp thứ 8 (bất thường) của HĐND TP Hà Nội sáng nay, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đề nghị xem xét tuyển dụng giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy. Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Liên quan đến câu chuyện nhiều giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn, Đông Anh, Mỹ Đức kêu cứu vì...