Vietnam Airlines mở 2 đường bay quốc tế đến Phú Quốc
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ mở 2 đường bay mới giữa Singapore và Siêm Riệp đến Phú Quốc, mở đường cho những dự án quan trọng trong chương trình phát triển Phú Quốc trở thành “đặc khu kinh tế” lớn của đất nước trong tương lai.
Kế hoạch mở 2 đường bay này đã được công bố sáng nay (24/9). Theo đó, đường bay giữa Phú Quốc – Singapore sẽ được khai thác từ ngày 2/11 tới,với tần suất 2 chuyến/tuần bằng máy bay A321 và đường bay Phú Quốc -Siêm Riệp sẽ khai thác từ ngày 18/12với tần suất 3 chuyến/tuần bằng máy bay ATR-72.
Đây là 2 đường bay quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc do Vietnam Airlines khai thác, mở đường cho những dự án quan trọng trong chương trình phát triển Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế lớn của đất nước trong tương lai.
Vietnam Airlines sẽ khai thác 2 đường bay quốc tế Phú Quốc – Singapore và Phú Quốc – Siêm Riệp
Ông Trịnh Ngọc Thành – Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines – cho biết, trong những năm qua, lượng khách du lịch đến Phú Quốc bằng đường hàng không luôn tăng trưởng ở mức hai con số. Năm 2013, sân bay quốc tế Phú Quốc đã tiếp nhận xấp xỉ 700.000 lượt khách, tăng 39% so với năm 2012, trong đó khách quốc tế chiếm 37%. Phú Quốc nằm trong chiến lượt tổng thể phát triển thành đặc khu kinh tế quan trọng của đất nước nên nhu cầu đi lại giữa Phú Quốc với các tỉnh thành và thế giới sẽ tăng cao, dự báo ở mức 10-15%/năm.
Giá vé khứ hồi trên đường bay Phú Quốc – Singapore là 388.000 đồngđược áp dụng khi hành khách xuất vé từ 26/9-30/11 và khởi hành trong giai đoạn từ 2/11-30/11. Giá vé khứ hồi trên đường bay Phú Quốc – Siêm Riệp là 1.338.000 đồng, xuất vé từ 30/9-31/12/2014, khởi hành từ 18/12/2014-31/1/2015.
Được biết, để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đảo Phú Quốc, ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 178 phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc thành Trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây Nam đất nước, từng bước hình thành một Trung tâm du lịch, giao thương mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Video đang HOT
Mới đây, Chính phủ đã đề xuất Bộ Chính trị thành lập Đặc khu kinh tế Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang với cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt, vượt trội, đủ sức cạnh tranh quốc tế để thu hút mạnh đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài.
Việc mở 2 đường bay này nhằm mang lại sự kết nối thuận tiện giữa Phú Quốc với thế giới, tạo cú hích cho phát triển du lịch Phú Quốc. Trong thời gian tới, Vietnam Airlines có kế hoạch mở thêm các đường bay quốc tế từ Phú Quốc đến các điểm đến Đông Nam Á để tiếp tục hoàn thiện mạng đường bay, góp phần phát động du lịch theo chương trình “5 quốc gia – 1 điểm đến” của cả nước và khu vực.
Cũng tại Phú Quốc, sắp tới Tập đoàn Vingroup sẽ khai trưởng Khu nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Phú Quốc vào ngày 1/11 tới, đây cũng sẽ là nơi tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014, một trong những sự kiện văn hóa được chờ đợi trong năm.
Công Quang
Theo Dantri
"Cần lập bản đồ Trường Sa trước khi Trung Quốc xây xong đảo!"
Nhà phân tích của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho rằng Philippines và Việt Nam nên phối hợp để "trắc địa một cách chính xác" quần đảo Trường Sa ở Biển Đông trước khi Trung Quốc xây xong các đảo nhân tạo ở khu vực.
Ảnh vệ tinh cho thấy tàu nạo vét của Trung Quốc đang biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Trong bài phỏng vấn được đăng tải bởi hãng tin Đức Deutsche Welle vào ngày 19/9 vừa qua, nhà phân tích Gregory Poling của trung tâm CSIS cho rằng các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Trường Sa khiến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc "trở nên khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể" giải quyết được.
"Trong khi chờ đợi, một điều mà cả Manila và Hà Nội cần phải làm là phải tập trung cắt đứt nỗ lực che giấu tình trạng thực sự của các thực thể (ở Trường Sa) bằng cách trắc địa một cách chính xác các thực thể đó, trước khi các hoạt động bồi đắp đất làm việc xác định địa lý gốc của chúng không thể xác định được", ông Poling cho hay.
Poling, chủ tịch của Cơ quan nghiên cứu Đông Nam Á tại CSIS đưa ra gợi ý trên trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang tiếp tục thực hiện các hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, nhất là ở quần đảo Trường Sa.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin mới đây cũng đã bày tỏ lo ngại, từ các hoạt động bồi đắp đất trên, Trung Quốc đang xây một căn cứ quân sự ở Biển Đông.
Trên thực tế, vào ngày 9/9, Hải quân Philippines cũng cho biết họ đã thấy các cấu trúc giống với các ngọn hải đăng ở hai bãi ngầm ở Biển Đông.
Cùng ngày, BBC cũng đưa vấn đề ra ánh sáng khi đăng tải phóng sự "Nhà máy tạo đảo của Trung Quốc", vạch trần những "đảo mới" đang được tạo ra "theo chỉ thị của nhà nước Trung Quốc".
Poling cho rằng "không hề có sự tình cờ" khi Trung Quốc chọn xây các đảo nhân tạo trên 5 thực thể ở Biển Đông, "tình trạng của chúng (là đảo, đá, hay phần nhô lên khi thủy triều xuống thấp) đều là một phần của vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc ở Tòa Trọng tài thường trực".
"Có vẻ như Trung Quốc đang cố gắng thay đổi sự thật trên thực địa để làm cho tòa khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể, xác định tình trạng gốc của những thực thể này là gì", ông cho hay.
Thay đổi hiện trạng không ảnh hưởng đến pháp lý
Tuy nhiên, nhà phân tích Poling cho biết ông hoài nghi về khả năng hoạt động bồi đắp đất trên của Trung Quốc "có thể ảnh hưởng đến thực trạng pháp lý của những thực thể này" ở Biển Đông.
Ông giải thích: "Phần lớn các học giả pháp lý đều đưa ra kết luận rằng bồi đắp đất không thể thay đổi được thực trạng của một thực thể. Nó chỉ có thể tạo ra một "đảo nhân tạo", mà theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, không tạo ra bất kỳ quyền nào. Dĩ nhiên, nếu hoạt động bồi đắp làm cho các tòa án trong tương lai không thể xác định được thực trạng gốc của những thực thể này, thì khi đó hoạt động của Trung Quốc chắc chắn có thể cản trở tiến trình pháp lý".
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Rappler của Philippines vào ngày 26/6, chuyên gia luật biển Jay Batongbacal cũng cho rằng hoạt động bồi đắp của Trung Quốc về mặt luật pháp không hề hủy hoại vụ kiện của Philippines như tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines hồi tháng 5.
"Những hoạt động này diễn ra sau khi vụ kiện được đưa ra. Chúng không thể ảnh hưởng đến tính chất của vụ kiện. Về mặt pháp lý, chúng không hủy hoại vụ kiện", ông giải thích.
Theo Batongbacal, giám đốc Đại học Viện Philippines về Quan hệ hàng hải và Luật Biển, điều hủy hoại vụ kiện là "áp dụng thực tế" liên quan đến "chiến lược cải bắp" của Trung Quốc.
Dẫn lời Thiếu tướng Zhang Zhaozhong của quân đội Trung Quốc, tờ New York Times từng cho rằng chiến lược cải bắp là bao vậy một khu vực tranh chấp bằng "rất nhiều tàu bè, ngư dân, tàu ngư chính, tàu hải cảnh, tàu chiến hải quân, giống như bọc lót hòn đảo bằng tầng tầng lớp lớp các lá của cải bắp".
Vũ Quý
Theo Dantri
4 người đàn ông vật lộn cứu cô gái tự tử tại sông Sài Gòn Trong khi 2 người đàn ông vật lộn với dòng nước để giữ cô gái thì 2 thanh niên khác lấy canô kịp thời ra cứu vớt cả 3 người. Khoảng 15h30' chiều 21/9, do buồn chuyện riêng của gia đình bên phía nhà chồng, chị N.T.T.T. (22 tuổi, ngụ Đồng Nai), tạm trú tại nhà chồng ở khu vực ngã tư Tân...