Việt Nam sẽ hội chẩn trực tuyến ca bệnh ung thư với Nhật Bản
GS. TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết thời gian tới, BV sẽ được Trung tâm ung thư Quốc gia Nhật Bản đào tạo nhiều kỹ thuật hiện đại trong dự phòng, điều trị ung thư. Các ca bệnh khó cũng được hội chẩn trực tuyến để cùng tìm phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân.
Tại Lễ kí kết thỏa thuận hợp tác giữa Bệnh viện K và Trung tâm ung thư Quốc gia Nhật Bản diễn ra ngày 16/4, GS Thuấn cho biết tại Việt Nam, các ca mắc mới ung thư vẫn đang ngày càng gia tăng, với khoảng 126.000 ca mắc mới mỗi năm.
Riêng tại BV K, trung bình mỗi năm tiếp nhận khoảng 400.000 bệnh nhân đến khám và điều trị khoảng 40.000 trường hợp/năm. Hiện bệnh viện K có 3 cơ sở. Dự kiến năm 2020, tổng số giường bệnh của Bệnh viện sẽ nâng lên khoảng 2.500 giường.
Theo ông Thuấn, Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền y học tiên tiến thế giới, với nhiều bệnh viện uy tín và lâu năm trong lĩnh vực dự phòng, chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị ung thư. Trung tâm Ung thư quốc gia Nhật Bản (NCC) được thành lập năm 1962 là bệnh viện đầu tiên chuyên về chăm sóc y tế tiên tiến và chuyên sâu. Đây cũng là bệnh viện đầu tiên tại Nhật Bản và là bệnh viện thứ hai trên thế giới được trang bị máy xạ trị proton. Trung tâm Ung thư quốc gia Nhật Bản được coi là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điều trị ung thư kĩ thuật cao tại Nhật Bản và khu vực.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K và Trung tâm ung thư Quốc gia Nhật Bản kí kết hợp tác.
Video đang HOT
Với thỏa thuận hợp tác này, Bệnh viện K và Trung tâm ung thư Quốc gia Nhật Bản sẽ phối hợp thực hiện các nghiên cứu về ung thư, tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề, sinh hoạt khoa học và đẩy mạnh hợp tác về đào tạo cho bác sĩ, cán bộ y tế. Trong đó chú trọng đào tạo về các kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất trong dự phòng, điều trị ung thư như xạ trị proton, ion hạt nặng để chuẩn bị triển khai các phương pháp này tại bệnh viện K trong thời gian tới.
Bệnh viện K cũng sẽ liên tục cử cán bộ sang Nhật để học hỏi thêm về chuyên môn, nghiệp vụ. Bệnh viện K cũng sẽ xem xét nguyện vọng của bệnh nhân để có thể gửi sang Nhật Bản điều trị. Sự hợp tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân ung thư của Bệnh viện K nói riêng và chuyên ngành ung thư của Việt Nam nói riêng.
Ngoài ra, thông tin tại buổi lễ ký kết, giám đốc Bệnh viện K cho biết, Bệnh viện Trung tâm ung thư Quốc gia Nhật Bản đồng thuận nhất trí cao trong việc trao đổi bệnh nhân giữa hai nước Việt – Nhật nhằm nâng cao hiệu quả trong điều trị ung thư.
“Các chuyên gia bệnh viện K và Trung tâm ung thư Quốc gia Nhật Bản sẽ tiến hành hội chẩn trực tuyến những ca bệnh đặc biệt, cùng trao đổi kinh nghiệm về các phương pháp, phác đồ điều trị, những bệnh nhân đang có nhu cầu điều trị bằng proton, ion nặng sẽ được giới thiệu sang Trung tâm ung thư Quốc gia Nhật Bản điều trị. Và đặc biệt với những người Nhật (gốc Việt) có mong muốn về Việt Nam sẽ được y bác sĩ giới thiệu và điều trị tại Bệnh viện K”- GS.TS Trần Văn Thuấn cho hay.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Nhật Bản thử nghiệm hệ thống dự báo tội phạm dùng trí tuệ nhân tạo
Cảnh sát Nhật Bản dự kiến sẽ đưa vào dùng thử hệ thống dự báo tội phạm, nhằm dự đoán và phỏng đoán hành động phạm tội sử dụng các thuật toán trí thông minh nhân tạo.
Cảnh sát Nhật Bản làm nhiệm vụ (Ảnh minh họa: AFP)
Theo Kyodo, cảnh sát tỉnh Kanagawa, nằm gần thủ đô Tokyo, Nhật Bản hy vọng sẽ có thể đưa hệ thống dự báo tội phạm vào sử dụng thử nghiệm trước kỳ Thế vận hội 2020. Đây là hệ thống sẽ phân tích dữ liệu tội phạm, dự đoán hành động tiếp theo của kẻ phạm tội cũng như địa điểm mà chúng có thể thực hiện hành vi phạm pháp nhằm giúp cảnh sát có những biện pháp ngăn chặn kịp thời trước khi diễn ra.
Cảnh sát sẽ tiến hành tuần tra những "điểm nóng" trong những khoảng thời gian được hệ thống gợi ý nhằm đảm bảo an toàn, trong khi phần mềm cũng giúp đẩy nhanh tiến độ điều tra vụ án.
Kyodo trích nguồn tin cho biết hệ thống dự báo sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu sâu, ứng dụng trí thông minh nhân tạo phân tích một nền tảng dữ liệu khổng lồ. Nó sẽ sử dụng các kiến thức về tội phạm học và các thuật toán xác suất, thống kê nhằm đưa ra dữ liệu về thời gian, địa điểm, điều kiện thời tiết, địa lý và các đặc điểm khác của hành vi phạm tội trong quá khứ. Ngoài ra, thuật toán cũng sẽ sử dụng dữ liệu từ mạng xã hội của những người nghi có thể phạm tôi.
Cảnh sát Kanagawa đã bắt đầu nghiên cứu tính khả thi của hệ thống vào hồi năm ngoái và dự kiến sẽ nghiên cứu chung với sự trợ giúp của các doanh nghiệp tư nhân vào mùa xuân năm nay trước khi đưa hệ thống này vào thực tiễn.
Tháng 12 năm ngoái, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã thành lập một ủy ban tư vấn riêng về vấn đề ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong hoạt động của cảnh sát.
Hệ thống dự báo tội phạm đã được sử dụng tại Los Angeles, Mỹ nhưng nó vấp phải ý kiến trái chiều do lo ngại về việc xâm phạm đời tư và quyền con người.
Ông Toyoaki Nishida, giáo sư về khoa học thông tin tại đại học Kyoto, Nhật Bản nhận định các biện pháp phòng ngừa sẽ được áp dụng nếu phần mềm cho ra kết quả rằng tội phạm có xu hướng gây án tại khu vực cụ thể vào thời điểm nhất định. Tuy nhiên, ông Nishida cũng cảnh báo phương pháp này có thể khiến cảnh sát tuần tra ở một khu vực với tần suất cao hơn và khiến dân cư cảm thấy bất tiện.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Phạm Công Danh nhiều lần bị nhắc nhở, ngắt lời tại toà Trong phiên tòa chiều 10.1, mặc dù sức khỏe bị cáo Phạm Công Danh không đảm bảo, HĐXX vẫn tiến hành xét hỏi nhưng cho bị cáo này ngồi trả lời. Liên quan đến việc vay tiền tại 3 ngân hàng (Sacombank, TPBank, BIDV) gây thất thoát cho VNCB số tiền lên đến 6.126 tỷ, bị cáo Phạm Công Danh nhận phần sai...