Việt Nam nói về tin Trung Quốc sắp quân sự hóa xong đảo nhân tạo
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 30.3, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định, các bên liên quan cần tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm và không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, đe dọa đến an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin CSIS cho rằng Trung Quốc sắp hoàn thiện xây dựng các công trình quân sự lớn xây dựng phi pháp trên các đảo của Việt Nam và sẵn sàn triển khai vũ khí bất cứ lúc nào, ông Lê Hải Bình cho biết: “Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác minh thông tin này. Tuy nhiên một lần nữa Việt Nam khẳng đinh có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyên của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng tôi cho rằng các bên liên quan cần tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm và không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, đe dọa đến an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông”.
Trước đó, hãng tin Reuters dẫn thông tin từ tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMIT) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho biết dường như Trung Quốc sắp hoàn thiện các công trình quân sự lớn trên ba đảo nhân tạo bao gồm Subi, Vành Khăn, và Chữ Thập mà nước này xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa.
Video đang HOT
Các chuyên gia của CSIS cho rằng Trung Quốc có thể triển khai máy bay chiến đấu và các vũ khí quân dụng hạng nặng khác đến những đảo này bất cứ lúc nào.
Liên quan đến phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc – Philippines sắp đàm phán song phương về Biển Đông, ông Lê Hải Bình cho hay: “Quan điểm nhất quán của Việt Nam là hoan nghênh các bên tranh chấp ở Biển Đông giải quyết các bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, hữu nghị, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước của LHQ về Luật Biển 1982. Đối với các tranh chấp liên quan đến 2 bên thì giải quyết thông qua các biện pháp song phương còn đối với các tranh chấp liên quan đến nhiều bên thì phải có sự tham gia của các bên liên quan.
Trả lời câu hỏi về trường hợp bé gái người Việt Nam bị sát hại tại Nhật Bản, ông Lê Hải Bình cho biết: “Trước hết phải nói rằng tất cả chúng ta đều hết sức đau buồn trước thông tin này. Chúng tôi lên án mạnh mẽ mọi hành vi sát hại vô nhân tính nhằm vào bé gái Việt Nam ở Nhật Bản.
Chúng tôi cũng xin gủi đến gia đình lời chia buồn sâu sắc nhất và mong muốn gia đình sớm vượt qua nỗi đau thương mất mát này. Như tất cả đã biết ngay sau khi xảy ra vụ việc BNG đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản làm việc cụ thể và sát sao với các bên liên quan phía Nhật bản và đề nghị phía Nhật Bản điều tra làm rõ vụ việc. Chúng tôi tin tưởng rằng Nhật Bản sẽ truy bắt hung thủ và tìm ra nguyên nhân sớm.
Hiện nay ĐSQ Việt Nam tại Nhật Bản đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của nhật Bản để theo sát vụ việc và sớm đưa vụ việc ra ánh sáng”.
Về thông tin 43 người Việt Nam bị bắt Solomon, ông Lê Hải Bình thông tin, ĐSQ Việt Nam tại Australia kiêm nhiệm Solomon vẫn đang làm việc với các cơ quan chức năng ở Solomon để xác minh thông tin về 43 ngư dân này cùng với 3 tàu cá và sẽ có các biện pháp bảo hộ phù hợp với các công dân của Việt Nam.
Theo Danviet
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Việc Trung Quốc tiếp tục bồi đắp, mở rộng, xây dựng, làm thay đổi nguyên trạng quần đảo Hoàng Sa và tổ chức du lịch ra quần đảo này, bất chấp sự quan ngại của phía Việt Nam và cộng đồng quốc tế là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước các hoạt động gần đây của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như cho tàu Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ tải trọng 10.000 tấn đưa 300 khách ra đảo Ốc Hoa; xây dựng cảng hàng không với đường băng 3.500m ở Đảo Cây; lấn biển ở khu vực cụm đảo An Vĩnh..., Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:
"Việt Nam một lần nữa khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa.
Việc Trung Quốc tiếp tục bồi đắp, mở rộng, xây dựng, làm thay đổi nguyên trạng quần đảo Hoàng Sa và tổ chức du lịch ra quần đảo này, bất chấp sự quan ngại của phía Việt Nam và cộng đồng quốc tế là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc đã đưa trái phép tàu du lịch "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Những hành động này không chỉ đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương; mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN - Trung Quốc, làm phức tạp, căng thẳng tình hình ở Biển Đông.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ và phản đối mạnh mẽ hành động nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động tương tự; tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế; có hành động thiết thực đóng góp vào việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung, cũng như duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Theo Danviet
Việt Nam lên tiếng về khả năng Philippines đàm phán Biển Đông với Trung Quốc Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ việc thảo luận các tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến nhiều bên cần được thực hiện qua hình thức đàm phán đa phương. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Giang Huy Quan điểm nhất quán của Việt Nam là hoan nghênh các bên tranh chấp ở Biển Đông...