Việt Nam mua tiểu đoàn tên lửa Bastion-P thứ ba?
Theo Tuần báo tin tức công nghiệp quốc phòng Nga, Việt Nam và Nga đã thảo luận về khả năng mua thêm một tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P thứ ba.
Phiên họp của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật-quân sự diễn ra ở thủ đô Moscow vừa qua đã đề cập tới những bước phát triển quan trọng trong quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam. Theo đó, hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này có triển vọng phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Tuần báo Tin tức công nghiệp quốc phòng Nga dẫn lời một đại diện của Nga tham gia phiên họp cho biết: “Trong điều kiện hiện tại và các hợp đồng đang chuẩn bị ký kết, Việt Nam có đầy đủ cơ hội để trong ngắn hạn trở thành đối tác hợp tác số 1 của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự ở Đông Nam Á”.
Ông này tiết lộ thêm rằng, tại cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ, hai bên đã thảo luận về việc cung cấp các mẫu vũ khí làm sẵn, mà còn đàm phán về cả lĩnh vực liên doanh cùng phát triển và mở các trung tâm dịch vụ cho các thiết bị quân sự trước đây do Liên Xô sản xuất.
Theo vị quan chức giấu tên này, trong phiên họp vừa qua, Việt Nam và Nga cũng đã thảo luận về khả năng mua thêm một tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P thứ ba, cũng như các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 và các hệ thống tên lửa phòng không.
Video đang HOT
Ngoài ra, Ủy ban cũng tiếp tục xử lý các công việc liên quan đến các hợp đồng quân sự đã ký kết trước đó. Đặc biệt, hai bên đã thảo luận về kế hoạch đóng 2 tàu hộ tống Gepard 3.9 (phiên bản chống ngầm) tiếp theo cho Hải quân Việt Nam.
Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga – Việt đã có lịch sử hơn nửa thế kỷ. Từ năm 1992, lĩnh vực này đã được thiết lập trên cơ sở thương mại. Trong khi các các thiết bị quân sự vũ khí mà Nga cấp cho Việt Nam trước đó chủ yếu đều được tài trợ không hoàn lại.
Đến năm 2008, một biên bản ghi nhớ liên chính phủ về chiến lược hợp tác kỹ thuật quân sự tầm nhìn đến năm 2020 được ký kết đã tạo ra những tiềm năng lớn cho sự phát triển MTC giữa hai nước. Vì thế, cũng trong năm đó, tổng giá trị các hợp đồng quân sự được Việt Nam ký kết với Nga lần đầu tiên vượt quá con số 1 tỷ USD, năm 2009 con số này còn tăng lên tới 3,5 tỷ USD và năm 2010 là 4,5 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua của Nga 20 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2, 12 tàu tên lửa cao tốc Project 1241.8 Molniya (2 chiếc bàn giao trực tiếp và 10 chiếc còn lại đóng theo giấy phép ở trong nước), 4 tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9, 6 tàu ngầm diesel-điện Project 636.1 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo), 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU1, 2 tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Yakhont, các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Igla và nhiều loại vũ khí khác.
Theo Tri Thức Trẻ
Chiêm ngưỡng sức mạnh loại vũ khí huyền thoại
Hôm 12/2, loại pháo mặt đất huyền thoại trong Thế chiến Thứ II có từ thời Liên Xô cũ của Nga ZIS-3 đã bước sang tuổi thứ 70.
Hiện nay loại pháo này đang phục vụ trong Tiểu Đoàn trình diễn pháo hoa thứ 449 đóng quân ở ngoại ô Moscow.
Pháo mặt đất ZIS-3 là loại pháo mặt đất cấp sư đoàn được Liên Xô sản xuất phục vụ thế chiến thứ II. Nó được các chuyên gia pháo binh đánh giá là 1 trong những loại pháo hiệu quả và đáng sợ nhất trong thế chiến thứ 2 cùng với pháo Flak 88 cuả Đức Quốc Xã. Nó còn được chính Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô khi đó đánh giá là một kiệt tác của các loại Pháo binh.
Pháo ZIS-3 có 2 ưu điểm vượt trội đó là có khung súng gọn nhẹ của pháo ZIS-2 , rất cơ động và dễ kéo, hoả lực mạnh của cỡ nòng 76,2mm. Súng được tăng cường thêm bộ phận giảm giật ở đầu nòng để cho phép súng làm việc tốt mà ko bị hư hại do độ nẩy giật khi bắn.
Pháo ZIS-3 được các binh sĩ pháo binh Hồng quân rất ưu chuộng do nó có thể hoạt động tốt trong điều kiện khắc nghiệt, độ chính xác cao và đáng tin cậy. Khung pháo nhẹ cho phép nó có thể được kéo bởi xe tải loại thường hoặc xe jeef hạng nặng thậm chí có thể kéo bằng người.
Pháo ZIS-3 ra đời và không có đối thủ cho tới tận cuối năm 1942 , nó có thể dễ dàng xuyên giáp bất cứ loại xe tăng hạng nhẹ tới hạng trung nào của Đức Quốc Xã chỉ bằng đạn xuyên giáp thông thường (AP). Nhưng đến khi các loại xe tăng mới như Tiger, Panther ra đời thì các pháo thủ Liên Xô gặp rất nhiều khó khăn.
Panther thì có thể bị tiêu diệt nếu bắn trúng sườn, nhưng giáp của Tiger thì quá tốt trước các loại đạn pháo chống tăng 76mm, chỉ có ngụy trang tốt và bắn ngang sườn ở khoảng cách rất gần mới có thể hạ được Tiger.
Sau này pháo ZIS-3 bị thay thế bởi pháo D-44 85mm uy lực hơn nhưng nó vẫn được các nước Đồng minh Liên Xô sử dụng rộng rãi.
VN được chi viện pháo ZIS-3 trong kháng chiến chống Mỹ và trở thành 1 trong những loại pháo chính yếu quan trọng nhất cuả quân đội trong các chiến dịch, chủ yếu để yểm trợ bộ binh khi chiến đấu chiếm đầu cầu với chức năng pháo mặt đất cấp sư đoàn.
Pháo ZIS-3 đã được chế tạo với số lượng lớn tới 103.000 khẩu cho đến cuối Thế chiến thứ II.
Theo khampha
Thái Lan tiếp nhận "vua chiến trường" T-84 Ngày 15//10, xưởng chế tạo máy Malyshev ở thành phố Kharkov (Ukraine) đã chuyển giao cho Quân đội Thái Lan 5 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-84U Oplot đầu tiên. Theo đại diện của nhà máy Malyshev, sau lô MBT T-84U trên, Thái Lan sẽ sớm được tiếp nhận lô xe tăng thứ 4 trong năm 2013. MBT T-84U Oplot. Việc...