Việt Nam hoan nghênh tiến triển tích cực tại Iraq
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 26/8 đã họp trực tuyến mở về tình hình Iraq.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ nhỏ tại Baghdad, Iraq. Ảnh: THX/TTXVN
Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Iraq, đồng thời là Trưởng Phái bộ LHQ Hỗ trợ Iraq (UNAMI), bà Jeanine Hennis-Plasschaert, cùng Đại sứ Iraq tại LHQ đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp.
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại New York, trình bày về tình hình Iraq thời gian qua, bà Hennis-Plasschaert cho biết chính phủ mới tại Iraq đã nỗ lực thực hiện cam kết ứng phó đại dịch COVID-19, phục hồi kinh tế và đề ra kế hoạch tổ chức bầu cử vào ngày 6/6/2021. UNAMI cùng các tổ chức LHQ đã trợ giúp chính phủ và nhân dân Iraq ổn định tình hình và đối phó với những khó khăn của đất nước.
Tuy nhiên, bà Hennis-Plasschaert cũng cho biết Iraq vẫn tiếp tục gặp khó khăn, trong đó, kinh tế suy giảm 9,7%; tỉ lệ đói nghèo tăng hơn 10%, 1/3 dân số sống dưới mức nghèo khổ, 2/5 người dân thiếu các dịch vụ xã hội cơ bản; 11 triệu học sinh, sinh viên bị gián đoạn học tập; bạo lực do giới tính tăng gấp đôi; tình trạng tham nhũng vẫn phổ biến. Ngoài ra, căng thẳng leo thang gần đây ở biên giới Iraq – Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một vấn đề lớn đối với khu vực.
Đại diện Iraq cũng khẳng định những thách thức mà Iraq đang đối mặt là rất lớn, song chính phủ Iraq quyết tâm cao nhất để đáp ứng nguyện vọng của người dân; chú trọng duy trì hoà bình và an ninh, cung cấp dịch vụ thiết yếu, chống đại dịch COVID-19, chống khủng bố và thực hiện các cải cách về chính trị và kinh tế.
Các nước thành viên HĐBA phát biểu ủng hộ chính phủ Iraq triển khai các biện pháp cải cách để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân; hoan nghênh những kết quả khả quan ban đầu và quyết định tổ chức bầu cử sớm vào tháng 6/2021.
Nhiều nước bày tỏ lo ngại về tác động sâu sắc của đại dịch COVID-19 đối với cuộc sống của người dân cũng như các vấn đề đang đặt ra đối với Iraq trong đó có khủng bố và nguy cơ từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng; kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ Iraq trong bối cảnh hiện nay và ủng hộ các nỗ lực của UNAMI và các tổ chức của LHQ trong việc trợ giúp cho Iraq; khẳng định cần tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Iraq.
Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ hoan nghênh những tiến triển tích cực tại Iraq trong thời gian qua, đặc biệt là việc thành lập chính phủ mởi và các cam kết của chính phủ trong đối phó đại dịch COVID-19, chống tham nhũng, cung cấp các dịch vụ cơ bản, cải cách nền kinh tế và củng cố các thể chế nhà nước.
Đại diện Phái đoàn Việt Nam bày tỏ lo ngại trước diễn biến của đại dịch COVID-19 và tình trạng nhân đạo tại Iraq với hàng triệu người đang đối mặt với đói nghèo; kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục thực hiện các cam kết trợ giúp cho Iraq. Trước tình hình phức tạp ở Trung Đông, Đại diện Phái đoàn Việt Nam kêu gọi tôn trọng đầy đủ độc lập chính trị, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Iraq; khẳng định đối thoại, đoàn kết và hòa hợp dân tộc là những yếu tố then chốt để ổn định đất nước.
Định kỳ 3 tháng một lần, HĐBA tổ chức họp thảo luận tình hình Iraq và việc thực hiện nhiệm vụ của UNAMI theo nghị quyết 2522 (2020) của HĐBA.
Trung Quốc nâng tầm vị thế nhờ chống Covid-19
Các quyết sách chống dịch quyết liệt đã giúp Trung Quốc nhanh chóng phục hồi kinh tế, trong khi nhiều nước vẫn chật vật đối phó Covid-19.
Trên khắp Trung Quốc, nhà hàng và phòng gym bắt đầu đông đúc trở lại. Tàu điện ngầm và sảnh chờ sân bay bắt đầu chật cứng. Học sinh đã bắt đầu quay lại trường học. Tại một số trường, học sinh được khuyến khích đeo khẩu trang nhưng không bắt buộc.
Video đang HOT
Covid-19 về cơ bản đã được khống chế tại Trung Quốc nhờ những biện pháp chống dịch quyết liệt. J.P. Morgan mới đây nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2020 từ mức 1,3% hồi tháng 4 lên 2,5%. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Thế giới (WB) và cả những tổ chức khác cũng đã nâng dự báo của họ đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn duy nhất dự kiến có tăng trưởng trong năm nay.
Cảnh đông đúc tại một ga tàu điện ngầm ở Quảng Châu tối 24/8. Ảnh: WSJ.
Theo giới chuyên gia, sự hồi phục thần kỳ của Trung Quốc sẽ giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tiến nhanh hơn để bắt kịp Mỹ. Nền kinh tế Mỹ được dự báo có thể bị thu hẹp tới 8% trong năm nay.
Nó đồng thời củng cố niềm tin rằng mô hình phát triển do nhà nước dẫn dắt của Trung Quốc, từng giúp họ vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 với thiệt hại tối thiểu, ưu việt hơn so với hệ thống kinh tế thị trường Mỹ, từ đó gia tăng vị thế của giới lãnh đạo Trung Quốc ở thời điểm cạnh tranh địa chính trị Mỹ - Trung đang tăng sức nóng chưa từng thấy.
Sản lượng kinh tế được điều chỉnh theo lạm phát của Trung Quốc năm nay sẽ đạt 11,9 nghìn tỷ USD, theo Nicholas Lardy, nhà kinh tế kiêm chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, trụ sở ở Washington. Nó bằng gần 70% sản lượng kỳ vọng của Mỹ, tăng 7 điểm phần trăm so với năm ngoái và là bước tăng lớn nhất Trung Quốc đạt được so với Mỹ trong vòng một năm.
Homi Kharas, chuyên gia cấp cao về phát triển và kinh tế toàn cầu tại Viện Brookings, nhận định Covid-19 đã đưa nền kinh tế Trung Quốc đi vào đúng quỹ đạo để có thể bắt kịp Mỹ vào năm 2028, nhanh hơn hai năm so với ước tính của ông trước thời điểm dịch bệnh bùng phát.
Mặt khác, theo Kharas, Covid-19 còn giúp nới rộng khoảng cách kinh tế của Trung Quốc so với những quốc gia xếp sau khác như Brazil hay Nga. Ấn Độ đang chao đảo vì dịch bệnh đến mức nền kinh tế của họ sẽ chỉ bằng chưa đầy 1/5 quy mô nền kinh tế Trung Quốc tính tới cuối năm nay.
"Trung Quốc sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn với tư cách nền kinh tế lớn nhất trong thế giới đang phát triển", Kharas bình luận và thêm rằng sau đại dịch, vị thế của Trung Quốc sẽ càng được củng cố vững chắc hơn khi mà Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, bị tụt lại xa hơn. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế Nhật sẽ sụt giảm 5,8% trong năm nay.
Tuy nhiên, sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc vẫn còn khá mong manh và đang xuất hiện không ít dấu hiệu cảnh báo, từ mối lo ngại về tình trạng suy thoái kép ở các đối tác thương mại cho tới các vấn đề địa chính trị. Nhiều chuyên gia vẫn nghi ngờ về các con số kinh tế của Trung Quốc. Số khác cho rằng sự hồi phục đó nếu có thật cũng không bền vững.
Daniel Rosen, đối tác sáng lập tại công ty nghiên cứu thị trường Rhodium Group, trụ sở ở New York, Mỹ, lo ngại về tình trạng nợ công của Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng không đồng đều trên cả nước và những vấn đề khó khăn trong hệ thống ngân hàng.
Theo ông, Trung Quốc những tháng gần đây chỉ sản xuất những thứ mà người dân không mua, tạm thời làm tăng các chỉ số kinh tế nhưng tạo ra tình trạng dư thừa hàng tồn kho, gây ảnh hưởng tới tăng trưởng vào cuối năm.
Dù vậy, sự phục hồi đang diễn ra đã đủ để khiến cuộc sống hàng ngày tại Trung Quốc trở nên tốt đẹp hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây.
Ren Jianmin, một tài xế công nghệ 57 tuổi ở Bắc Kinh, cho biết thu nhập của ông giảm 2/3 hồi tháng hai và tháng ba, khi Trung Quốc bị phong tỏa. Ông phải tiêu tiền tiết kiệm để trang trải cuộc sống gia đình.
Mọi chuyện bắt đầu khả quan hơn vào tháng 4. Hiện tại, Ren có thể làm việc 12 tiếng mỗi ngày, thu về 5.000 tệ (725 USD) mỗi tháng. Điều duy nhất mà ông phàn nàn là tình trạng tắc đường đã quay trở lại ở Bắc Kinh.
Ren đánh giá cao những phản ứng quyết liệt, mạnh mẽ của chính phủ nhằm kiểm soát dịch bệnh, qua đó giúp gia tăng niềm tin của công chúng. "Khả năng đối phó với dịch bệnh của các nước khác thực sự không tốt", ông nói.
Thậm chí tại Vũ Hán, nơi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc, cuộc sống cũng đã quay trở lại bình thường. Nhiều người dân không còn đeo khẩu trang trên phố và hàng quán dần dần đông đúc hơn. Những hình ảnh về một đại tiệc nước với hàng nghìn người tham gia hồi đầu tháng ở Vũ Hán đã thu hút được không ít sự chú ý trên toàn cầu.
Vũ Hán chưa ghi nhận bất kỳ ca lây nhiễm nCoV trong cộng đồng nào suốt ba tháng qua. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố bữa tiệc bể bơi "cho thấy một chiến thắng chiến lược mà Vũ Hán và chính phủ Trung Quốc đã đạt được trong cuộc chiến chống nCoV".
Đại tiệc nước ở Vũ Hán gây chú ý toàn cầu hồi đầu tháng. Ảnh: AFP.
Tại Mỹ, giới chức cảnh báo rằng trở lại cuộc sống bình thường trước dịch là một nhiệm vụ bất khả thi khi hình dung mọi hoạt động tại lớp học, nhà hàng, các buổi hòa nhạc hay trên những chuyến bay đều sẽ phải thay đổi vì yêu cầu giãn cách xã hội.
Nhưng trái lại, các biện pháp kiểm dịch của chính phủ Trung Quốc, trong đó có xét nghiệm hàng loạt và giám sát diện rộng, đã mang đến cho người dân cảm giác không lo âu khi tham gia các buổi tụ tập công cộng hay những hoạt động khác.
Theo Lardy từ Viện Peterson, khả năng hồi phục kinh tế của Trung Quốc là điều rất dễ giải thích. "Họ đã hành động vô cùng hiệu quả trong nỗ lực kiểm soát Covid-19", ông nói.
Trung Quốc là nước đầu tiên cho phép nhà máy mở cửa trở lại hồi tháng 4, giúp Bắc Kinh chiếm đáng kể thị phần trên thị trường toàn cầu. Giờ đây, với số ca nhiễm mới mỗi ngày chỉ ở mức một con số, ngành dịch vụ và bán lẻ đang dần tăng trở lại mức tiền Covid-19. Doanh số bán lẻ tháng 7 chỉ giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước dịch, Deutsche Bank ước tính kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 26% từ năm 2019 đến 2023, trong khi Mỹ là 8,5%. Hiện tại, tính đến cả tác động của Covid-19, Deutsche Bank dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 24% trong cùng khoảng thời gian trên nhưng mức tăng của Mỹ chỉ là 3,9%, chưa bằng 1/2 so với mức dự đoán ban đầu.
Cũng theo Deutsche Bank, tăng trưởng của Trung Quốc năm nay ban đầu được dự đoán vượt khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) 5,1 điểm phần trăm. Với tác động từ dịch bệnh, Trung Quốc dự kiến vượt qua eurozone với cách biệt gấp đôi con số trên.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn nhiều thử thách phải đối mặt. 1/5 sản lượng kinh tế của Trung Quốc đến từ xuất khẩu, vậy nên nó bị ảnh hưởng đáng kể bởi khả năng kiểm soát Covid-19 của các khách hàng Mỹ và châu Âu. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng phải nỗ lực ngăn chặn Covid-19 quay trở lại ở ngay trong nước mình.
Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Trung Quốc là 10.800 USD/năm, xếp thứ 71 thế giới ở thời điểm trước dịch, thấp hơn nhiều so với phương Tây, sau cả Thái Lan và Mexico, theo IMF.
Tại tỉnh Quảng Đông, Jason Zhi, giám đốc bán hàng tại một công ty linh kiện tivi, cho biết nguyên liệu thô trở nên ngày càng đắt đỏ trong bối cảnh nhu cầu thiết bị gia dụng đang phục hồi và đồng nhân dân tệ tăng giá, khiến các sản phẩm của Trung Quốc giảm tính cạnh tranh ở nước ngoài.
Theo Zhi, đơn hàng xuất khẩu của công ty ông đã tăng trở lại nhưng họ vẫn chưa thể có đủ lãi bù đắp cho những tháng thua lỗ vì dịch bệnh. "Chúng tôi sẽ khó hơn vào nửa cuối năm nay", ông nói.
Nhưng những người khác lại tỏ ra lạc quan hơn. Liu Kaiyan, quản lý một nhà nghỉ 30 phòng tại tỉnh Quý Châu, bắt đầu nhận thấy hoạt động kinh doanh được cải thiện đáng kể trong tháng 8, khi các gia đình giờ đây có xu hướng chỉ chọn đến những nơi không báo cáo ca nhiễm nCoV trong nhiều tháng.
Lượng khách đặt phòng trước hiện chỉ bằng 50% so với năm ngoái, dù nhà nghỉ đã giảm giá để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, Liu không sa thải bất kỳ ai trong số ba nhân viên của mình với hy vọng tương lai sẽ tốt hơn.
"Tổn thất là không thể khôi phục được nhưng may mắn thay, chúng tôi đều an toàn và Covid-19 đã được kiểm soát", Liu nói và thêm rằng cô hy vọng lượng khách du lịch sẽ tăng lên trước khi kết thúc mùa hè.
Tại Bắc Kinh, nơi phòng gym bị đóng cửa suốt thời gian dài, phòng tập yoga do Wang Juanli quản lý chật kín người vào một ngày tháng 8 gần đây. Wang cho biết trong thời gian dịch hoành hành, cô phải chật vật để trả lương nhân viên và tiền thuê nhà, trong khi hai phòng gym gần đó đã phải đóng cửa.
Phòng tập của Wang được phép nối lại các lớp tập yoga 1-1 từ tháng 4. Các quy định mới yêu cầu cô phải dọn dẹp, tẩy trùng phòng tập trước và sau mỗi lớp học. Wang cũng phải giảm số lượng thành viên mỗi lớp do quy định về giãn cách. Cô đã giảm giá để thu hút thêm khách hàng. Dù vậy, Wang vẫn tự tin mình đang có bước đi vững chắc.
"Sau dịch, mọi người sẽ quan tâm hơn tới sức khỏe và nhận ra tầm quan trọng của việc giữ gìn vóc dáng", cô nói.
Người dân đi tắm biển ở Hạ Môn, Trung Quốc, hồi cuối tuần trước. Ảnh: WSJ.
Tân Thủ tướng Triều Tiên lần đầu xuất hiện Tân Thủ tướng Triều Tiên Kim Tok-hun đã trực tiếp đến tỉnh Bắc Hwanghae chỉ đạo khắc phục hậu quả đợt mưa lũ kéo dài. Đây là lần đầu tiên ông xuất hiện trước truyền thông từ khi nhậm chức. Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 19/8 cho hay tân Thủ tướng Kim Tok-hun, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị...