Việt Nam đề cao tầm quan trọng của việc bầu cử đúng thời hạn ở Libya
Ngày 10/9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp nghe báo cáo về tình hình Libya và hoạt động của Phái bộ hỗ trợ của LHQ tại nước này (UNSMIL) với sự tham dự của ông Jan Kubis, Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Libya, và bà Asma Khalifa, đồng sáng lập viên tổ chức Phong trào Phụ nữ Tamazight.
Tại đây, Việt Nam đề cao tầm quan trọng của việc tổ chức bầu cử đúng thời hạn ở Libya.
Ngày 8/9/2021, HĐBA LHQ đã thảo luận mở về Tiến trình chuyển tiếp từ các hoạt động gìn giữ hòa bình. Ảnh: TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, các báo cáo viên ghi nhận tình hình an ninh tại Libya thời gian qua đã trở nên ổn định hơn và thỏa thuận ngừng bắn tiếp tục được tuân thủ, song bày tỏ quan ngại về việc các bên liên quan ở Libya chưa đạt thống nhất về cơ sở pháp lý để tiến hành bầu cử Tổng thống và bầu cử Nghị viện theo đúng thời hạn 24/12/2021.
Ông Jan Kubis cho biết UNSMIL đã và đang tiếp tục nỗ lực để hỗ trợ tiến trình chuyển tiếp chính trị hướng tới bầu cử ở Libya và sẽ sớm triển khai nhóm giám sát viên dân sự nhằm hỗ trợ cơ chế giám sát thỏa thuận ngừng bắn. Bà Asma Khalifa kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Libya nỗ lực tối đa để bảo đảm bầu cử diễn ra đúng hạn, công bằng và minh bạch, tránh để Libya rơi vào bất ổn như đã từng xảy ra.
Video đang HOT
Trong phát biểu, các nước thành viên HĐBA chia sẻ quan ngại về các thách thức đối với quá trình chuẩn bị cho bầu cử ở Libya, kêu gọi các bên liên quan nỗ lực giải quyết khác biệt để thiết lập cơ sở pháp lý cho bầu cử. Các nước cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn cũng như chấm dứt sự hiện diện của tất cả các lực lượng nước ngoài, trong đó có lính đánh thuê trên lãnh thổ Libya. Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Libya tại LHQ nhấn mạnh chính phủ lâm thời Libya và các bên liên quan đang nỗ lực thúc đẩy cơ sở pháp lý và tài chính để tổ chức bầu cử đúng hạn.
Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ chia sẻ quan ngại về những tiến triển còn hạn chế trong tiến trình chính trị ở Libya thời gian qua, kêu gọi các bên liên quan ở Libya tiếp tục nỗ lực bảo đảm bầu cử diễn ra theo đúng lộ trình đã thống nhất, trong đó có giải quyết vấn đề cơ sở pháp lý và bảo đảm sự tham gia của phụ nữ và thanh niên.
Đại sứ kêu gọi các bên liên quan tăng cường các nỗ lực đối thoại và hòa giải, giải quyết khác biệt và tăng cường xây dựng lòng tin, triển khai đầy đủ các nội dung của thỏa thuận ngừng bắn, trong đó có cơ chế giám sát ngừng bắn do người Libya dẫn dắt và làm chủ dưới sự hỗ trợ của UNSMIL.
Đại sứ bày tỏ ủng hộ việc tiếp tục gia hạn nhiệm vụ của UNSMIL trong thời điểm quan trọng hiện nay; kêu gọi tăng cường các nỗ lực hỗ trợ nhân đạo, thúc đẩy tái thiết kinh tế ở Libya và đánh giá cao nỗ lực của các bên ở Libya trong rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh dưới sự hỗ trợ của Văn phòng LHQ về hành động bom mìn (UNMAS).
Kiên Giang xét nghiệm cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế trong các khu cách ly
Sau khi phát hiện 13 trường hợp nghi nhiễm COVID-19 (dương tính lần 1 với virus SARS-CoV-2), tỉnh Kiên Giang đã quyết định xét nghiệm toàn bộ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ đang làm việc trong các khu cách ly.
Các khu cách ly tại Hà Tiên đã được mở rộng tối đa - Ảnh: P.VŨ
Ngày 27-2, Thường trực UBND tỉnh Kiên Giang chủ trì cuộc họp trực tuyến với các huyện, thành phố về công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Theo ngành y tế tỉnh, từ ngày 24 đến 26-2 đã có hơn 150 người nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. Qua lấy mẫu xét nghiệm đã ghi nhận 13 trường hợp nghi nhiễm COVID-19. Hiện các trường hợp nghi nhiễm đã được chuyển đến Trung tâm Y tế TP Hà Tiên theo dõi sức khỏe.
Bác sĩ Cao Thành Nam - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang - cho biết lượng người nhập cảnh về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên những ngày qua tăng đột biến do dịch bệnh đang tái bùng phát tại Campuchia.
Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang Hà Văn Phúc cho biết thêm các trường hợp nghi nhiễm đã được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 lần hai và trong ngày 27-2 sẽ có kết quả.
Theo thông tin từ lãnh đạo TP Hà Tiên, sau khi ghi nhận có ca nghi nhiễm COVID-19, TP Hà Tiên đã phân luồng, điều tra dịch tễ, cách ly riêng 182 trường hợp tiếp xúc gần với những người nghi nhiễm.
Đồng thời phun khử trùng khu vực cửa khẩu, khu cách ly tập trung, kiểm soát chặt chẽ khu cách ly tránh tình trạng lây nhiễm chéo và mở rộng lấy mẫu xét nghiệm nhân viên y tế, nhân viên phục vụ...
Lãnh đạo TP Hà Tiên kiến nghị tỉnh Kiên Giang tiếp tục hỗ trợ TP Hà Tiên thực hiện công tác xét nghiệm, kích hoạt khu cách ly ở các huyện lân cận để giảm tải cho TP khi có tình huống xấu xảy ra.
Hiện tại, các khu cách ly tập trung ở khu vực Hà Tiên có thể đón khoảng 2.500 người.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đã quyết định sẽ xét nghiệm toàn bộ cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ tại các chốt chặn, các khu cách ly trên địa bàn.
Việt Nam là quốc gia duy nhất trong ASEAN thăng hạng quyền lực mềm toàn cầu Vị trí của Việt Nam cũng được cải thiện, tăng 2,5 điểm, nâng thêm 3 bậc, từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được thăng hạng về quyền lực mềm toàn cầu. Việt Nam nâng hạng về quyền lực mềm toàn cầu nhờ thành tích chống dịch - Ảnh: N.BÌNH Theo thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), Việt Nam...