Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học
Theo bảng xếp hạng Nature Index 2018 do tổ chức Nature Research vừa công bố, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị dẫn đầu danh sách các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu trong nước về nghiên cứu khoa học.
Danh sách 10 tổ chức nghiên cứu Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng Nature Index 2018
Vị trí xếp hạng được đánh giá dựa trên 2 yếu tố: AC và FC. AC (Article Count) là số bài báo khoa học công bố trên những tạp chí có ảnh hưởng cao. Nếu bài báo được thực hiện bởi các tác giả ở nhiều quốc gia thì mỗi nước được tính 1 bài.
FC (Fractional Count) là số bài báo của một đơn vị sau khi đã điều chỉnh cho mức độ đóng góp của mỗi nước cho bài báo. Nếu bài báo có 10 tác giả, thì mỗi tác giả được chấm 1/10 điểm.
Năm 2018, số bài báo AC của Việt Nam là 73, nhưng số bài báo tính theo FC chỉ là 12,56. Trong đó, ngành Khoa học Vật lý chiếm số điểm FC cao nhất – 6,2 điểm. Tiếp theo sau là ngành Khoa học sự sống với 3,18 điểm FC. Ngành Khoa học Môi trường và Trái đất có 2,46 điểm. Cuối cùng là ngành Hoá học có 1,8 điểm.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu của Việt Nam với 32 điểm AC; 2,6 điểm FC.
Đứng thứ 2 là Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội với 29 điểm AC; 2,21 điểm FC. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xếp thứ 3 với điểm AC khá cách biệt – 5 điểm, tuy nhiên điểm FC bằng với Trường ĐH Khoa học tự nhiên và theo sau sát nút Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – 2,21 điểm.
Chính nhờ điểm FC mà Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được xếp hạng thứ 3 Việt Nam mặc dù có điểm AC thấp hơn 4 đơn vị khác là Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM), Viện các bệnh Truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia.
Video đang HOT
Theo sau các đơn vị này là Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân.
So với năm 2017, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu.
Đơn vị dẫn đầu bảng xếp hạng Nature Index trên toàn thế giới năm 2018 là Viện Khoa học Trung Quốc với điểm AC là 4.088 và điểm FC là 1510,38. Với khoảng 60.000 nhà khoa học đang làm việc ở 114 cơ sở của Viện, Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) có trụ sở ở Bắc Kinh đang là tổ chức nghiên cứu lớn nhất thế giới. Đây cũng là đơn vị thống trị bảng xếp hạng trong năm thứ 3 liên tiếp. Phần lớn số bài báo của Viện này là ở lĩnh vực Hoá học.
CAS là đơn vị đóng vai trò quan trọng trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng nhằm kích thích thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đẩy mạnh khoa học công nghệ trong khu vực cũng như ở Trung và Đông Âu. CAS cam kết cho 32 triệu USD trong vòng 5 năm tiếp theo cho Chương trình Vành đai và Con đường kỹ thuật số dữ liệu lớn.
Vị trí thứ 2 thuộc về ĐH Harvard của Mỹ với điểm AC 2.233, điểm FC là 889,47. Hai đại học danh giá khác của Mỹ là ĐH Stanford và Viện Công nghệ Massachusetts giành vị trí thứ 5 và thứ 6. Một số đơn vị của Đức, Pháp, Nhật Bản, Anh cũng lọt vào top 10 đơn vị đứng đầu bảng xếp hạng.
Mỗi năm, Nature Index công bố bảng xếp hạng dựa trên số lượng nghiên cứu chất lượng cao của năm trước đó. Tuy nhiên, điều quan trọng cần hiểu là dữ liệu được xét để đưa ra bảng xếp hạng này dựa trên tỷ lệ tương đối nhỏ trên tổng số các bài báo nghiên cứu.
Bảng xếp hạng này chỉ xét những nghiên cứu trong ngành khoa học tự nhiên và đầu ra không được chuẩn hoá. Điều này có nghĩa là bảng xếp hạng không phản ánh quy mô của quốc gia hay của đơn vị nghiên cứu, hoặc số lượng nghiên cứu tổng thể. Cơ quan thực hiện bảng xếp hạng này khuyến khích người dùng nên kết hợp thông tin từ Nature Index với các nguồn tin khác để có cái nhìn toàn diện.
Nguyễn Thảo
Theo vietnamnet
GS Nguyễn Văn Tuấn: Số bài báo khoa học không phản ánh chất lượng giáo sư
Không đại học nào ở các nước tiên tiến đưa ra những con số về bài báo khoa học để bổ nhiệm chức vụ giáo sư như Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales (Australia) chia sẻ về quy định công nhận chức danh giáo sư và phó giáo sư do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành.
Theo quyết định số 37/2018 của Thủ tướng quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, có hiệu lực từ ngày 15/10, ứng viên giáo sư phải là tác giả chính của ít nhất 3 bài báo khoa học, phó giáo sư 2 bài báo khoa học trên các tập san có bình duyệt. Từ ngày 1/1/2020, ứng viên giáo sư cần là tác giả chính của ít nhất 5 bài báo khoa học đã công bố, ứng viên phó giáo sư là 3 bài.
Có thể xem quy định mới đã tiến bộ hơn, nhưng vẫn chưa đủ và chưa hợp lý, vì chưa xem trọng phẩm chất khoa học.
GS Nguyễn Văn Tuấn.
Điểm tiến bộ là yêu cầu công bố khoa học trên các tập san có bình duyệt, tuy nhiên chỉ tiến bộ khi so với trước đây, chứ chưa phải so sánh với các đại học thuộc các nước tiên tiến trong vùng và trên thế giới.
Theo Socrates, một trong những vai trò của giáo sư là học giả, hiểu theo nghĩa "scholar" trong tiếng Anh. Chính cái "học giả tính" này phân biệt giữa giáo sư đại học và thầy cô giáo trung học (cho dù cả hai nhóm đều hành nghề dạy học). Học giả hiểu theo nghĩa thông thường là người có kiến thức uyên thâm và sản sinh ra tri thức mới. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động sản sinh ra tri thức mới và giúp nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu. Do đó, công bố khoa học trên các tập san có bình duyệt phải là điều kiện cần cho quy trình bổ nhiệm chức vụ giáo sư.
Nhưng công bố khoa học quốc tế vẫn chưa phải là điều kiện đủ. Trên thế giới có hàng trăm ngàn tập san khoa học (journals) - không nói đến tạp chí (magazine), nhưng trong số này chỉ có 11.000 đến 25.000 được công nhận, tuỳ theo danh mục. Ngay cả trong những tập san được công nhận, phẩm chất khoa học và uy tín cũng rất khác nhau. Chẳng hạn tập san Medical Journal of Australia không thể xem ngang hàng với New England Journal of Medicine. Ngay cả trong một chuyên ngành cũng có nhiều tập san và uy tín cũng rất khác nhau. Do đó, đánh đồng "công bố quốc tế" giữa các tập san có thể dẫn đến đánh giá sai.
Những quy định cứng về con số bài báo (như 3 cho cấp giáo sư và 2 cho cấp phó giáo sư) có phần phiến diện, vì không phản ánh phẩm chất. Như đã nói, một công trình trên tập san như New England Journal of Medicine, Nature, Nature Genetics, Science, Cell có giá trị nhiều lần so với nhiều bài trên tập san có uy tín thấp, bởi vì phẩm chất khoa học của các công trình trên những tập san lừng danh đó cao hơn nhiều so với tập san "làng nhàng". Ngay cả trong cùng một chuyên ngành, người ta chỉ cần nhìn vào tên tập san là đã có ý tưởng về đẳng cấp và phẩm chất khoa học ra sao. Do đó, quy định cứng về con số bài báo sẽ dẫn đến tình trạng chạy số mà xao lãng phần phẩm chất nghiên cứu khoa học. Trong nhiều trường hợp, phẩm quan trọng hơn lượng.
Một trong những vấn nạn khoa học hiện nay là hiện tượng "tập san dỏm" hay "predatory journals". Đây là những tập san không có tính chất học thuật mà chỉ là các cơ sở làm tiền. Các trạm xuất bản này càng ngày càng biến hóa nên rất khó phân biệt thật và giả. Nhiều trường hợp chỉ có người trong chuyên ngành và có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học mới phân biệt tập san dỏm và tập san chính thống. Trên thế giới ngày nay có đến hơn 12.000 tập san dỏm và gần 1.000 trạm xuất bản dỏm. Đa số tập san dỏm có mã số ISSN, thậm chí có trong danh mục có tiếng như Scopus. Do đó, quy định "công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN chưa đủ phân định để loại bỏ các tập san dỏm.
Có lẽ trên thế giới chỉ có Việt Nam và một số đại học ở Việt Nam đưa ra những con số về bài báo khoa học để bổ nhiệm chức vụ giáo sư. Ở các nước tiên tiến, không có một đại học nào đề ra quy định định lượng cụ thể như thế. Vấn đề không phải là công bố khoa học mà công trình khoa học có tác động hay không. Tác động trong chuyên ngành và tác động xã hội.
Trong thực tế, có rất nhiều bài báo khoa học không bao giờ được trích dẫn (tức không có tác động) và số được triển khai trong thực tế càng ít hơn. Do vậy, không thể nào chỉ nhắm đến con số bài báo mà còn phải xem xét đến tác động của nghiên cứu khoa học qua các chỉ số trắc lượng khoa học và đánh giá của chuyên gia trong chuyên ngành. Cái khiếm khuyết của định lượng hóa trong nghiên cứu khoa học là nó biến một ứng viên thành một con số. Nhưng con số thì không bao giờ phản ánh đầy đủ đóng góp của một nhà khoa học.
Cần phải nói thêm rằng, khái niệm "giáo sư" không chỉ là một nhà khoa học, mà còn là một lãnh đạo khoa học. Lãnh đạo thể hiện qua vai trò trong các hội đoàn quốc tế và quốc gia. Nói cách khác, giáo sư phải là một thành viên có đóng góp quan trọng cho nền "cộng hòa học thuật" (mượn khái niệm "cộng hòa văn chương"). Dĩ nhiên, công bố khoa học chỉ là một thành tố quan trọng, nhưng nó vẫn chưa đủ để tạo nên tư cách lãnh đạo của một giáo sư.
Tóm lại, những quy định mới về chức danh giáo sư và phó giáo sư tuy có tiến bộ so với trước đây, nhưng vẫn còn một khoảng cách quá xa so với các nước trong vùng và quốc gia tiên tiến. Những tiêu chuẩn định lượng hóa tưởng là khoa học, nhưng thật ra là phi khoa học, bởi vì không ai có thể đánh giá một nhà khoa học qua những con số. Con số bài báo khoa học không thể phân biệt được phẩm chất khoa học và tác động của các công trình nghiên cứu, mà có thể giúp mở cánh cửa cho sự xâm nhập của các tập san dỏm vào môi trường học thuật ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Tuấn hiện là giáo sư của Đại học Công nghệ Sydney (UTS) và Đại học Notre Dame Australia, nhận được nhiều lời mời giảng và hợp tác nghiên cứu từ các trường, viện của Mỹ, châu Âu, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ông có hơn 250 công trình khoa học công bố trên các tập san danh tiếng thế giới và là một trong những giáo sư y khoa được trích dẫn nhiều nhất thế giới.
GS Nguyễn Văn Tuấn
Theo Vnexpress
Những chính sách giáo dục nổi bật nào có hiệu lực từ tháng 10 Giáo sư phải có ít nhất 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế; Giáo viên sẽ được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí hay bỏ giới hạn tuổi với giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học là những chính sách giáo dục nổi bật có hiệu lực từ ngày 10/10. Giáo sư phải có ít nhất...