Viên giảm cân Giáng ngọc Eva và Men Pro New bị cảnh báo nguy hại thế nào?
Cục An toàn thực phẩm vừa ra cảnh báo sản phẩm TPBVSK Viên giảm cân Giáng ngọc Eva và TPBVSK Men Pro New của Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Quốc tế BML không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Theo chỉ đạo của Bộ Y tế về việc lấy mẫu giám sát chủ động mối nguy an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đã nhận được Phiếu kết quả kiểm nghiệm liên quan đến sản ph ẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên giảm cân Giáng ngọc Eva và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Men Pro New hộp 30 viên của Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Quốc tế BML.
Kết quả kiểm nghiệm được kèm theo báo cáo số 1521/VYTCC-DDATTP của Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh và báo cáo số 345/BC-KNH của Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm Thừa Thiên Huế, phát hiện các chất không phù hợp với Bản công bố sản phẩm đã đăng ký với Cục An toàn thực phẩm .
Cụ thể, lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên giảm cân Giáng ngọc Eva, thông tin trên nhãn: số kiểm soát 012019, hạn dùng 28/5/2022 của Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Quốc tế BML (địa chỉ: Thôn Vĩnh Mộ, xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) công bố, sản xuất tại Công ty Cổ phần Phúc Lâm (địa chỉ: Đường TS21 khu công nghiệp Tiên Sơn, phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Kết quả kiểm nghiệm mẫu lấy tại Nhà thuốc Huy Hoàng số 62 Trần Cao Vân, thành phố Đà Nẵng, phát hiện hàm lượng chất cấm Sibutramin Hydroclorid 13,96 mg/viên.
Lô sản phẩm TPBVSK Viên giảm cân Giáng ngọc Eva bị cảnh báo chứa chất cấm
Lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Men Pro New hộp 30 viên, thông tin trên nhãn: NSX: 25/12/2018 – HSD: 24/12/2021 – Lô SX: 032018 của Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Quốc tế BML công bố, sản xuất tại Công ty Cổ phần Phúc Lâm. Kết quả kiểm nghiệm mẫu lấy tại Nhà thuốc Long Châu 37, 134 Lý Thường Kiệt, phường 4, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, cho thấy hàm lượng chất Sildenafil 23583,01 6603,24g/viên.
Được biết, Sibutramin và Sildenafil là hai chất cấm do có tác dụng không mong muốn, gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.
Cụ thể, Sibutramine đã bị Cục Quản lý Dược cấm sử dụng theo công văn số 5149/QLD-CL ngày 14/4/2011 do tạo cảm giác no và không thèm ăn nhưng tăng nguy cơ co giật, đau tim, loạn nhịp tim, mất ngủ, tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt gây nguy cơ đáng kể cho những người có tiền sử bệnh mạch vành, suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim hoặc đột quỵ. Sản phẩm này cũng có thể tương tác nguy hiểm, đe dọa tính mạng với các loại thuốc khác mà người tiêu dùng có thể đang sử dụng.
Sildenafil là một hoạt chất của thuốc điều trị rối loạn cương dương Viagra. Nếu sử dụng tùy tiện hoạt chất này rất dễ gây ra các phản ứng. Mức độ nhẹ có thể chóng mặt, nhức đầu, tăng huyết áp, tăng nhịp tim còn nặng hơn có thể bị suy thận, suy gan, cương cứng dương vật kéo dài, thậm chí hoại tử, nhiễm trùng dương vật.
Video: Thực phẩm chức năng giả. Nguồn VTV
Cục An toàn thực phẩm đã thành lập Đoàn kiểm tra phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hải Dương kiểm tra, xác minh tại trụ sở Công ty (địa chỉ Thôn Vĩnh Mộ, xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) ghi nhận tại địa chỉ này có treo biển Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Quốc tế BML, tuy nhiên Công ty thực tế có biểu hiện không hoạt động tại địa chỉ này.
Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương xử lý vụ việc. Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, trong lúc các cơ quan chức năng đang giải quyết vụ việc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng 02 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa chất cấm với các thông tin nêu trên. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân buôn bán sản phẩm có các thông tin nêu trên, đề nghị thông báo cho cơ quan chức năng của địa phương để xử lý theo quy định.
An Lê
Theo vietnamdaily.net.vn
Tự bảo vệ bản thân trước thức ăn đường phố
Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có trên 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Trong đó, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn nguy hại chiếm phần lớn và lây lan chủ yếu bằng con đường thực phẩm ăn uống, như E.coli, tả, thương hàn...
Vi khuẩn lưu hành, tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau và thức ăn đường phố được coi là những ổ vi khuẩn nguy hiểm nhất.
Theo các cơ quan chức năng, có đến 70% thức ăn đường phố không an toàn, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nguy hại tới sức khỏe và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng. Nguyên nhân chính là do nguồn nguyên liệu bị nhiễm bẩn; điều kiện chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo an toàn; bày bán đồ ăn dưới lòng lề đường đầy khói, bụi, ruồi bọ, vi khuẩn...
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, qua thanh tra 50 cơ sở bán thức ăn đường phố, đặc biệt là cửa hàng đồ nướng, lấy mẫu, kiểm nghiệm về chất gây ung thư, tỷ lệ dương tính lên đến 11,8%. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt một bộ phận giới trẻ, các quán nướng vỉa hè phát triển mạnh trên địa bàn TP và được đông đảo thực khách lựa chọn.
Tuy nhiên, nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quá trình sơ chế qua loa, khâu vệ sinh dụng cụ tạm bợ... là những mối nguy hại tiềm ẩn từ đồ nướng vỉa hè. Các quán nướng tập trung nhiều trên những tuyến phố như Ngọc Lâm (quận Long Biên), Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng), Nguyễn Thái Học (quận Ba Đình)... luôn đông khách vào các buổi chiều tối. Thực phẩm gồm đủ loại từ chân gà, nầm, lòng, dạ dày, cổ hũ... đến tôm, cua, cá, mực được tẩm ướp phụ gia trông rất bắt mắt. Tuy thực phẩm được chế biến ngay trên vỉa hè bụi bặm nhưng các bạn trẻ vẫn rất thích thú và không mấy quan tâm đến việc có an toàn hay không.
Không nhiều thực khách quan tâm tới việc các quán đồ nướng vỉa hè đã thực hiện sơ chế kỹ càng, bảo quản đúng cách hay chưa?
Theo bà Hoàng Thị Minh Thu - Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, nội tạng là nguyên liệu đòi hỏi phải sơ chế, rửa thật sạch, nếu làm qua loa, những loại ký sinh trùng và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, gây nên một số loại bệnh nguy hiểm như bệnh tả, viêm gan, thương hàn, tiêu chảy... Do đó khó khẳng định các nguyên liệu nội tạng và các loại rau củ đã được các quán đồ nướng vỉa hè sơ chế kỹ càng, bảo quản đúng cách hay chưa. Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy từ đầu năm đến tháng 8-2019, toàn quốc đã xảy ra 42 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.372 người mắc, 1.361 người phải nhập viện, 9 người tử vong.
Hầu hết những người đang sử dụng thức ăn đường phố tỏ ra không mấy quan tâm về những chuyện liên quan đến nguồn gốc thực phẩm. Họ cho đó là điều bình thường, không có gì bất ngờ, tất cả đều có thái độ sống chung với lũ. Vì thế, sở Y tế Hà Nội khuyến cáo khi chưa chắc chắn về chất lượng thực phẩm, người tiêu dùng không nên sử dụng thực phẩm tại những nơi không bảo đảm vệ sinh.
Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc có nguyên nhân từ thức ăn đường phố, cơ quan chức năng cần quy hoạch các khu ăn uống cho người bán hàng, đồng thời tăng cường kiểm tra chất lượng thực phẩm vỉa hè, kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm an toàn thực phẩm.
Thái Yên
Theo PLXH
Đảm bảo an toàn thực phẩm trong các sản phẩm nước đóng chai Nước đóng chai là sản phẩm thiết yếu được sử dùng trực tiếp vào cơ thể hàng ngày nên luôn nằm trong nhóm sản phẩm cần tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về ATTP của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế). Nhưng nước đóng chai thật sự có an toàn vẫn luôn là sự quan tâm của người tiêu dùng....