Việc làm và học phí là ưu tiên hàng đầu khi chọn trường
Phần đông phụ huynh và thí sinh đều quan tâm tới tỉ lệ việc làm sau khi tốt nghiệp và mức học phí khi đăng ký xét tuyển và các trường CĐ, ĐH tới đây.
Cac thi sinh va gia đinh rât quan tâm tơi mưc hoc phi va tỉ lê viêc lam khi tham dư tư vân tuyên sinh, hương nghiêp.
Lựa chọn trường có tỉ lệ việc làm từ 80% trở lên
Tai Ngay hôi tư vân tuyên sinh-hương nghiêp 2019, em Nguyễn Minh Ha (Nam Đinh) chia sẻ: “Em dự kiến đăng ký vào khoa tiếng Đức hoặc tiếng Pháp nhưng em vẫn băn khoăn là việc học tiếng Đức có khó hơn tiếng Anh hay không? Nên đăng ký trường nào để có cơ hội việc làm sau khi học ra trường nhanh nhất?”.
Sau khi được tư vấn của giao viên ĐH Hà Nội và ĐH Quốc gia Hà Nội, hoc sinh đa đươc biết, cac ngoai ngư ma em muôn hoc đêu là nhưng ngoại ngữ quan trọng, co cơ hội việc làm đa dạng như biên dịch, phiên dịch, giáo viên ngoại ngữ hoặc làm cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, hoc sinh cân rât cân nhăc, bơi tiếng Đức và Pháp là ngành có điểm thuộc hàng cao nhất, điểm trúng tuyển năm 2018 là 29 đến 35 điểm của tổ hợp môn Toán-Ngữ văn-Tiếng Anh (nhân đôi hệ số) cơ hội cạnh tranh giữa các thí sinh là rất lớn.
Bên canh đo, năm 2019 dự kiến số thí sinh dự thi nhiều hơn năm trước, kiến thức gộp cả lớp 11 và lớp 12 nên mức độ cạnh tranh sẽ khốc liệt. Dù là học sinh chuyên ban D nhưng Nguyên Minh Ha khiêm tốn cho rằng, mình chi tự tin khoảng 50% để chinh phục khoa tiếng Pháp của một trong hai trường đào tạo ngoại ngữ lớn ở Hà Nội.
Em Lê Hoang Minh (Thai Nguyên) sau khi dạo một vòng qua các gian hàng của Ngay hôi tư vân tuyên sinh-hương nghiêp 2019 cho biết se quyết định chọn ngành Công nghệ thông tin Việt-Nhật của ĐH Bách khoa Hà Nội.
“Theo tìm hiểu, năm 2018 ngành này lấy điểm chuẩn đầu vào là 25,35 tổ hợp các môn khối A và A1. Em đăng ký tổ hợp môn khối A1 gồm Toán-Vật lý-Tiếng Anh. Điều mà em rất tâm đắc chính là cơ hội việc làm sau khi học xong ra trường. Nếu mình học và thực hành tốt, sẽ có các công ty đến tận trường để nhận và đặt hàng sinh viên về làm. Còn không thì mình cũng sẽ nhờ sự giới thiệu của nhà trường để tìm cho mình doanh nghiệp làm việc phù hợp với năng lực của sinh viên. Em cũng hoàn toàn yên tâm vì thấy tỉ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp một năm thường là từ 95% trở lên”, Minh chia se.
Cân đối bài toán học phí
Video đang HOT
Em Hoang Ngoc Anh (Ninh Binh) đa cùng cả lớp thuê ô tô để lên Hà Nội tham gia Ngay hôi tư vân tuyên sinh-hương nghiêp 2019, đê được trực tiếp lắng nghe các thầy cô giáo đại học tư vấn, định hướng.
“Em học khối A, muốn xét vào các ngành về kinh tế, viễn thông, máy tính… nhưng hầu hết các ngành này đều có mức học phí khá là cao và chi phí cho học tập cũng rất lớn. Trong khi gia đình em không mấy khá giả, bố mẹ phải nuôi 3 anh em ăn học nên vấn đề học phí được đặt lên hàng đầu với em lúc này”, Ngoc Anh cho biêt.
Khi đến các gian tư vấn, Ngoc Anh va cac ban luôn quan tâm đến mức học phí trước, dù nguyện vọng muốn được theo học những trường đại học tôp đầu, có danh tiếng trong đào tạo nhưng nêu mức đóng góp cho học tập quá cao thi cung rât kho khăn cho gia đinh cac em.
Do đó, cac em hương sư lựa chọn đến với các trường có mức học phí trung bình từ 4-6 triệu/học kỳ đủ để gia đình em trang trải và yên tâm theo học như ĐH Thương mại, ĐH Thủ đô…
Dù gia đình không ơ mưc khó khăn, nhưng chị Nguyên Phương Anh (Hà Nội) cho biêt khi cùng con tìm hiểu về chương trình học của các trường, chi luôn hỏi rõ học phí và khoản đóng góp của con trong cả 4 năm học Đại học đê con biêt bô me co thê đâu tư cho con ơ mưc đô nao.
“Qua tìm hiểu, tôi thấy nhiều trường có chương trình học đào tạo chất lượng cao, hoàn toàn bằng tiếng Anh và đưa sinh viên đi thực tập ở nước ngoài với mức tiền không quá lớn 80-100 triệu/năm học. Tôi biết hiện nay nhiều trường ĐH có mức học phí rất cao như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương; ĐH Quốc gia Hà Nội… Nhưng nhìn vào số lượng chương trình, kiến thức, hoạt động và nhất là tỉ lệ xin việc ngay sau khi tốt nghiệp thì tôi lại hoàn toàn yên tâm khi chịu mức học phí lớn nhưng đổi lại cho con có được một tương lai và tấm bằng đại học đảm bảo sau này. Ngoài ra, nếu so với việc cho con em mình đi du học ở nước ngoài thì lựa chọn này sẽ tiết kiệm hơn và vẫn sẽ thành công không kém gì các bạn du học sinh.”, chị Nguyên Phương Anh chia sẻ.
PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Đại học Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) khuyên các thí sinh va gia đinh nên chọn ngành phù hợp với bản thân thi sinh thay vì chọn ngành học “hot”. Không ít trường hợp sinh viên năm thư 2, thư 3 phải thôi học vì không đủ điều kiện kinh tế tiếp tục duy trì học tập. Khi chọn ngành cần cân nhắc đến yếu tố học phí có thể chi trả và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Đây là những kiến thức nằm lòng mà bất kể thí sinh đều phải nắm chắc và suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi đăng ký xét tuyển tới đây.
Nhât Nam
Theo baochinhphu
Đại học muốn tự chủ phải công khai tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm
Ngoài việc được tự xác định mức học phí, các trường sẽ được chủ động mở ngành đào tạo khi đáp ứng đủ điều kiện của Luật Giáo dục.
Chiều 19/11, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) với hơn 84% đại biểu có mặt tán thành.
Theo luật này, các trường thực hiện quyền tự chủ khi đã thành lập hội đồng trường; đã được công nhận đạt chuẩn bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp; đã ban hành và thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng do nhà nước quy định...
Các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ phải công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản của các trường gồm ban hành và thực hiện các quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, tài sản; thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên...
Các đại học công lập đáp ứng điều kiện nói trên và tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên thì được tự chủ xác định mức học phí. Các trường còn lại xác định học phí theo quy định của Chính phủ.
"Việc xác định mức thu học phí phải căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo", luật quy định.
Quốc hội thông qua luật Giáo dục đại học sửa đổi. Ảnh: Trung tâm báo chí QH
Cơ sở phải công khai chi phí đào tạo, học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản dịch vụ khác cho lộ trình cả khoá học và từng năm học đi kèm thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử; có trách nhiệm trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ sinh viên khó khăn.
Các trường được chủ động mở ngành đào tạo
Trước đây, hầu hết các nội dung liên quan chuyên môn (như xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nội dung, chương trình đào tạo, tổ chức và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học...) đã được giao cho các trường tự quyết định, trừ việc mở ngành đào tạo.
Dự thảo Luật lần này mở rộng quyền tự chủ, cho phép các trường đáp ứng đủ điều kiện thì được tự mở ngành đào tạo ở tất cả các trình độ của giáo dục đại học, trừ lĩnh vực sức khỏe, giáo viên và an ninh, quốc phòng.
Theo điều 33, điều kiện để mở ngành đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ là ngành mới mở phải phù hợp nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, cả nước, của từng lĩnh vực; có đội ngũ giảng viên, cán bộ cơ hữu đủ số lượng, chất lượng; có cơ sở vật chất, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu; có chương trình đào tạo theo quy định.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết điều kiện mở ngành.
Nếu trường tự mở ngành khi chưa bảo đảm điều kiện sẽ bị đình chỉ hoạt động đào tạo đối với ngành đó và bị cấm mở ngành trong 5 năm.
Luật cũng nêu rõ, trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được đánh giá chất lượng để đảm bảo đầu ra và quyền lợi của người học, nếu không đạt sẽ phải dừng tuyển sinh.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.
Chủ tịch Hội đồng trường không cần là tiến sĩ
Đối với tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường, luật quy định, đây phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín; có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học, đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ.
Chủ tịch hội đồng trường do hội đồng trường bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và được cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận; trường hợp thành viên bên ngoài trúng cử thì phải trở thành cán bộ cơ hữu của trường; chủ tịch hội đồng trường không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý trong trường...
Uỷ ban Văn hoá Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho biết, đây thực chất là chức danh quản trị, đòi hỏi phải có uy tín cả trong và ngoài trường nhưng không nhất thiết phải có học vị tiến sĩ, có uy tín khoa học như đối với hiệu trưởng.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Quốc hội bàn việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục Việc tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT là cần thiết để điều chỉnh việc dạy học và đánh giá kết quả của quá trình giáo dục phổ thông. Chiều 8-11, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo về việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục; giải...