Việc học thêm dạy thêm đối với học sinh cấp 2, cấp 3 ở Hải Dương được quy định thế nào?
Công văn nêu rõ: Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm và không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục…
Mới đây Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn về việc hướng dẫn dạy thêm học thêm chương trình phổ thông trong các trường THCS, THPT năm học 2020-2021 gửi các trường THPT, phòng GD&ĐT và Trung tâm GDNN- GDTX toàn tỉnh.
Theo đó, chỉ dạy thêm khi học sinh có nhu cầu, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau và chỉ tổ chức dạy thêm đối với các lớp đã sắp xếp học sinh có cùng lực học.
Công văn về việc hướng dẫn dạy thêm học thêm chương trình phổ thông trong các trường THCS, THPT năm học 2020-2021. Ảnh: Đ.Tùy
Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm và không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá. Không dạy thêm tất cả các buổi/tuần để học sinh có thời gian tự học, tự nghiên cứu, tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm, hướng nghiệp, học nghề phổ thông hoặc tham gia các hoạt động khác…
Không tổ chức dạy thêm học thêm các bộ môn văn hoá trong nhà trường vào các buổi tối, ngày Chủ nhật và các ngày lễ theo quy định. Việc bố trí thời khóa biểu học thêm đảm bảo giúp học sinh được lựa chọn môn học thêm đúng nguyện vọng và các điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh đến trường học thêm.
Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn đăng ký vào các lớp phù hợp, được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý, trực tiếp ký, ghi cam kết vào đơn và chịu trách nhiệm cam kết. Riêng giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đó cam kết hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ được giao, thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm học thêm và cam kết nâng cao chất lượng học thêm của học sinh.
Học sinh THCS, THPT có nguyện vọng học thêm phải viết đơn đăng ký vào các lớp phù hợp và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Ảnh: Đ.Tùy
Công văn cũng nêu rõ: Hiệu trưởng các nhà trường là người tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh và đơn xin dạy thêm của giáo viên. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức, quản lý, kiểm tra việc học thêm dạy thêm trong nhà trường đảm bảo đúng mục đích, quy định và quyền lợi người học, người dạy; Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về dạy thêm học thêm…
Video đang HOT
Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào số lượng học sinh đăng ký học thêm xây dựng phương án thu, chi (bao gồm cả phần kinh phí thực hiện nghĩa vụ) làm căn cứ thỏa thuận với cha mẹ học sinh theo hướng thu bù chi.
Riêng tiền dạy thêm được quản lý sử dụng như sau: Thực hiện theo quy định đối với hoạt động dịch vụ có thuế. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm thanh quyết toán theo các quy định hiện hành về quản lý các khoản thu trong nhà trường và chịu sự kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Đặc biệt, trước khi tổ chức dạy thêm, học thêm, các đơn vị gửi kế hoạch chi tiết về Sở GD&ĐT (đối với cấp THPT) và Phòng GD&ĐT (cấp THCS).
Lãnh đạo trường cấp 2 Đống Đa kêu khó xử lý giáo viên dạy thêm ngoài trường
Theo lãnh đạo Trường Trung học cơ sở Đống Đa, giáo viên đủ điều kiện được dạy thêm bên ngoài, còn họ dạy ai như thế nào do trung tâm, trường khó xử lý.
Triển khai nhiệm vụ đầu năm học, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội nhiều lần quán triệt về việc dạy thêm, học thêm ở cấp trung học cơ sở. Lãnh đạo Sở khẳng định, hiệu trưởng trường nào nếu để diễn ra việc dạy thêm học thêm trái với quy định sẽ bị xử lý nghiêm.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở cũng lưu ý một số trường hợp biến tướng cần phải được chú trọng, trong đó có việc một số giáo viên đưa học sinh ra học thêm ở trung tâm mà mình trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tạo nên một số vấn đề tiêu cực không đáng có.
Thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có những quy định cấm giáo viên đưa học sinh chính khóa ra trung tâm dạy thêm và lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng quán triệt rất rõ, nhưng vẫn nạn dạy thêm vẫn diễn ra tràn lan tại không ít trường trung học cơ sở trên địa bàn Thủ đô.
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, nhiều giáo viên Trường Trung học cơ sở Đống Đa "kéo" học sinh chính khóa ra ngoài trung tâm bên ngoài trường dạy thêm, học thêm gây bức xúc trong phụ huynh.
Đáng nói, phụ huynh khối 6 Trường Trung học cơ sở Đống Đa bức xúc trước việc giáo viên chủ nhiệm "tiếp thị" phụ huynh ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm học về lớp bồi dưỡng văn hóa 1 tuần 4 buổi với mức học phí 120 đồng/buổi thời gian 1,5 giờ.
Tình trạng không ít giáo viên Trường Trung học cơ sở Đống Đa đưa học sinh ra học thêm ở trung tâm mà mình trực tiếp đứng lớp giảng dạy không phải chỉ một địa điểm mà xuất hiện trong nhiều ngõ, ngách quanh ngôi trường này.
Trở lại câu chuyện dạy thêm, học thêm tại Trường Trung học cơ sở Đống Đa, thông tin mới nhất phóng viên có được, phụ huynh một số lớp xác nhận, nhiều lớp dạy thêm phụ huynh đã nhận được thông báo dừng học thêm từ giáo viên chủ nhiệm, trung tâm dạy thêm.
Phóng viên cũng liên hệ với cô Đinh Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Đống Đa về việc có nắm được việc giáo viên của trường dạy thêm tại một số địa chỉ không biển bảng, có dấu hiệu trung tâm trá hình.
Cô Đinh Thị Vân Hồng, người chịu trách nhiệm cao nhất lại không trả lời mà đề nghị phóng viên làm việc với Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Một địa điểm tổ chức dạy thêm cho học sinh Trường Trung học cơ sở Đống Đa trong ngõ phố Lương Định Của. Ảnh: V.P.
Làm việc với phóng viên, cô Đặng Thanh Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Đống Đa xác nhận một số hình ảnh phóng viên cung cấp giáo viên dạy thêm bên ngoài trung tâm là giáo viên của trường.
Lãnh đạo Trường Trung học cơ sở Đống Đa cho rằng, theo quy định giáo viên hoàn thành nhiệm vụ, có chuyên môn, năng lực sẽ được nhà trường tạo điều kiện được dạy thêm tại các trung tâm bồi dưỡng văn hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Cô Đặng Thanh Phúc cho rằng: "Bên ngoài nhà trường, Ban giám hiệu rất khó kiểm soát đối với giáo viên của trường tham gia dạy tại trung tâm dạy học sinh chính khóa hay không.
Cũng có thể học sinh thấy giáo viên dạy trên lớp có dạy ở trung tâm nên đăng ký học giáo viên đó. Học sinh đăng ký tự nguyện với trung tâm.
Chính vì vậy khó cho nhà trường, ban giám hiệu không có chức năng hay thẩm quyền đi kiểm tra những trung tâm dạy thêm mà giáo viên đăng ký tham gia".
Học sinh lớp 7A11 Trường Trung học cơ sở Đống Đa học thêm tại địa chỉ số 12 ngách 5/2 phố Hoàng Tích Trí. Ảnh: V.P.
Lãnh đạo Trường Trung học cơ sở Đống Đa cũng cho hay, nhà trường cũng khó xử lý nếu không có chứng cứ giáo viên ép buộc hay đưa học sinh chính khóa ra trung tâm dạy thêm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nhà trường đồng ý cho bao nhiêu giáo viên ra ngoài trung tâm dạy thêm, cô Đặng Thanh Phúc cho biết, nội dung này hiệu trưởng nhà trường nắm rõ, văn phòng nhà trường không lưu.
Đáng chú ý, theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng như phụ huynh cung cấp thông tin, tại địa chỉ số 12 ngách 5/2 phố Hoàng Tích Trí (Ba Đình, Hà Nội) được cho là trung tâm Tràng An tổ chức dạy thêm.
Ngay sau khi thông tin phụ huynh phản ánh đến cơ quan báo chí, tại địa điểm tổ chức dạy thêm này đã tạm dừng hoạt động dạy thêm, học thêm.
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, tại địa điểm trên tổ chức cho một số lớp khối 6, khối 7 Trường Trung học cơ sở Đống Đa học thêm không thấy công khai lịch học, lớp học, học phí, giáo viên như theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tại một số địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm trong những ngõ, ngách một số tuyến phố quanh Trường Trung học cơ sở Đống Đa như phố Lương Định Của, phố Phương Mai cũng không khai lịch học, lớp học, học phí, giáo viên.
Địa điểm tổ chức dạy thêm tại số 12 ngách 5/2 phố Hoàng Tích Trí có một bảng biển trung tâm bôi dưỡng văn hóa sau bụi cây. Ảnh: V.P.
Tìm hiểu của phóng viên cũng như phụ huynh Trường Trung học cơ sở Đống Đa cung cấp mức học phí 120.000 đồng/ca/1,5 giờ. Bình quân một lớp dao động từ 20-25 học sinh.
Như vậy, tính ra số tiền một ca trung tâm và giáo viên sẽ thu về từ từ 2,4 triệu đồng đến 3 triệu đồng cho thời gian giảng dạy 1,5 giờ.
Nếu như theo lịch học thêm của một học sinh lớp 6A7 Trường Trung học cơ sở Đống Đa học thêm tại Trung tâm Tràng An do giáo viên trên lớp trực tiếp dạy tại trung tâm, một tuần sẽ học 4 buổi. Như vậy, một học sinh sẽ phải bỏ ra số tiền 480.000 đồng/tuần, một tháng sẽ là trên 1,9 triệu đồng tiền học thêm.
Vì sao học thêm, dạy thêm vẫn tràn lan ở nhiều cấp học? Tình trạng học thêm, dạy thêm ở nhiều cấp học vẫn tràn lan, thiếu sự kiểm soát ngay từ đầu năm học. Đáng nói, nguyên nhân không chỉ đến từ nhu cầu đơn thuần của học sinh. Học sinh tiểu học, trung học cơ sở có cần thiết học thêm? Từ lâu dạy thêm, học thêmluôn là vấn đề gây nhiều ý kiến...