Việc cần làm khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết
Điều đặc biệt nguy hiểm là sốt xuất huyết là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em.
Ảnh minh họa: Internet
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Bệnh có hai thể (sốt dengue và sốt xuất huyết dengue), xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh, xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa.
Biểu hiện của bệnh:
Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong)
Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
Video đang HOT
Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
Có thể có nổi mẩn, phát ban.
Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%)
Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết:
Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:
Nằm nghỉ ngơi.
Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.
Dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.
Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.
Khi bị một trong 2 triệu chứng trên, cần đi khám và có sự tư vấn điều trị kịp thời.
Theo TPO
Năm 2016: Sẽ có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết
Dự kiến đến năm 2016, đơn vị Sanofi Pasteur (Pháp) sẽ cho ra mẻ vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới.
Ảnh minh họa.
Thông tin trên vừa được đưa ra tại buổi gặp gỡ báo chí để công bố về việc Việt Nam hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết, diễn ra vào ngày 15/6 tại tỉnh Đồng Tháp.
Theo đó, vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết đã được nghiên cứu xong ở châu Á và cho kết quả khả quan. Ngoài ra, nó còn đang được nghiên cứu giai đoạn ba ở châu Mỹ La tinh về tính hiệu quả.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày 10/6, cả nước có 10.217 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 7 trường hợp tử vong, tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.
Bên cạnh ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân còn chưa cao, sự chỉ đạo của các ban ngành liên quan chưa triệt để thì sự biến đổi khí hậu với những tác động có liên quan đến thời tiết đang là yếu tố chính khiến sốt xuất huyết diễn biến phức tạp. Khác với các tỉnh phía Bắc sốt xuất huyết chỉ xảy ra vào thời điểm mùa thu, khu vực phía Nam bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nên công tác phòng chống đang gặp không ít khó khăn.
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng ngừa và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu (chỉ điều trị triệu chứng, biến chứng).
Do đó, để phòng chống bệnh sốt xuất huyết phải thường xuyên thay nước lọ hoa, thay muối hoặc Abate vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh; loại bỏ các vật liệu phế thải, hố nước tự nhiên; lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng đến để không cho muỗi đẻ trứng; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Người dân cần tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch. Ngoài ra, khi có dấu hiệu bị sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở Y tế để được khám và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.
Theo Vnmedia
Năm 2016 sẽ có vắc xin sốt xuất huyết Dự kiến đến năm 2016, đơn vị Sanofi Pasteur (Pháp) sẽ cho ra mẻ vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới. Nhiều công trình thi công gây cản dòng chảy, tù đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi - Ảnh: Thanh Tùng Thông tin trên vừa được đưa ra tại buổi gặp gỡ báo chí sáng 10.6...