Viber muốn bán mình cho một công ty châu Á
Công ty sở hữu Viber đang bị đồn là sẽ bán mình cho một công ty nhắn tin ở châu Á với giá 400 triệu USD, theo một tin đồn mới được lan truyền trong giới công nghệ.
Công ty Viber Media , đơn vị sở hữu ứng dụng nhắn tin hàng đầu trên PC và di động đang có cuộc thảo luận về việc mua lại với giá từ 300 đến 400 triệu USD, theo tờ Calcalist. Nguồn tin từ Globes thì lại cho biết là giá có thể lên tới 500 triệu – 600 triệu USD.
Tờ Haaretz thì cho biết 6 tháng trước đây, Viber đã nhờ ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tìm người mua cho mình.
Viber là một ứng dụng nhắn tin nổi tiếng có khoảng 200 triệu người sử dụng (số liệu tháng 5/2013).
Theo Calcalist, các nhà sáng lập của Viber Media chưa hề gọi vốn đầu tư kể từ khi thành lập công ty và đang tham dự cuộc thương thuyết về sát nhập với một “Công ty tin nhắn hàng đầu châu Á”, tại quốc gia có tới 67 triệu người dùng Viber.
Tên của công ty trên không được tiết lộ, nhưng hiện tại ở châu Á đang có một số công ty nhắn tin lớn như Tencent (sở hữu WeChat/QQ), Line, Kakao Talk, hoặc thậm chí là Samsung với ứng dụng ChatON.
Video đang HOT
Viber ra mắt ứng dụng vào cuối năm 2010. Hiện tại ứng dụng này đã có mặt trên các hệ điều hành Windows, Mac, iOS, Android, Bada, Nokia S40, Symbian, Windows Phone.
Theo PLXH/Tech Eu
Bước ngoặt mới của cuộc đua OTT
Vào những ngày cuối cùng của năm 2013, Viber đã chính thức hiện diện tại Việt Nam bằng một sự kiện âm nhạc tại Tp.HCM...
Điều gì sẽ xảy ra với cuộc đua OTT (Viber - nhà mạng - Zalo) năm 2014 vẫn là một ẩn số.
Vào những ngày cuối cùng của năm 2013, Viber đã chính thức hiện diện tại Việt Nam bằng một sự kiện âm nhạc tại Tp.HCM. Cuộc đua OTT nóng trở lại sau khi thế "tam mã - Zalo, Line, Kakao Talk" ngã ngũ từ 6 tháng trước.
Vào đúng đêm Giáng sinh (24/12/2013), một sự kiện âm nhạc được tổ chức tại Phú Mỹ Hưng, Tp.HCM với nhà tài trợ chính là Viber (OTT đến từ Israel).
Cuối tháng 11/2013, tài khoản Twitter của Tổng giám đốc Viber, ông Talmon Marco thông báo: "8 triệu người dùng tại Việt Nam. 0 USD quảng cáo". Đây là màn dạo đầu cho việc ứng dụng này thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, theo các thông tin của giới quảng cáo, hãng này đã âm thầm thuê các công ty marketing, đại lý quốc tế và trong nước để làm truyền thông. Viber sẽ chính thức đổ tiền để làm thương hiệu, sau khi ra mắt các gói gọi điện thoại quốc tế tính phí.
Trước khi Viber bước vào cuộc chiến tại Việt Nam, cuộc đua tam mã giữa Zalo - Line - Kakao Talk đã ngã ngũ. Từ một "kẻ tay mơ" tưởng như không có cửa trong cuộc đua, Zalo - OTT Việt Nam duy nhất trên thị trường đã vượt qua Line (Nhật Bản) và Kakao Talk (Hàn Quốc) và đứng đầu về nhắn tin miễn phí với hơn 7 triệu người dùng vào cuối năm 2013 và hơn 77 triệu SMS gửi đi mỗi ngày. Trong khi đó, Line ở vị trí thứ 2 với hơn 4 triệu người dùng, Kakao Talk đã âm thầm rời cuộc chơi sau canh bạc quảng cáo trăm tỷ trên truyền hình thất bại.
Theo dõi sát thị trường OTT trong hơn một năm nay, một chuyên gia công nghệ thông tin cho biết, Viber sẽ đổ tiền mạnh, quảng cáo cho các gói gọi điện quốc tế giá rẻ mới ra mắt của mình.
"Trong hơn một năm nay, từ khi được nhiều người Việt sử dụng, Viber là ứng dụng hàng đầu nhằm tiết kiệm chi phí cho người dùng có nhu cầu gọi điện quốc tế. Khi ra mắt gói Viber Out cho phép gọi cố định, họ đang muốn mở rộng thêm &'miếng bánh' này", ông này nói.
Chuyên gia về phần mềm này cho rằng, thế mạnh của Viber là gọi điện quốc tế và OTT đến từ Israel muốn xóa bỏ cách dùng điện thoại đường dài đắt đỏ hiện nay của các nhà mạng để chuyển sang Viber với sự hỗ trợ của 3G và Wifi.
Trên thực tế, trước khi đổ bộ vào Việt Nam, Viber được biết đến nhiều nhất nhờ tính năng gọi quốc tế miễn phí và đây cũng là điểm khiến các nhà mạng Việt Nam rất đau đầu. Doanh thu cả nghìn tỷ đồng mà họ than phiền bị thiệt hại có phần rất lớn đến từ Viber.
Chính vì thế, sự hiện diện của OTT Israel không chỉ làm nóng cuộc chiến với các ứng dụng nhắn tin miễn phí mà còn tăng nhiệt mối quan ngại của những ông lớn viễn thông như Viettel, MobiFone, VinaPhone.
Trong khi đó, Zalo - OTT duy nhất của Việt Nam lại nổi tiếng về SMS miễn phí với rất nhiều tính năng đa dạng. Điểm đặc biệt nổi trội của OTT nội địa là khả năng nhắn tin, nhanh và ổn định trên mọi hạ tầng viễn thông 2G-2,5G-3G và Wifi. Đây là yếu tố được người dùng Việt Nam đánh giá cao nhất vì với mạng 3G chập chờn, khả năng nhắn tin miễn phí ổn định là một nhân tố quan trọng hàng đầu.
Bên cạnh đó, với hệ thống sticker đa dạng, đúng trào lưu cùng với tính năng vẽ hình khi nhắn tin, Zalo đạt mức trung bình 11 SMS/ người dùng/ngày - cao gấp 5 lần các OTT khác trên thị trường.
Trong khi Viber mạnh về thoại, Zalo có ưu điểm về SMS, Line hầu như đã yên phận với vị trí của mình tại Việt Nam và tập trung vào mảng thương mại như bán sticker, vật phẩm, level cho game. Cũng vì thế, các chuyên gia dự báo thị trường Việt Nam sẽ có đất cho cả 2 OTT Viber và Zalo.
"Khi Zalo đạt 2 triệu, Viber có 3,5 triệu người dùng; còn khi Viber công bố hơn 8 triệu, Zalo đã là 7 triệu. Khoảng cách 1 triệu người dùng có thể bị nhanh chóng khỏa lấp với sự tăng trưởng mạnh mẽ của OTT trong nước. Nhưng khi Viber chính thức vào thị trường Việt Nam để quảng bá, cuộc đua sẽ khác đi", anh Ngô Thế Đạt -lập trình viên một công ty phần mềm ở Tp.HCM nhận định.
Trong khi đó, giới chuyên gia về công nghệ thông tin lại tính đến một nhân tố khác cho cuộc đua OTT: các ông lớn di động (Viettel, MobiFone, VinaPhone). Trên thực tế, do ảnh hưởng lớn trực tiếp đến doanh thu điện thoại quốc tế và sắp tới là gọi trong nước của các nhà mạng nên Viber đứng đầu trong danh sách "OTT thù nghịch".
Chính vì vậy, ứng dụng đến từ Israel dù đang đứng đầu về số lượng người dùng tại Việt Nam nhưng thế mạnh nổi trội của họ là thoại cũng tiềm ẩn rủi ro chất lượng bởi cần băng thông tốc độ cao. Với Zalo - họ sẽ làm gì để đương đầu với tính năng thoại của Viber vẫn chưa có câu trả lời bởi ứng dụng này trước đó tập trung lớn vào SMS.
Điều gì sẽ xảy ra với cuộc đua OTT (Viber - nhà mạng - Zalo) năm 2014 vẫn là một ẩn số.
Theo VnEconomy
Sắp có chính sách quản lí dịch vụ OTT Việt Nam không cấm các doanh nghiệp OTT (Over-the-top) hoạt động, nhưng chính sách quản lí sẽ yêu cầu họ phải có trách nhiệm đối với nhà mạng. Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son vừa yêu cầu Cục Viễn thông phải xây dựng xong chính sách quản lí các ứng dụng và doanh nghiệp OTT trong 6 tháng...