Vì sao Trung Quốc khoe hạm đội tàu ngầm hạt nhân?
Bắc Kinh khoe hạm đội tàu ngầm hạt nhân nhằm phô diễn khả năng chiến đấu của Trung Quốc, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ gia tăng.
Chưa từng có tiền lệ
Trong mấy ngày gần đây, Đài truyền hình nhà nước CCTV đã dành nhiều thời lượng phát sóng, đưa tin về các cuộc diễn tập và tập trận của hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Tân Hoa Xã ngày 29/10 đã công bố hình ảnh về các tàu ngầm hạt nhân thế hệ đầu tiên của Trung Quốc. Theo tờ Financial Times, đề án về các tàu ngầm hạt nhân này đã có từ vài chục năm trước, nhưng đây là lần đầu tiên các tàu này “được giải mật”. Global Times cho biết tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được hạ thủy năm 1970.
Trên People’s Daily trực tuyến ngày 29/10, Chuẩn Đô đốc Yin Zhuo cho biết lực lượng tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được thành lập vào những năm 1970 và được đặt tên là Đơn vị 9 theo lệnh của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Trong suốt 42 năm qua, tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất nước trước sự tấn công nước ngoài, với khả năng răn đe hạt nhân mạnh mẽ.
Cảnh cáo Nhật Bản?
Đã có đồn đoán rằng Bắc Kinh phát thông điệp cảnh báo Nhật Bản bằng cách lần đầu tiên công bố hình ảnh hạm đội tàu ngầm hạt nhân tại căn cứ Thanh Đảo.
Video đang HOT
Chuẩn Đô đốc Yin Zhuo thừa nhận việc công bố các bức ảnh của căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Bắc Hải sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các nước khác. Đó là lời cảnh báo đối với bất kỳ quốc gia nào có ý đồ tấn công Trung Quốc, chứ không riêng gì Nhật Bản. Ông này nói rằng việc đăng tải những hình ảnh về tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc (PLAN) không hề liên quan đến cuộc tập trận của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Du Wenlong, một nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh, nói với Global Times rằng có ba lý do chính khiến Trung Quốc công bố các bức ảnh về tàu ngầm hạt nhân.
Thứ nhất, Trung Quốc muốn nói với thế giới rằng hải quân nước này có khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân như các cường quốc khác. Thứ hai, tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm có thể mang đầu đạn hạt nhân và có thể phóng tới bờ biển phía tây nước Mỹ từ biển Bột Hải, có nghĩa là từ lãnh hải Trung Quốc.
Thứ hai các bức ảnh về tàu ngầm Type 092 Xia-class gửi một thông điệp mạnh mẽ đến thế giới rằng Trung Quốc tự tin trong công cuộc phát triển tàu ngầm.
Cuối cùng, Trung Quốc muốn các cường quốc khác biết rằng nước này có khả năng phát động một cuộc tấn công hạt nhân chống lại bất kỳ mục tiêu tiềm năng nào, nếu bị tấn công.
Trong những năm gần đây, Hải quân Trung Quốc đã tỏ ra tự tin hơn với các động thái phô trương sức mạnh. Hồi tháng 6, tàu chiến Trung Quốc đã bắt đầu tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ. Tháng 7, các tàu khu trục Trung Quốc lần đầu tiên đi qua eo biển ngăn cách Nga và Nhật Bản.
Một số hình ảnh về tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc:
Theo ĐS&PL
Cháy tàu ngầm hạt nhân Nga ở Viễn đông
Tàu ngầm hoạt động bằng năng lượng hạt nhân K-150 Tomsk của Nga đã bốc cháy khi đang được bảo trì tại bến tàu ở khu vực Primorye vùng Viễn đông, một nguồn tin tại trụ sở của Hạm đội Hải quân Nga cho hay.
Tàu ngầm hạt nhân K-150 Tomsk
Tuy nhiên, vì đang trong thời kỳ sửa chữa nên toàn bộ vũ khí đã được tháo dỡ từ trước và không có nguy cơ nhiễm xạ.
"Tình hình đang được kiểm soát. Nhưng chúng tôi có thể nói rằng mọi chuyện đã được cải thiện," nguồn tin cho biết.
Ngọn lửa bùng lên vào sáng nay (16/9) trong quá trình hàn, một phát ngôn viên tới từ Bộ Các tình trạng Khẩn cấp Nga cho biết, đồng thời nói thêm rằng 13 đơn vị cứu hỏa tới từ Hạm đội Thái Bình Dương và Bộ Các tình trạng Khẩn cấp đã có mặt tại hiện trường để dập lửa.
Theo một phát ngôn viên tới từ nhà máy Zvezda, đơn vị bảo dưỡng con tàu, ngọn lửa không gây ra một vụ nổ tại tàu và không có mối nguy hiểm cho các khu dân cư gần đó.
Tàu ngầm K-150 Tomsk, có thể mang theo 24 tên lửa dẫn đường, đã được đưa vào bến tàu vào năm 2010 vì một số vấn đề ở hệ thống làm lạnh của lò phản ứng hạt nhân.
Theo khampha
Sức mạnh đội tàu Nhật đang huấn luyện chung với Việt Nam Là những tàu huấn luyện và hộ tống nhưng 3 chiếc tàu của Nhật Bản đang thăm Đà Nẵng được trang bị đầy đủ thiết bị và vũ khí hạng nặng. Trong 3 tàu chuyến thăm Đà Nẵng lần này, tàu JDS Isoyuki (DD-127) thuộc lớp tàu khu trục đa năng thế hệ 3 Hatsuyuki của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản....